Vết kim tiêm bao lâu thì lành

Vaccine thường được sử dụng phổ biến dưới dạng tiêm bắp tay. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, mũi kim sẽ tạo thành một vết thương nhỏ trên cánh tay. Lúc này, tế bào miễn dịch bắt đầu di chuyển đến đây để xem xét các tổn thương. Khi nhận thấy mầm bệnh trong vaccine, tế bào miễn dịch sẽ truyền tín hiệu thông báo giúp cơ thể thư giãn các mạch máu xung quanh cũng như gửi thêm tế bào miễn dịch đến để "chiến đấu" với các yếu tố ngoại lai và chữa lành vết thương. Đây được gọi là phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vaccine. Nó cho phép hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể, giúp cơ thể "làm quen" và học cách chống lại nhiễm trùng trước khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus thật sự trong tương lai. Dù mang đến nhiều lợi ích phòng bệnh nhưng quá trình này lại thúc đẩy phản ứng viêm và có thể khiến vị trí tiêm ở bắp tay càng thêm sưng đau.

Thông thường, tình trạng đau bắp tay sau khi tiêm chủng sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Ảnh: UPMC MyHealth Matters

Nhìn chung, tình trạng đau nhức bắp tay sau khi tiêm chủng là phản ứng bình thường và chỉ giới hạn xung quanh vị trí tiêm. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện trong vòng 24 giờ và có thể kéo dài khoảng 1 - 2 ngày sau khi tiêm. Tuy nhiên, thời gian bị đau bắp tay có thể khác nhau tùy vào loại vaccine và cơ địa của từng người. Ví dụ, vaccine ngừa bệnh zona Shingrix có xu hướng gây đau bắp tay mạnh và kéo dài hơn các loại vaccine khác.

Nếu tình trạng đau bắp tay sau khi tiêm phòng gây ra nhiều cảm giác khó chịu, hãy thử áp dụng các phương pháp giúp giảm đau dưới đây:

Vận động tay thường xuyên

Nhiều người có xu hướng bất động cánh tay sau khi tiêm vaccine vì đau. Tuy nhiên, điều này khiến tình trạng đau bắp tay càng thêm nghiêm trọng hoặc lâu khỏi hơn. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo người mới tiêm vaccine nên vận động cánh tay nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến khu vực tiêm, từ đó giúp giảm viêm và cứng cơ. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động như nâng vật nặng hoặc đẩy mạnh.

Chườm lạnh và chườm ấm

Chườm lạnh hay chườm đá thường được áp dụng để giúp làm giảm tình trạng sưng tấy ở vị trí tiêm. Người mới tiêm vaccine nên chườm lạnh trong khoảng 20 phút mỗi lần và nghỉ ít nhất 20 phút trước khi chườm lại. Hãy chườm lạnh trong vài ngày rồi chuyển sang chườm ấm. Việc chườm ấm sẽ thư giãn các cơ ở cánh tay và tăng lưu thông máu đến khu vực này, từ đó giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả.

Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen có thể được dùng để giảm tình trạng đau nhức bắp tay khi tiêm chủng. Tuy nhiên, chỉ nên uống thuốc giảm đau sau khi tiêm.

Các chuyên gia khuyến nghị không nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine. Ảnh: AP

Một số cách khác có thể được áp dụng để giảm đau bắp tay sau khi tiêm chủng bao gồm: đặt một chiếc gối để hỗ trợ bên dưới cánh tay khi ngủ, tránh nằm nghiêng về phía cánh tay bị đau, uống đủ nước, mặc quần áo thoải mái, tay áo rộng rãi.

Nếu đã áp dụng hết các biện pháp trên mà tình trạng đau vẫn không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay. Bởi đôi khi kim được tiêm quá cao có thể dẫn đến các vấn đề ở vai, bao gồm đau dây thần kinh và hạn chế phạm vi cử động vai. Cơn đau do tổn thương vai có xu hướng xuất hiện trong vòng 2 ngày sau khi tiêm vaccine và kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp.

