Nghĩa vụ chủ thể là gì

Bạn có biết chủ thể pháp luật là gì? Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi luật pháp, các cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Vậy để có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết khái niệm chủ thể pháp luật là gì trong bài viết sau đây. Mời các bạn theo dõi

Chủ thể pháp luật là gì

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể pháp luật khác với chủ thể của quan hệ pháp luật.

Cụ thể, chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý, tham gia vào quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nhưng đối với chủ thể pháp luật thì chỉ cần cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật. Hay nói cách khác, năng lực pháp luật là điều kiện quan trọng của chủ thể pháp luật.

Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật được thể hiện rõ nhất ở năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Để giúp tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong phần tiếp theo ACC sẽ đề cập chi tiết hơn về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Theo điều 16 Bộ luật dân sự 2015 thì Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được qu định như sau:

  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
  • Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Theo đó, nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.”

Năng lực pháp luật của pháp nhân được quy định như sau:

  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Mọi công dân từ khi sinh ra được pháp luật công nhận là có năng lực pháp luật, khả năng có quyền và có nghĩa vụ pháp lí. Các công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tổ chức chỉ khi là pháp nhân mới là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật, các tổ chức khác phụ thuộc vào tư cách pháp lí khác nhau, cũng có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật, nhưng ở phạm vi nhất định.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về chủ thể pháp luật là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Chủ thể là gì

Trong các quan hệ của đời sống xã hội, hay các quan hệ pháp luật, chắc hẳn chúng ta có nghe đến thuật ngữ chủ thể. Tuy nhiên có phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này hay không. Hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời cho câu hỏi chủ thể là gì?

Trong bất kỳ quan hệ xã hội nào đều có các bên tham gia, những bên tham gia này chính là chủ thể của quan hệ đó. Theo đó, chủ thể là các cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội nhất định. Ở mỗi quan hệ xã hội khác nhau thì chủ thể là những cá nhân, tổ chức khác nhau, tuy nhiên tất cả đều tồn tại hiện hữu. Đối với một số quan hệ nhất định mà pháp luật quy định, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện theo quy định mới được xem là chủ thể.

– Đối với quan hệ pháp luật:

Chủ thể của quan hệ pháp luật là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, họ có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Ví dụ như quan hệ pháp luật dân sự: 

+ Cá nhân là chủ thể của quan hệ với pháp luật dân sự thì phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực này của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực này có thể phụ thuộc vào độ tuổi của cá nhân, thể trạng tâm sinh lý, sức khỏe.

+ Pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực này phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký; và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

– Chủ thể kinh doanh

Chủ thể kinh doanh có thể là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác hay hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh [hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài] và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

– Chủ thể của vi phạm hành chính

Chủ thể của vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Chủ thể của hợp đồng dân sự

Chủ thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức là một hợp đồng dân sự.

– Chủ thể của tội phạm

Chủ thể tội phạm là người thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Người này có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi chủ thể là gì và một số ví dụ về chủ thể trong các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa các chủ thể, thông qua việc các chủ thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định để đạt được những mục đích nhất định. Chính vì vậy, quan hệ pháp luật được cấu thành bởi ba yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung. 

1. Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Năng lực chủ thể:

Một cá nhân hoặc tổ chức chỉ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật nếu có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể pháp luật bao gồm năng lực pháp luật và năng lực  hành vi:

– Năng lực pháp luật là khả năng được hưởng quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước quy định cho các cá nhân hoặc tổ chức nhất định.

– Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước thừa nhận mà với chủ thể đó có thể bằng chính hành vi của bản thân mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là yếu tố cấu thành năng lực chủ thể pháp luật, có mối liên hệ bổ sung cho nhau. Nếu chủ thể chỉ có năng lực pháp luật thì chỉ tham gia một cách thụ động vào các quan hệ pháp luật. Năng lực hành vi làm cho chủ thể tham gia một cách chủ động vào các quan hệ pháp luật bằng chính hành vi của họ. Ngược lại, năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi, theo đó một chủ thể chỉ có năng lực hành vi trên cơ sở của năng lực pháp luật.

Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:

Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân, tổ chức và trong nhiều trường hợp Nhà nước cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật:

– Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch với điều kiện phải có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Công dân Việt Nam là chủ thể của hầu hết các ngành luật. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là pháp nhân hoặc không phải pháp nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, tổ chức chỉ được coi là pháp nhân nếu thỏa mãn đồng thời các dấu hiệu sau:

+ Được thành lập hợp pháp;  

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  

+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

– Nhà nước: Bên cạnh các chủ thể trên, trong nhiều trường hợp, Nhà nước cũng được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật, nhưng đó là chủ thể đặc biệt. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị, là chủ sở hữu lớn nhất trong  xã hội.

2. Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật chính là quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó.

Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ chủ thể được hình thành bằng hai con đường: Thứ nhất là theo quy định của pháp luật về năng lực chủ thể và thứ hai là theo thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ chủ thể: Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép. 

Chủ thể thực hiện quyền của mình có thể bằng một trong các hình thức sau:  

– Xử sự theo cách thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.  

– Yêu cầu chủ thể khác tôn trọng hoặc chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.  

– Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình.  

– Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.

Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng một trong các hình thức sau:

– Chủ động thực hiện các hành vi nhất định theo yêu cầu của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.  

– Kiềm chế không thực hiện hành vi nhất định phù hợp với quy định của pháp luật và sự thỏa thuận giữa các bên.  

– Gánh chịu các hậu quả bất lợi khi không thực hiện nghĩa vụ chủ thể.

3. Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Như vậy, khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà vì chúng các chủ thể pháp luật mới thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Các lợi ích mà chủ thể hướng đến rất đa dạng, có thể là lợi ích vật chất như tài sản, của cải, cũng có thể là lợi ích phi vật  chất như danh dự, nhân thân, các hoạt động xã hội…

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề