Vì sao cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh

Phiên 8-12 chứng kiến cổ phiếu nhóm ngân hàng dậy sóng, tăng mạnh sau chuỗi ngày giảm liên tiếp - Ảnh: BÔNG MAI

Ở phiên giao dịch hôm nay 8-12, các cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm chú ý, dòng tiền đổ vào mua mạnh. Trong top 5 mã chứng khoán dẫn đầu đẩy VN-Index đi lên có 3 gương mặt thuộc ngành ngân hàng, gồm TPB [TPBank], VCB [Vietcombank] và BID [BIDV].

Nhìn cổ phiếu TPB tăng trần [+6,9%] lên 51.100 đồng, chị Hải Yến [nhà đầu tư, TP.HCM] không khỏi tiếc nuối: "Mấy ngày trước giảm, tôi định mua nhưng do dự, giờ tím lịm luôn rồi". Theo tìm hiểu, không ít nhà đầu tư cũng hối tiếc khi đã bán các cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng "cắt lỗ" sai vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nhiều chuyên gia cho biết, sở dĩ dòng tiền đổ vào nhóm ngân hàng vì thông tin được nới "room". Trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng năm 2021 vừa công bố, Công ty Chứng khoán BIDV [BSC] cho hay Ngân hàng Nhà nước vừa nới room cho 11 ngân hàng. Trong đó có 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm TPBank [23,4%], Techcombank [22,1%], MSB [22%] và MBBank [21%]. Tính chung hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%.

Chứng khoán BIDV đánh giá, trong khi nhiều ngân hàng đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm, diễn biến trên giúp nhóm này có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới.

Cũng trong phiên hôm nay, cổ phiếu NVL [Novaland] và HVN [Vietnam Airlines] đã góp công lớn kéo thị trường tăng trưởng đáng kể.

Dù vậy, ở chiều đối lập, nhiều cổ phiếu trụ bị nhà đầu tư bán ra, rớt giá đáng kể, trong đó phải kể tới VIC [Vingroup], VHM [Vinhomes], HPG [Tập đoàn Hòa Phát], GEX [Gelex], VNM [Vinamilk], MSN [Masan]...

Diễn biến chỉ số các ngành có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi chỉ số ngành tài chính, năng lượng, hàng tiêu dùng, dịch vụ tiện ích, công nghiệp và bất động sản có phần đi lên, điều ngược lại diễn ra ở chỉ số ngành nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe.

Sau hai phiên mua ròng liên tiếp, đến phiên hôm nay khối ngoại đã đảo chiều rút ròng hơn 125 tỉ đồng, trong đó tập trung vào cổ phiếu TCH [Tài chính Hoàng Huy], HPG [Tập đoàn Hòa Phát], NVL [Novaland], SSI [Chứng khoán SSI], HDG [Tập đoàn Hà Đô]...

Chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index vẫn giữ được sắc xanh, tăng nhẹ 6,1 điểm [+0,42%] lên 1.452,87 điểm. Thanh khoản sàn HoSE tương đối yếu, rơi vào mức 21.611 tỉ đồng.

Ở rổ VN30, sắc xanh cũng được duy trì đến cuối phiên, tăng 3,45 điểm [+0,28%] lên mốc 1.516,16 điểm.

Sàn HNX và rổ HNX30 cũng tăng lần lượt 3,33 điểm [+0,75%] lên 449,74 điểm và 12,69 điểm [+1,71%] lên 755,42 điểm. Riêng sàn HNX có thanh khoản 3.574 tỉ đồng.

Trong ngày, sàn UPCoM cũng nhích nhẹ 0,44 điểm [+0,4%] lên 111,29 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chính đạt hơn 26.618 tỉ đồng, giảm 4% so với phiên trước, giảm gần 53% so với phiên thanh khoản kỷ lục xác lập vào ngày 19-11.

BÔNG MAI

Nhiều cổ phiếu ngân hàng bị giảm 8 - 15% trong vòng một tháng nay. Trong ảnh: nhân viên môi giới theo dõi thị trường - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi đó, dù bán ròng hơn 8.100 tỉ đồng trên toàn thị trường tính từ đầu năm đến nay nhưng khối ngoại lại mua ròng hơn 1.770 tỉ đồng cổ phiếu ngành ngân hàng. Ngân hàng cũng là ngành mà nhà đầu tư ngoại chi nhiều tiền nhất để sở hữu cổ phiếu [16,8 triệu tỉ đồng], tiếp đến là ngành thực phẩm đồ uống [10 triệu tỉ đồng], bất động sản [8,9 triệu tỉ đồng]…

Lo "nồi cơm" của ngân hàng vơi đi

Dù tình hình xung đột Nga - Ukraine được nhận định không tác động trực tiếp quá lớn đến nền kinh tế Việt Nam, vì thị trường này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro trong ngắn hạn khi xung đột kéo dài là áp lực lạm phát có thể tăng mạnh và sớm hơn so với dự kiến.

Bà Nguyễn Hoài Thu - giám đốc điều hành khối đầu tư chứng khoán và trái phiếu của VinaCapital [tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản lớn nhất tại Việt Nam với tổng giá trị trên 3,9 tỉ USD] - cũng cho rằng khi các lệnh trừng phạt kinh tế được áp dụng, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ đẩy giá nhiều mặt hàng cơ bản tăng cao, góp phần khiến lạm phát trở thành rủi ro ảnh hưởng danh mục đầu tư.

Với lo ngại lạm phát tăng, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi. Mặt khác, nhằm hướng dòng vốn vào sản xuất, phục hồi phát triển kinh doanh, Chính phủ đã định hướng cho các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong năm nay. Do vậy, biên lợi nhuận của các nhà băng có thể bị sụt giảm, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của các cổ phiếu "vua".

Trong vòng một tháng nay, giá cổ phiếu ngành ngân hàng bị sụt giảm mạnh, điển hình như MBB [MBBank], TCB [Techcombank], VCB [Vietcombank], OCB [Oricombank]… giảm từ 8 - 9%. Cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác có mức giảm hơn 10% như LPB [LienVietPostBank], CTG [VietinBank], HDB [HDBank]…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán SSI, diễn biến của thị trường chứng khoán VN trong giai đoạn qua cho thấy sức chống chịu với rủi ro khá tốt, ngay cả tác động từ việc Cục Dự trữ liên bang Hoa kỳ [FED] nâng lãi suất USD trong tháng 3 cũng có thể đã được phản ánh phần lớn.

Đặc biệt, việc mở cửa nền kinh tế từ ngày 15-3 được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện pháp kiểm soát giá của Chính phủ cũng được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả trước diễn biến tăng mạnh của giá hàng hóa, hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới quá trình phục hồi kinh tế.

Khối ngoại tăng gom cổ phiếu "vua"

Dù cho rằng danh mục đầu tư khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn bởi căng thẳng Nga - Ukraine, nhưng bà Nguyễn Hoài Thu cho biết đơn vị vẫn tập trung đầu tư cổ phiếu của các công ty thuộc những ngành có lợi thế cạnh tranh bền vững, hưởng lợi từ tăng trưởng dài hạn của kinh tế Việt Nam, bao gồm ngân hàng.

Do đó, khi thị trường giảm sâu sẽ là cơ hội để mua vào những cổ phiếu tốt với giá rẻ hơn. Trong thực tế, một số quỹ ngoại cũng liên tục gom cổ phiếu của các ngân hàng. Cụ thể, theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM [HoSE], ngày 8-3 nhóm quỹ Dragon Capital do bà Trương Ngọc Phương là đại diện đã mua 1,25 triệu cổ phiếu STB [Sacombank], nâng tỉ lệ sở hữu lên 95,2 triệu cổ phiếu, tương đương chiếm 5,05% vốn tại ngân hàng này.

Trước đó ngày 1-3, Dragon Capital cũng đã trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng Quân Đội [MBBank] sau khi mua 916.800 cổ phiếu MBB, nâng số lượng nắm giữ của nhóm quỹ Dragon Capital đối với cổ phiếu MBB lên gần 189,3 triệu cổ phiếu [hơn 5% vốn điều lệ của MBBank]. MBB thuộc top cổ phiếu có tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư của quỹ này.

Theo các chuyên gia từ Dragon Capital Việt Nam, năm 2022 hội tụ đầy đủ yếu tố tích cực của nhóm cổ phiếu "vua", như tín dụng dự báo được cải thiện, lợi nhuận bình quân toàn ngành dự báo đạt mức tăng 30% so với năm trước, một số ngân hàng đang triển khai việc bán vốn chiến lược, lợi nhuận đột biến ghi nhận từ việc bán bảo hiểm độc quyền, được chấp thuận nới room cho nhà đầu tư nước ngoài…

Bình luận về động thái liên tục mua ròng cổ phiếu VPB [VPBank] của khối ngoại, sau khi VPB thông báo điều chỉnh tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại từ 15% lên 17,5% vốn điều lệ, ông Huỳnh Minh Tuấn - giám đốc môi giới hội sở chứng khoán Mirae Asset, nhà sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT - cho rằng: "Với thị trường 98 triệu dân đi kèm nhiều dịch vụ tài chính chưa khai phá, ngân hàng là ngành rất hot".

Nơi trú ẩn của dòng tiền dài hạn

Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt, căng thẳng Nga - Ukraine và các diễn biến leo thang tiếp theo có thể làm thị trường chứng khoán rung lắc, nhưng mức độ tác động sẽ không quá tiêu cực bởi yếu tố căng thẳng không còn mang tính chất bất ngờ như ban đầu.

Ngành ngân hàng chiếm trên 30% vốn hóa của sàn HoSE - Ảnh: B.M.

