Vì sao bị lao lại bị hiv

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu, mỗi năm có thêm gần 10 triệu người mắc bệnh và 3 triệu người chết do lao. Nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số người mắc bệnh lao và số người chết do lao là sự phát triển của đại dịch HIV - AIDS, bởi người nhiễm HIV - AIDS bị suy giảm sức đề kháng nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, trong đó hay gặp nhất là bệnh lao. 

Bệnh lao và bệnh nhiễm HIV 

Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn có thể lây truyền qua đường hô hấp vốn là đường lây nhiễm rất khó phòng tránh, rất khó ngăn cản đối với người nhiễm HIV. Vì vậy khi đã bị nhiễm HIV, bệnh lao phổi có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Khi cơ thể bị nhiễm HIV, hệ miễn nhiễm bị ảnh hưởng trầm trọng khiến cơ thể không thể chống chọi được vi trùng lao. Vì vậy bệnh nhân HIV rất dễ đi từ nhiễm lao đến mắc bệnh lao thực sự. Người nhiễm HIV có nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang mắc bệnh lao cao gấp 20 lần so với người không bị nhiễm HIV. Nguy hiểm hơn nữa là người nhiễm HIV mắc bệnh lao rất dễ phát sinh vi khuẩn lao kháng thuốc do cơ thể bị suy sụp miễn dịch lại thường có cuộc sống buông thả, phóng đãng hoặc do tâm lý tuyệt vọng, chán nản nên thường là những người không theo đúng chỉ dẫn điều trị bệnh lao và đó là những nguyên nhân gây hậu quả nói trên. Bệnh lao cùng với nhiễm HIV - AIDS đã tạo nên “một bộ đôi đáng nguyền rủa”. Không thể coi thường bộ đôi này vi khi chúng đi cùng nhau hậu quả xấu trước sau thế nào cũng xảy ra. 

Định bệnh lao ở người nhiễm HIV

Việc chẩn đoán lao phổi ở người nhiễm HIV thường khó khăn hơn và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi khác cũng do tình trạng suy giảm miễn dịch. Hình ảnh trên phim X-quang phổi phần nhiều là những hình ảnh không điển hình cho bệnh lao phổi làm cho các bác sĩ gặp khó khăn trong việc định bệnh. Vi khuẩn lao trong đàm thường khó tìm thấy hơn. Phản ứng lao tố [IDR] thường cho kết quả âm tính mặc dù có nhiễm lao thực sự. Đối với người nhiễm HIV nếu kết quả phản ứng lao tố trên 5mm đã được coi là có giá trị. Khác với người không bị nhiễm HIV, người có nhiễm HIV thường xuất hiện bệnh lao ở các cơ quan khác [lao ngoài phổi] nhiều hơn là bệnh lao phổi, ở giai đoạn muộn người nhiễm HIV AIDS mắc lao phổi có triệu chứng sốt và sút cân nhanh, thường có triệu chứng khó thở do tổn thương ở phổi tiến triển nhanh và lan tràn cả hai phổi. Bệnh lao dễ gây ra tử vong cho những bệnh nhân AIDS vì bệnh lao làm cho vi rút HIV phát triển nhanh chóng hơn, và trong số 3 người nhiễm HIV - AIDS bị tử vong thì có 1 người chết do bệnh lao.

Điều trị lao ở người nhiễm HIV

Nhìn chung, việc điều trị lao cho những người nhiễm HIV - AIDS vẫn mang lại những kết quả tốt. Tuy vậy, trên thực tế, có nhiều khó khăn trong việc điều trị lao cho người nhiễm HIV - AIDS. Các khó khăn đó là: tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao xảy ra nhiều hơn, vi khuẩn lao kháng thuốc nhiều hơn, tỷ lệ thất bại cao hơn... nhưng khó khăn nhất vẫn là người bệnh không hợp tác. Cần phải giải thích kỹ để người bệnh biết rằng đáp ứng của người bệnh lao phổi có nhiễm HIV - AIDS cũng tương tự như người bệnh lao phổi không có HIV - AIDS và vẫn có thể chữa lành được bệnh.

Để ngăn chặn những hậu quả xấu của “bộ đôi đáng nguyền rủa: “Lao và HIV”, người ta thường ưu tiên phát hiện bệnh lao ở những người nhiễm HIV và ưu tiên tầm soát HIV trên những bệnh nhân lao. Việc điều trị thường được tiến hành sớm ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao trên người nhiễm HIV mà không chờ kết quả đàm dương tính. Thuốc kháng lao cũng được sử dụng tương tự như dùng cho người không nhiễm HIV, nhưng hạn chế tiêm streptomycin đề tránh rủi ro lây nhiễm HIV cho nhân viên y tế qua đường tiêm chích. 

Thuốc kháng lao và thuốc kháng vi rút HIV

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã phát triển một chiến lược kèm theo những hướng dẫn nhằm giải quyết các nhu cầu của bệnh nhân lao đồng thời nhiễm HIV. Các bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV cần được điều trị bệnh lao, song đồng thời phải được điều trị và chăm sóc bệnh nhiễm HIV, bao gồm cả việc điều trị bằng thuốc kháng virút [ARV].

Nếu người bệnh chưa từng dùng thuốc ARV, người bệnh sẽ được ưu tiên điều trị lao trước. Sau khi hoàn thành giai đoạn điều trị tấn công lao [hai tháng đầu], người bệnh mới được bắt đầu dùng thuốc ARV nhằm tránh ảnh hưởng tác động qua lại của hai thứ thuốc khi dùng đồng thời.

