Vì sao ai cũng gọi bác hồ

Tại sao dân ta ai cũng gọi Hồ Chủ tịch là Bác Hồ, kể cả ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám, nghĩa là khi Bác mới có 55 tuổi.

Một nhà văn cho biết: Lần đầu tiên Hồ Chí Minh xưng Bác và gọi cháu là trong “Trả lời thư chúc mừng của Hội Nhi đồng Công giáo khu Thượng Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Đông” ngày 10/5/1947. Bác viết: “Bác cảm ơn các cháu. Bác khuyên các cháu: Biết giữ kỉ luật, siêng học siêng làm, yêu Chúa yêu nước. Bác hôn các cháu”. Và ký với Hồ Chí Minh, chứ không với Bác Hồ. Ba tháng sau, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám, năm 1947”, danh xưng Bác Hồ xuất hiện và từ đó được sử dụng. Song phải nhấn mạnh: Hồ Chí Minh chỉ xưng Bác trong hai trường hợp quan hệ. Thứ nhất, trường hợp Bác - cháu, với nhi đồng. Điều này không có gì là chướng.

Tại sao dân ta ai cũng gọi Hồ Chủ tịch là Bác Hồ, kể cả ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám
Ở tuổi 55 khi lên làm Chủ tịch nước, đối với người Việt thuở đó Hồ Chí Minh đã là một người già. Phóng viên báo chí thường gọi là Cụ Chủ tịch, cũng như Chủ tịch gọi những người trạc tuổi mình là Cụ. Trong bối cảnh ấy, xưng hô Bác - cháu của Hồ Chí Minh với nhi đồng là tự nhiên... Cuối thư gửi nhi đồng, Hồ Chí Minh thường hôn các cháu. Trong một bức thư, còn hôn các cháu rõ kêu, một cử chỉ rất Tây được diễn đạt rất Việt. Trường hợp xưng Bác thứ hai của Hồ Chí Minh là trong quan hệ với những người kém tuổi mình. Bác ở đây không phải là Bác - cháu, mà là Bác - cô/chú”.

Như vậy việc toàn dân gọi Bác Hồ không phải là chủ ý của Bác mà chính là từ lòng thật sự kính yêu Bác của tuyệt đại đa số nhân dân, từ các bậc trí thức cao niên cho đến các cháu bé ở vùng núi cao. Bác tôn trọng mọi người trên tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, nhưng điều đặc biệt là Bác thực sự quan tâm đến những người nghèo khổ nhất trong xã hội.

Đồng chí Vũ Kỳ kể rằng: Trong cuộc “vi hành” đêm Ba mươi Tết của mùa Xuân độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô “Tết mà không có Tết” ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu nằm mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồng chí Thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo cáo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết... Kể từ mùa Xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc.Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc. Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới, nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp “Chúc mừng năm mới” để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài. Và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.Tối Ba mươi Tết năm 1960, Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội... Nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các cơ quan đã bố trí thì làm sao Chủ tịch nước biết được gần đến giao thừa rồi mà chị Tín vẫn còn phải đi gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mùng một Tết có cơm ăn cho bốn đứa con của mình. Gặp Bác, chị Tín xúc động để rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất, run run cầm lấy bàn tay của Bác: - Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm... Chỉ nói được vậy, chị đã òa lên khóc nức nở. Vị Chủ tịch nước đã an ủi chị:- Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai... Và Bác đã vào nhà thăm hỏi khá lâu năm mẹ con chị Tín. Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chái như một túp lều. Chồng chị Tín là công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm, còn chị thì cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định. Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng hiện ra trước mắt Bác. Trên chiếc bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một gói kẹo. Đúng là “Ba mươi Tết mà không có Tết”.Cách đó 15 năm, Tết độc lập đầu tiên, Bác đã đau lòng chứng kiến cảnh một gia đình “Tết mà không có Tết” ở ngõ hẻm Sinh Từ. Đó là khi đất nước mới thoát khỏi vòng nô lệ. Còn bây giờ, kháng chiến đã thắng lợi, hòa bình đã sáu năm, mà lại còn cái cảnh này sao? Không phải ở đâu xa mà ở ngay Thủ đô Hà Nội... Vậy còn bao nhiêu gia đình như thế này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâu cũng là no ấm, tươi vui...Đêm ấy, trên đường về, ngồi trên xe, Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ. Vẻ đăm chiêu thoáng hiện trên gương mặt của Người. Bác đã từng tâm sự với các đồng chí phục vụ: “Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên”. Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh gia đình chị Tín cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện Bác nói: “Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương còn quan liêu và nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta" [Thư ký Bác Hồ kể chuyện, NXB Chính trị quốc gia, 2008].