Khi thị trường còn tiềm tàng bất ổn, việc duy trì tỉ lệ sức mua nhất định sẽ giúp nhà đầu tư có vị thế tốt hơn trong những nhịp sụt giảm giá cổ phiếu. "Dòng tiền dài hạn có thể trú ẩn vào cổ phiếu ngân hàng khi nhìn xa hơn vào câu chuyện tăng trưởng nửa sau 2022 và ảnh hưởng căng thẳng địa chính trị dần qua đi", nhóm phân tích của công ty chứng khoán này nhận định.

BÔNG MAI

Lan Hương   -   Chủ nhật, 27/02/2022 07:54 [GMT+7]

“Với một nền giá đã tăng khá cao trong năm 2021, năm nay, các nhà đầu tư cần tỉnh táo sàng lọc, chọn những cổ phiếu của doanh nghiệp có đà tăng trưởng lợi nhuận tốt và mức độ định giá hợp lý mới có nhiều cơ hội chiến thắng” là lời khuyên mà các chuyên gia khuyến nghị tại Tọa đàm: "Triển vọng đầu tư 2022 - FiinGroup Invest Summit". 

Ông Đào Phúc Tường, CFA – Chuyên gia tài chính nhận định: “Nền định giá ngân hàng rất cao so với quá khứ. Ngân hàng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của thị trường. Quan trọng là đối với ngành ngân hàng, nhà đầu tư có thể nhìn được tăng trưởng đó một cách rõ ràng. Còn nhiều ngành có thể tiềm năng tăng trưởng cao nhưng không nhìn thấy tăng trưởng rõ ràng”.

Ông Đào Phúc Tường, CFA – Chuyên gia tài chính cho rằng "Kì Đại hội cổ đông tới đây sẽ là điểm bản lề thu hút sự chú ý thị trường vào cổ phiếu ngân hàng".

“Có một số quan điểm cho rằng các ngân hàng ROE hiện nay quản lý rủi ro tốt hơn nên xứng đáng được giao dịch ở nền định giá tốt hơn so với quá khứ.

Tôi cho rằng quan điểm này đúng, nhưng ngược lại, yếu tố ROE các ngân hàng tăng một phần do quản lý tốt hơn nhưng phần nhiều ngân hàng sử dụng hệ số sử dụng nợ cao lên. Hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu tăng 10-11 lần.

Cái đó thể hiện điều gì? Lợi nhuận của các ngân hàng có tính rủi ro hơn trước các yếu tố bất lợi thị trường, ví dụ như nếu lãi suất tăng đột biến, thanh khoản thị trường giảm đột ngột, yếu tố đó sẽ được phản ánh vào định giá”, chuyên gia Đào Phúc Tường nhận định.

Định giá P/B ngành ngân hàng ở mức 2,4 lần. Nếu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng bình quân 20-25% trong năm 2022. Nếu giá cổ phiếu ngân hàng không tăng, cuối năm P/B ngân hàng quay về mức 1,8, tức là mất một năm cổ phiếu không mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.

Để giá cổ phiếu tăng, cần có yếu tố nào đó hút dòng tiền. Kì Đại hội cổ đông tới đây sẽ là điểm bản lề thu hút sự chú ý thị trường vào cổ phiếu ngân hàng. Thời gian qua một số tin tức rò rỉ ra về lợi nhuận ngân hàng khiến giá cổ phiếu nhóm này phản ứng khá tích cực.

Nếu nhìn vào dòng tiền, câu hỏi đặt ra là “Ngành ngân hàng đã hút được dòng tiền hay chưa?”. Nếu nhìn vào bản đồ nhiệt thì trong 2 tháng vừa qua tiền vào dòng tiền không tăng. Mặc dù giá có lên xuống theo ngày nhưng tỉ trọng dòng tiền hút vào ngành ngân hàng không tăng, thậm chí là nằm ở mức thấp so với cổ phiếu được coi là cổ phiếu vua trong quá khứ.

Bàn về triển vọng tăng trưởng năm 2022, bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính FiinGroup cho rằng: “Tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường có thể đạt mức 20% trong năm 2022 và thị trường sẽ chứng kiến sự “đổi chiều tăng trưởng” mạnh mẽ giữa các nhóm ngành. Đối với ngành ngân hàng, dự kiến sẽ vượt trội hơn so với khối doanh nghiệp phi tài chính.

Bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng nhóm phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ Thông tin Tài chính FiinGroup dự báo "Ngành ngân hàng được dự báo sẽ có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức 20 - 25% năm 2022".

Đây là điểm khác biệt so với năm 2021 khi lợi nhuận ngành ngân hàng tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng chung của thị trường.

Ngành ngân hàng được dự báo sẽ có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức 20 - 25% năm 2022 nhờ các yếu tố: tín dụng dự kiến tăng 14% với sự hồi phục kinh tế cùng gói kích thích của chính phủ; hệ số NIM tiếp tục duy trì kể cả khi lãi suất huy động tăng do các ngân hàng sẽ cắt giảm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp…”.

Video liên quan

Chủ Đề