Nếu bệnh nhân đang sử dụng ARV rồi mới phát hiện mắc bệnh lao, bệnh nhân có thể được dùng đồng thời thuốc chống lao và thuốc ARV. Vì cả hai loại thuốc đều có những tác dụng không mong muốn trên gan, các bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận tình trạng bệnh nhân và sẽ theo dõi sát người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Ảnh hưởng qua lại của hai loại thuốc, độc tính của thuốc và phản ứng cơ thể của người bệnh đối với thuốc thường làm cho việc điều trị thêm phức tạp và bệnh nhân dễ bỏ thuốc. Nếu vượt qua được những trở ngại đó, người bệnh có thể hồi phục dần và có thể được chữa lành bệnh lao. 

Phòng bệnh lao ở người nhiễm HIV

Sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, theo dõi và tư vấn sức khỏe thường xuyên về lao - HIV, phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh là những biện pháp hạn chế bệnh lao và những diễn tiến nặng của bệnh lao ở người nhiễm HIV.

Đối với trẻ em nhiễm HIV, không được tiêm BCG cho trẻ có triệu chứng AIDS. Nhiễm HIV làm cho các phản ứng xấu khi tiêm BCG tăng lên gấp 2 lần: các hạch sưng nhiều hơn, chảy mủ nhiều hơn.

Theo đại diện Tổ chức Y tế thế giới [WHO] tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có đến 180.000 ca bệnh và khoảng 17.000 trường hợp tử vong do lao, cao gấp 2 lần so với số người tử vong tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc [MDR-TB] cao, chiếm khoảng 85% số ca bệnh kháng thuốc ước tính trên toàn cầu [3.500 ca lao kháng đa thuốc/năm].

1. Bệnh lao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người nhiễm HIV. 

Những người sử dụng chất cũng được coi là nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm, cho dù họ có bị nhiễm virus HIV hay không. Người có H dễ bị bệnh lao bởi HIV gây suy giảm hệ miễn dịch làm cơ thể khó chống lại vi trùng, cũng như dễ khiến lao tiềm ẩn trở thành bệnh lao hoạt động. Giống như viêm gan B và viêm gan C, đây là bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể xảy ra với tần suất thường xuyên hoặc với mức độ nghiêm trọng cao ở những người có hệ miễn dịch yếu.

        

2. Sự khác biệt giữa nhiễm lao tiềm ẩn và bệnh lao là gì?

Nhiễm lao tiềm ẩn:

Những người nhiễm lao tiềm ẩn chứa vi trùng lao nằm ngủ trong cơ thể họ, do đó không có triệu chứng và cũng không thể truyền vi trùng cho người khác. Họ vẫn sẽ cảm thấy khỏe mạnh nhưng vẫn có thể mắc bệnh lao trong tương lai.

Bệnh lao hoạt động:

Những người lao bị bệnh do có một số lượng lớn vi trùng lao đang hoạt động trong cơ thể. Vi trùng lao lây từ người này sang người khác qua không khí, khi họ ho, hắt hơi, cười hoặc hát. Những người ở gần có thể hít phải vi trùng và bị nhiễm bệnh. Bệnh lao KHÔNG lây lan khi dùng chung đồ bạc, cốc, hoặc nước bọt. Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu lao phổi sẽ cần thời gian ủ bệnh để phát triển. Đồng thời, triệu chứng lao phổi ở mỗi người có thể không giống nhau.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh lao phổi. Tuy nhiên, rủi ro mắc bệnh ở một số người có thể cao hơn những người còn lại bởi nhiều nguyên do, ví dụ như: Hệ miễn dịch yếu, suy giảm miễn dịch có thể là do: 

  • Nhiễm HIV
  • Một số bệnh lý mạn tính như loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn, ung thư
  • Nghiện ma túy, bia, rượu, thuốc lá
  • Trị liệu lâu dài với một số loại thuốc tiêm tĩnh mạch, corticoid, hóa chất điều trị ung thư…
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhằm chống thải ghép
  • Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và vảy nến
  • Suy dinh dưỡng
  • Người cao tuổi có sức khỏe kém

Mặc dù tình trạng sức khỏe này vô cùng phổ biến tại Việt Nam nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngoài phổi, lao đôi khi ảnh hưởng cả các bộ phận như não, thận hoặc cột sống. Nếu không được can thiệp kịp thời, vi khuẩn lao có thể lây lan khắp cơ thể, phát sinh hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến hệ tim mạch, quá trình trao đổi chất cũng như chức năng của cơ quan. Trong một số trường hợp, bệnh lao phổi còn có nguy cơ kéo theo nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao.

           

3. Đồng nhiễm HIV - Lao

Khi nhiễm cả HIV và lao sẽ được gọi là đồng nhiễm HIV - lao. Ðồng nhiễm lao/HIV không chỉ làm tăng số người bệnh, mà còn làm giảm hiệu quả điều trị lao của Chương trình chống lao quốc gia [CTCLQG] và tăng tỷ lệ tử vong do lao. Lao tiềm ẩn có nhiều khả năng tiến tới bệnh lao hoạt động ở người nhiễm HIV hơn ở người không nhiễm HIV. Đồng thời, bệnh lao cũng có thể có biểu hiện nặng nề hơn ở những người nhiễm HIV hay có thể tình trạng nhiễm HIV trở nên xấu đi.

Điều trị với thuốc kháng virus HIV sẽ làm giảm tải lượng siêu vi trong máu, bảo vệ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa hay làm chậm nhiễm HIV tiến tới AIDS. Do đó, ở những người bị đồng nhiễm HIV - lao, thuốc kháng virus cũng gián tiếp góp phần giúp người bệnh kiểm soát nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành bệnh lao hoạt động. 

Video liên quan

Chủ Đề