Vay ngân hàng bao lâu thì giải ngân

Đáo hạn ngân hàng mất bao lâu? Chi phí tính như thế nào?

Anh Hoàng Công Lương, ngụ ở Thái Bình. Ngày 12/05/2016 anh có nhu cầu vay 200 triệu tại ngân hàng Agribank. Với thời hạn vay là 12 tháng. Hợp đồng của anh Lương đã đến tháng thứ 10 tức là chỉ còn 2 tháng nữa là tới ngày đáo hạn, và giờ anh muốn hỏi đáo hạn ngân hàng mất bao lâu và phí đáo hạn tính như thế nào ?

Thời gian đáo hạn ngân hàng mất bao lâu

Kienbank tư vấn anh Lương như sau:

Theo hợp đồng như anh nói thì anh ký hợp đồng vào ngày 12/05/2016 và ngày đáo hạn hợp đồng vay của anh là ngày 12/05/2017 thì có nghĩa là anh cần đáo hạn, trả nợ cho ngân hàng đúng hẹn ngày hợp đồng trên,

Đáo hạn ngân hàng mất bao lâu?

Còn gần đến 2 tháng nữa thì mới tới ngày đáo hạn hợp đồng. Thì đây là khoảng thời gian tốt nhất để anh Lương liên hệ lại với ngân hàng để làm lại hồ sơ vay.

Nếu có trục trặc giấy tờ gì thì ngân hàng cũng sẽ yêu cầu anh chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đầy đủ để cung cấp cho ngân hàng. Thời gian đáo hạn không theo quy luật gì cả. Thời gian đáo hạn nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Yếu tố kéo dài thời gian đáo hạn

Kienbank sẽ đưa ra 1 số yếu tố ảnh hưởng đến ngày đáo hạn như sau:

  • Qúa trình chuẩn bị hồ sơ của khách hàng có đầy đủ không
  • Trong vòng 12 tháng vừa qua, KH có dính nợ xấu hay không
  • Chính sách của ngân hàng có thay đổi hay không
  • Nhân viên phụ trách hồ sơ của của bạn có làm việc nhiệt hình hay không
  • GCN Nhà đất của bạn có bị ngăn chặn hay không
  • Chi nhánh VPĐKDĐ nơi bạn thế chấp tài sản hẹn mấy ngày trả kết quả Giao Dịch Đảm Bảo

Xem thêm cách để có tiền đáo hạn nhanh nhất và kinh nghiệm đáo hạn ngân hàng rút ngắn thời gian lại

Như vậy khách hàng có thể nhìn những yếu tố trên để biết được, mình có bị những trường hợp khó nào hay không. Nếu quý khách đạt hết những tiêu chí trên thì thường đáo hạn ngân hàng mất 3-5 ngày là xong hoàn chỉnh một bộ hồ sơ.

Phí đáo hạn ngân hàng

Chi phí đáo hạn ngân hàng

Chi phí để tính đáo hạn ngân hàng sẽ tùy thuộc vào người cho bạn vay đáo hạn. Theo giá trên thị trường thì chi phí đáo hạn có nhiều khung giá. Từ 0.3 % – 0.5%/Ngày.

Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây, để biết thêm mức phí tính đáo hạn ngân hàng nhé.

Đáo hạn ngân hàng có cần công chứng và đăng ký thế chấp không?

Hỏi đáo hạn có cần công chứng và đăng ký thế chấp lại không?

Tôi vay ngắn hạn [hạn mức] tại Agribank hạn mức cấp 2 tỷ đồng. Thời gian hiệu lực hợp đồng hạn mức 12 tháng, kể từ tháng 07/2018, Đã nhận nợ 1,5 tỷ, Giấy nhận nợ gần nhất có thời hạn 9 tháng đáo hạn một lần.

Đến tháng 7/2019 nay thì hết hạn sử dụng hạn mức và đến tháng 10/2019 là đến hạn đáo hạn của giấy nhận nợ lần gần nhất [1.5 tỷ].

Cho nên tôi đang gấp rút làm thủ tục để tái cấp lại hạn mức vay 2 tỷ đồng, để đến tháng 10/2019 hạn mức có hiệu lực mà tiếp tục vay đáo hạn lại và được vay tiếp.

Do cuối tháng 7 này tôi đi công tác, sợ rơi vào đúng ngày tôi bận nên không ký hồ sơ vay lại được.

Đáo hạn ngân hàng có cần công chứng và đăng ký thế chấp không

KIENBANK tư vấn như sau:

Khi bạn làm hồ sơ, thủ tục vay vốn ngân hàng, thông thường có 2 loại hợp đồng bạn ký với Ngân hàng:

  • Hợp đồng vay vốn [còn gọi là hợp đồng tín dụng]: Không cần công chứng, có thể ký tại ngân hàng hoặc ra văn phòng công chứng ký cũng được
  • Hợp đồng thế chấp tài sản: Bắt buộc phải công chứng.

