Vì sao làm tượng đài lại mắc

Tượng đài Bác Hồ tại bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay.


Từ người mang án chung thân trong nhà tù thực dân…

Ông Huỳnh Văn Hoài sinh năm 1933 tại làng Tân Phú Thạnh [nay thuộc phường Ba Láng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ]. Ông từng là nhà báo, biên tập viên thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 1967, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài… Do tuổi cao, sức yếu lại mắc nhiều bệnh nguy hiểm nên hiện nay, nhà báo Huỳnh Văn Hoài nằm một chỗ, không giao tiếp được. Phóng viên TTXVN có dịp trò chuyện với ông khi còn khỏe mạnh cách đây gần 2 năm và được nghe ông kể nhiều chuyện về cuộc đời cũng như việc chọn vị trí đặt tượng đài Bác Hồ cho thành phố Cần Thơ.

Ông Hoài kể, ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đến năm 12 tuổi được các anh, các chú tin tưởng giao nhiệm vụ làm liên lạc cho mặt trận Việt Minh ở địa phương. Ông bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một lần tham gia phục kích đánh vào đoàn xe của địch hành quân trên lộ Đông Dương năm 1952 [Quốc lộ 1 ngày nay]. Bị tòa đại hình của chính quyền thực dân Pháp tại Cần Thơ tuyên án chung thân, ông Hoài lần lượt bị giam tại các khám lớn Cần Thơ, Sài Gòn, Hải Phòng. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông có tên trong danh sách trao trả tù binh tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Ra tù, ông được tổ chức tạo điều kiện cho đi học và tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, được bố trí công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Đến năm 1970, nhờ thông thạo nhiều ngoại ngữ, nhà báo Huỳnh Văn Hoài được cử sang công tác ở Bộ Ngoại giao, làm tùy viên văn hóa Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô và Trung Quốc.

“Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nguyện vọng trở về quê hương công tác của tôi đã được cấp trên đáp ứng. Tôi làm việc ở Sở Ngoại vụ Cần Thơ cho đến lúc nghỉ hưu”, ông Hoài nói.

… đến người chọn vị trí đặt tượng đài Bác Hồ

Đầu năm 1976, ông Huỳnh Văn Hoài cùng một Tổ công tác, trong đó có họa sĩ Song Văn, từng học Đại học Mỹ thuật Đông Dương - Hà Nội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang cũ [gồm thành phố Cần Thơ và hai tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang hiện nay] tin tưởng giao nhiệm vụ thiết kế, lựa chọn vị trí đặt tượng đài Bác Hồ.

Nhà báo Huỳnh Văn Hoài kể lại việc tìm vị trí đặt tượng đài Bác Hồ tại bến Ninh Kiều [ảnh chụp năm 2018 lúc ông còn khỏe mạnh, hiện nay ông bệnh nặng, không giao tiếp được]. Ảnh: TTXVN phát


Theo lời ông Hoài, chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lúc bấy giờ bàn bạc, thống nhất triển khai, vì đây cũng là nguyện vọng của nhân dân Cần Thơ và cả Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang đối với Tổ công tác cũng như bản thân ông.

Cũng theo ông Hoài, việc lựa chọn hình thức thể hiện tượng đài không khó, bởi nhóm đã có sẵn nhiều mẫu như tượng và hình ảnh của Bác để tham khảo. Cái khó là vị trí đặt tượng đài để làm sao tất cả người dân được chiêm ngưỡng, thăm viếng dễ dàng.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Tổ công tác đã trao đổi, làm việc bất kể ngày đêm. Nhiều vị trí đặt tượng được nhóm đề xuất, trong đó có vị trí phía trước trụ sở UBND thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hòa Bình hiện nay, nhưng đều không thuyết phục được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lúc đó.

“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tìm hiểu thực địa kỹ lưỡng, cuối cùng chỉ thấy có khu vực bến Ninh Kiều là phù hợp nhất. Bởi vì nơi đây trên bến dưới thuyền, là trung tâm giao thương của cả Đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi chúng tôi đề xuất, phương án này nhận được ý kiến ủng hộ cao của các đồng chí lãnh đạo”, ông Hoài kể.

Thế nhưng, khi nơi đặt tượng được xác định, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để ánh nắng không che khuất gương mặt của bức tượng, bất kể thời gian nào trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Tuy bất ngờ nhưng ông Hoài lại rất tâm đắc với yêu cầu trên, bởi theo ông điều đó thể hiện sự tinh tế trong chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Vậy là hàng ngày, từ sáng sớm đến chiều tối, ông Hoài mượn một chiếc xuồng bơi ra giữa sông Cần Thơ, có lúc sang xóm chài đối diện bến Ninh Kiều để quan sát hướng nắng. Công việc này lặp đi lặp lại một cách tỉ mỉ trong nhiều ngày, ông mới xác định được chính xác vị trí đặt tượng đài và hướng nhìn của bức tượng.

Công trình xây dựng tượng đài Bác Hồ trên bến Ninh Kiều bằng chất liệu bê tông cốt thép nhanh chóng được triển khai ngay sau đó và hoàn thành đúng vào dịp Quốc khánh 2/9/1976.

Ông Hoài tâm sự: “Việc chọn vị trí đặt tượng Bác là nhiệm vụ thầm lặng và chúng tôi cảm thấy hết sức tự hào vì được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương”.

Tượng đài Bác Hồ trên bến Ninh Kiều được khánh thành vào năm 2009, nhân dịp chào mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Đây là công trình được xây dựng, nâng cấp trên cơ sở tượng đài trước đó. Tượng cao 7,2m, chân đế cao 3,6m, trọng lượng gần 13 tấn được đúc bằng đồng do tác giả Đinh Quang An [Công ty Mỹ thuật Trung ương] phác thảo mẫu và chế tác tại Hà Nội.

Bức tượng Bác Hồ vẫy tay chào ấm áp, hiền từ giữa bao la sông nước đồng bằng đã khắc sâu vào tâm khảm của người dân Cần Thơ. Hiện nay, nhiều hoạt động quan trọng của thành phố cũng được tổ chức tại khu vực tượng đài, thể hiện lòng thành kính, nhớ ơn Người đã dành cả cuộc đời để mang lại độc lập, tự do cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Baotintuc.vn

Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đang được hoàn thành

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao kinh phí này không sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng các công trình hạng tầng như điện, đường, trường, trạm… sẽ có ý nghĩa hơn với đời sống của người dân nơi đây.

Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, không phải xây dựng tượng đài là hoang phí, mà đây là một công trình mang ý nghĩa nhân văn, như một “món nợ” đầy tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định nói chung, huyện Vĩnh Thạnh nói riêng trả ơn cho những người con Ba Na đã đóng góp công sức của mình cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Đồng thời, đây cũng là công trình ghi nhớ sự kiện lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Được biết, từ năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã cho chủ trương đầu tư công trình Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh”, song vì gặp khó khăn về kinh phí, nên chưa thực hiện.

Đến năm 2018, UBND huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục hoàn chỉnh phác thảo và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định thông qua tại Kết luận số 203 ngày 25/5/2018. Sau đó, Dự án đầu tư xây dựng Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đã được UBND tỉnh phê duyệt các thủ tục pháp lý liên quan, với tổng kinh phí theo dự toán được duyệt gần 45 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Đẩu, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết, hầu hết nguồn vốn xây dựng tượng đài do UBND tỉnh hỗ trợ, huyện chỉ đối ứng một ít từ nguồn xã hội hóa, không lấy vốn sự nghiệp hay vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo ông Đẩu, ý tưởng xây dựng công trình tượng đài là tâm huyết từ nhiều nhiệm kỳ trước của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh, nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của đồng bào Ba Na làm nên cuộc Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Việc tiến hành xây dựng tượng đài, huyện đã xin ý kiến đóng góp của các già làng, Người có uy tín, các vị lão thành cách mạng. Về cơ bản đều thống nhất, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, mẫu phác thảo tượng đài chưa phù hợp với truyền thống của người Ba Na.

“Về vấn đề này, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng ra Hà Nội kiểm tra phác thảo, sau đó chỉ đạo huyện Vĩnh Thạnh mời các già làng, các nghệ nhân thẩm định lại mẫu váy, khố và động tác đứng bắn nỏ, tư thế cầm vũ khí chiến đấu của người Ba Na sao cho phù hợp nhất”, ông Đẩu cho biết.

Về những ý kiến cho rằng một huyện nghèo như Vĩnh Thạnh, bỏ ra hàng mấy chục tỷ đồng để xây dựng tượng đài là quá hoang phí, ông Trần Quốc Lại, nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định chia sẻ: Chúng ta không nên chỉ nhìn vào số tiền phải bỏ ra để xây dựng tượng đài mà phải có cái nhìn nhân văn hơn. Đối với những đóng góp của người Ba Na cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh thì làm sao có thể cân, đong, đo, đếm được.

Còn nghệ nhân Yang Danh, người được xem là “pho sử sống” của đồng bào Ba Na Vĩnh Thạnh, tuy vẫn còn chưa hài lòng về một số họa tiết trên tượng đài, nhưng ông cũng như hầu hết bà con đều vui mừng vì Nhà nước đã có sự nhìn nhận xứng đáng cho những đóng góp của người Ba Na đối với cuộc khởi nghĩa.

Có thể nói, việc xây dựng Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” là việc nên làm và được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, huyện Vĩnh Thạnh cũng cần rút kinh nghiệm trong việc thông tin và giải thích rõ ràng hơn về ý nghĩa của công trình, để việc tri ân được trọn vẹn, tránh những ý kiến trái chiều như đã xảy ra.

Chúng ta không nên chỉ nhìn vào số tiền phải bỏ ra để xây dựng tượng đài mà phải có cái nhìn nhân văn hơn. Đối với những đóng góp của người Ba Na cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh thì làm sao có thể cân, đo, đong, đếm được”.

Ông Trần Quốc Lại nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Dâng hương tri ân các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia

Video liên quan

Chủ Đề