Chưa có ai bảo Bác kê khai tài sản nhưng Bác là vị lãnh tụ hiếm hoi công khai tài sản. Tất cả tài sản ấy nhân dân ta và cả các khách quốc tế đều biết rõ khi viếng thăm ngôi nhà sàn của Bác.


Trong bốn đức được Bác Hồ nhiều lần nhấn mạnh Cần Kiệm Liêm Chính, Bác đã giải thích chữ Liêm như sau: “Liêm là trong sạch, không tham lam... Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM. Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư... Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không Liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”... Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân... Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân". [Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, tr.640-641].Bác để lại những câu nói nổi tiếng về tự do cho nhân dân: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người” [Hồ Chí Minh toàn tập, T.8, tr.216]; “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [Hồ Chí Minh toàn tập, T.4, tr.56].

Nguồn: Sưu tầm

  • 29-08-2022 17:05

    Phiên bản sách bìa poster phim "Xa ngoài kia nơi loài tôm hát" vừa ra mắt nhân dịp bộ phim chuyển thể từ tác phẩm được công chiếu.

  • 29-08-2022 14:39

    Nguyễn Minh Trang là MC nổi tiếng ở khu vực phía Bắc và là bà mẹ bốn con.

  • 29-08-2022 07:46

    Cuộc đại chiến thế giới đưa nghệ sĩ dương cầm Ba Lan Szpilman vào nỗi khổ cùng cực.

  • 28-08-2022 07:17

    “Huế ăn hương mặc hoa; Huế thanh nhã, trang đài”.

  • 27-08-2022 18:14

    Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa bộ nhân vật hoạt hình “make in Vietnam” Wolfoo và Peppa Pig [chủ sở hữu ở Anh] đã đến hồi kịch tính.

  • 27-08-2022 07:36

    Vùng đất phía đông nam thành phố là một nơi chốn thật đặc biệt: có biển, núi, lại có rừng.

  • 26-08-2022 14:05

    Lễ giỗ lần thứ 190 của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức trong 3 ngày 26, 27 và 28/8 [nhằm 29/7, mùng 1 và 2/8 Âm lịch].

  • 26-08-2022 12:08

    Từ một người viết trên mạng đến tác giả best seller với hàng ngàn bản sách bán được và hợp đồng làm phim…

  • 25-08-2022 23:42

    Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM vừa ban hành quy chế về quản lý, xét duyệt công chức, viên chức của sở và các đơn vị trực thuộc đi nước ngoài.

  • 25-08-2022 19:58

    Sức khỏe của nghệ sĩ bị ảnh hưởng nặng, sau khi mắc COVID-19 vào tháng 3 vừa qua.

  • 25-08-2022 13:21

    BTC cuộc thi "Hoàng Sa - Trường Sa - Nhà giàn DK trong trái tim tôi" đã nhận được 650 bức ảnh gửi về dự thi trong thời gian qua.

  • 25-08-2022 13:03

    Ban QLDT Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Khai hạ - Cầu an.

  • 25-08-2022 06:06

    Dịch giả thường làm việc âm thầm, hiếm khi có dịp xuất hiện giao lưu, trò chuyện với công chúng.

  • 24-08-2022 15:55

    Văn nghệ sĩ TPHCM đã đến viếng và dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác [huyện Cần Giờ] vào sáng ngày 24/8.

  • 24-08-2022 07:11

    Suất diễn vào ngày 23/11 tại Trung tâm Văn hóa huyện Vũng Liêm [Vĩnh Long] nằm trong chuỗi chương trình kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

  • 23-08-2022 16:25

    "Bạn bè tôi chết nhiều lắm. Tôi mong tôi ngủ luôn đừng có thức dậy, đi luôn còn sướng hơn" - nghệ sĩ Mạc Can gạt nước mắt, nói.

  • 23-08-2022 14:53

    Sáng 23/8, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TPHCM tổ chức tọa đàm "Sáng tác tác phẩm có giá trị nội dung, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội".

  • 23-08-2022 06:49

    Ở đời này, mấy ai được như cô: bị đứa em trời đánh đề đóm rượu chè lừa bán sạch sẽ đất đai mà vẫn dạy cháu gái phải biết thứ tha...

Video liên quan

Chủ Đề