Hợp đồng thế chấp tài sản thường có liên đới với hợp đồng vay vốn.

  • Thời hạn của hợp đồng vay vốn: Thông thường theo thời hạn vay
  • Thời hạn của hợp đồng thế chấp: Có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi “hoàn tất nghĩa vụ nợ vay”

Cơ sở để xác định hoàn tất nghĩa vụ nợ vay là căn cứ theo “Thông báo giải chấp” của ngân hàng phát hành.

Do đó trường hợp của bạn:

Hợp đồng vay vốn có thể hết hiệu lực

Thứ nhất: Đến tháng 07/2019: Hợp đồng vay vốn có thể hết hiệu lực [không tiếp tục nhận nợ vay được vay nữa], nhưng hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực, do vẫn còn nợ.

Do đó, bạn có thể được Ngân hàng ký bổ sung: Gia hạn thời hạn Hợp đồng vay vốn [tái cấp lại hạn mức vay vốn] mà không cần phải ký lại hợp đồng thế chấp,

Hay không phải công chứng và đăng ký thế chấp lại.

Nghĩa đảm bảo có thay đổi

Thứ 2: Việc công chứng và đăng ký thế chấp chỉ diễn ra trong trường hợp: Nghĩa đảm bảo có thay đổi [Số tiền cấp hạn mức tăng thêm] thì mới phải công chứng bổ sung và đăng ký GDBĐ bổ sung.

Nghĩa là trường hợp của bạn khi bạn tái cấp lại hạn mức, chỉ thay đổi gia hạn về thời hạn hạn mức, số tiền vay không đổi. Do đó không làm thay đổi “nghĩa vụ bảo đảm” tại hợp đồng thế chấp tài sản, nên không cần ký lại và đăng ký lại.

Ngoài ra, việc đáo hạn vay lại tại tổ chức tín dụng khác [Giải chấp tài sản từ Ngân hàng A vay đáo hạn tại B] mới cần phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm mới.

Xem thêm:

Trên là những kiến thức chia sẻ cho anh Lương cùng những khách hàng khác có cùng câu hỏi về đáo hạn ngân hàng mất bao lâu? Và có cần công chứng và đăng ký thế chấp lại hay không?

Trân trọng!

Ban biên tập Kienbank: //www.kienbank.com/ 

Bài viết trước Kienbank đã cung cấp cho bạn đọc thế chấp sổ đỏ được bao nhiêu tiền?. Trong bài viết ngày hôm nay, Kienbank sẽ cung cấp cho Khách hàng cũng như bạn đọc kiến thức vay thế chấp sổ đỏ giải ngân trong bao lâu nhé.

Vay thế chấp ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Vay thế chấp ngân hàng giải ngân trong bao lâu

Khi cần vay ngân hàng điều khách hàng mong mỏi nhất ngoài yếu tố được ngân hàng cho vay đúng nhu cầu thì thời gian giải ngân là vấn đề nhiều người để tâm nhất. Vì sao lại như vậy?

Hãy tưởng tượng bạn là một nhà kinh doanh bạn biết rằng lượng khách mua hàng sẻ tăng nhanh trong các dịp lễ đặc biệt chẳng hạn như tết trung thu.

Tất nhiên trước khi tết trung thu tới thì bạn phải chuẩn bị hàng hóa ít nhất 1 tháng để kịp phục vụ sản xuất.

Bạn đi vay ngân hàng để mua nguyên liệu sản xuất. Trong khi các yếu tố khác điều ổn hết chỉ riêng giải ngân lâu.

Đưa ra sản phẩm trễ đồng nghĩa với mất một lượng khác hàng vào tay đối thủ. Điều này ảnh hưởng vô cùng để doanh thu của bạn so với các đối thủ khác.

Vì vậy, một khi vay thế chấp tài sản nhà đất bạn sẻ thường đặt ra câu hỏi là thời gian giải ngân trong bao lâu nếu như các yếu tố đều ok.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giải ngân của bạn

Có đi vay mới biết nỗi khổ trong từng giai đạn từ khi gửi yêu cầu vay tới lúc tiền nằm trong túi của bạn.

Không giống như vay tín chấp chỉ cần vày thủ tục đơn giản như CMND, Hộ khẩu là bạn đã có ngay một số tiền lên đến vài chục triệu đồng.

Vay thế chấp số tiền hàng trăm triệu thậm chí lên đến hàng tỉ đồng là chuyện thường ở huyện. Vì vậy đòi hỏi quá trình thẫm định rất kỹ càng.

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giải ngân hồ sơ vay của bạn

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giải ngân của bạn

Hồ sơ Pháp lý gồm:

  • CMND, CCCD, Hộ khẩu, giấy đăng kết hôn, giấy xác nhận độc thân. Đây là một bộ hồ sơ cơ bản mà ai cũng bắt buộc phải chuẩn bị khi đi vay vốn ngân hàng.

80% nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân là đây.