Nếu không may bị kim tiêm hoặc các vật nhọn dính máu của người nhiễm HIV đâm phải, bạn sẽ xử lý thế nào? Vui lòng xem các hướng dẫn của bác sĩ dưới đây.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Hiểu một cách đơn giản, phơi nhiễm HIV tức là một người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nếu tiếp xúc hở với mầm bệnh. Hoặc cũng có thể hiểu là khi niêm mạc, vết thương của người lành không bị HIV tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV. Tùy vào từng trường hợp, “phơi nhiễm” sẽ cho một tỉ lệ “lây nhiễm” nhất định, “lây nhiễm” lại cho một tỉ lệ “mắc bệnh” nhất định, nên không phải lúc nào bạn dẫm phải bơm tiêm thì bạn cũng sẽ bị HIV. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan nhưng cũng không nên quá lo sợ, điều quan trọng là bình tĩnh và xử lý đúng cách. 

>>>Để biết thêm một số trường hợp phơi nhiễm HIV khác, bạn có thể xem tại Phơi nhiễm HIV.

Nếu dẫm phải bơm tiêm có máu, bị vật nhọn có máu đâm vào

Bạn không nên nặn, chích rạch, hút máu ra. Điều này không những không có tác dụng mà thậm chí còn làm virus HIV dễ đi vào máu hơn. Bạn cần thực hiện ngay một số thao tác như:

- Bình tĩnh lấy vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể, đến chỗ có vòi nước sạch để rửa vết thương. Tốt nhất là nên để máu tự chảy ra và rửa vết thương theo chiều máu chảy. Tuyệt đối không bóp, nặn máu ở vết thương. Sau đó, lấy xà bông để sát trùng và rửa sạch.

- Dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng vết thương. Băng bó bằng băng gạc ở vét thương lớn, băng cá nhân nếu vết thương nhỏ.

Trong vòng 24 giờ bạn phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nhớ nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương [bơm kim tiêm cũ/mới, có dính máu không], cách bạn đã sơ cứu... cho y bác sĩ biết. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng.

Người bị phơi nhiễm HIV cần làm các xét nghiệm tầm soát để đánh giá tình trạng nhiễm HIV. Xét nghiệm thường được thực hiện sau phơi nhiễm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Nếu sau 6 tháng, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả là âm tính thì bạn có thể yên tâm bản thân không nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra, nạn nhân cũng nên tiêm phòng uốn ván, viêm gan B, C và làm một số xét nghiệm tầm soát các bệnh lây qua đường máu khác.

Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV là 4 tuần và thường sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc Retrovirrut [ARV].

Đối với trường hợp bị máu bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da

Khi gặp trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

- Hãy nhanh chóng dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, không cần sử dụng những chất sát trùng mạnh. 

- Ngâm mắt và khịt mũi trong nước sạch khoảng 5 phút, đồng thời súc miệng 5 phút. 

Nếu trên bề mặt da bạn không có tổn thương thì chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, không chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Nếu bắn lên quần áo thì hãy cởi chúng ra, cho vào bao nilon và đem tiêu hủy.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

Nếu lỡ “quan hệ không an toàn” với người nghi nhiễm HIV

Sau khi quan hệ, nếu nghi ngờ bạn tình của mình có nguy cơ nhiễm HIV, bạn nên liên hệ ngay lập tức với trung tâm HIV - AIDS để xin thuốc điều trị dự pòng phơi nhiễm. 

Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ.Thời gian điều trị dự phòng càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao.

Lưu ý khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV:

- Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h [3 ngày] kể từ khi có hành vi nguy cơ.  

- Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.

- Chi phí điều trị: Thuốc chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.

- Khuyến cáo: Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm.

Để biết cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễn HIV như thế nào, bạn có thể xem thêm thông tin tại Cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV.

Để được khám chữa bệnh khi bị phơi nhiễm HIV, bạn có thể đến địa chỉ khám và xét nghiệm HIV tại Hello Doctor để được các bác sĩ hỗ trợ và giúp đỡ. Liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.

Chủ Đề