  • Khách hàng thường vướng phải CMND bị rách, nhòe chữ số, cạo sữa, sai thông tin hay hết hạn [thông thường CMND có thời hạn 15 năm].
  • Hay khách hàng đổi qua CCCD mà sổ đỏ, sổ hồng còn CMND thì phải mất 15 ngày để cập nhật số CCCD mới vào sổ đỏ.
  • Sổ hộ khẩu bị rách, mờ nhòe chữ thiếu hoặc sai thông tin thì sẻ không được chấp nhận.

Nếu khách hàng đã có gia đình trong giấy đăng ký kết hôn có sự sai sót về cmnd của vợ chồng, hay địa chỉ hoặc tệ hơn là mất thì phải về nơi cấp xin trích lục.

Trường hợp khác bên cạnh giấy tờ pháp lý là vấn đề di chúc hoặc thừa kế. Hay nói đúng hơn là không xác định được người chủ thực sự chúng tôi sẻ có bài sau.

Xem thêm:

Hồ sơ nguồn thu nhập

Chứng minh thu nhập đương nhiên rất cần với vấn đề vay vốn. Nếu bạn chứng minh được hồ sơ sẻ rất dễ dàng, Còn không chứng minh được bạn phải mất thời gian chờ đợi.

Với số tiền vay càng lớn việc chứng minh thu nhập sẻ phải cần nhiều thời gian, giấy tờ hơn.

Ngân hàng sẻ thu thập tất cả nguồn thu mà bạn không chứng minh được để trình SẾP và việc này làm chậm thời gian giải ngân của bạn.

Hồ sơ phương án vay

Phương án vay vốn rất đa dạng. Bạn có thể vay mua nhà, vay kinh doanh, vay… nhưng phương án vay phải tương xứng với số tiền vay.

Bạn không thể vay số tiền hàng tỉ đồng chỉ để kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm hay mở một quán cà phê, hay tiêu dùng dù tài sản thế chấp bạn có lớn thế nào nữa.

Bạn cũng nên biết là bạn phải giải trình được hiệu quả của phương án cũng như mức lợi nhuận nó sinh ra sau này bên cạnh đó là các rủi ro, thách thức bạn gặp phải và cách giải quyết các vấn đề đó.

Với một phương án vay đơn giản nhưng cần số tiền quá lớn nếu như thường hay coi Shark Tank thì bạn sẻ biết Shark Bình gọi các phương án này là “ngáo giá”.

Bạn sẻ được ngân hàng hỗ trợ phương án vay nhưng yêu cầu là phải chờ đợi ngân hàng tìm ra phương án phù hợp cũng như các yếu tố giúp phương án dễ dàng được ban giám đốc chấp nhận.

Hồ sơ Tài sản đảm bảo:

Đi vay thế chấp thì tài sản thế chấp là điều quyết định thành bại của bạn. Với những căn nhà bị vướn quy hoạch hay diện tích nhỏ dưới 20, hẻm 1m thì tài sản của bạn đã là một “ Cái gai” rất lớn trong mắt ngân hàng.

Vay thì vẫn vay được nhưng nếu muốn nhanh thì chuyện không tưởng. Chưa kể đó là việc định giá không như bạn mong muốn.

Nếu muốn được số tiền nhiều mà không phải mất thời gian –> Vay nóng ngoài, tiệm cầm đồ là nơi bạn nên tới

Lịch sử quan hệ tín dụng

Chỉ xếp sau tài sản thế chấp.

Bạn chưa đi vay bao giờ hay đã vay và vẫn trả đều chưa bị chậm thì đó là một “điểm cộng”. Còn đã đi vay mà bị chậm trả dẫn đến nợ xấu thì đó là “ điểm trừ” ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay chứ chưa nói đến là giải ngân.

Vẫn có nới giúp bạn vay nhưng vấn đề phải phải trình hồ sơ thương mất không ít thời gian vì còn tùy vào nhóm nợ bạn đang vướng phải.

Bạn cần được tư vấn lãi suất vay và thủ tục vay ngân hàng ĐƠN GIẢN nhất. Hãy liên hệ ngay Kienbank để được chuyên viên tài chính tư vấn hoàn toàn miễn phí. Click vào đây 

lãi suất vay ngân hàng agribank để biết thêm chi tiết.

Chậm giải ngân do khâu duyệt giải ngân

Còn trường hợp đã đi công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo rồi thì tài sản sẽ được nhập kho trong ngân hàng và chờ đợi Phê duyệt của ngân hàng.

Tùy ngân hàng, có thể ngày đó ít hồ sơ thì hồ sơ của KH sẽ được giải ngân nhanh, nếu ngày đó nhiều nhân viên tín dụng đẩy hồ sơ lên để giải ngân thì hồ sơ của bạn sẽ bị chế độ chờ tới lượt giải quyết chưa biết đến kịp không [có thể 1-2 ngày]

Và đã có rất nhiều trường hợp khách hàng đã công chứng xong, đi nộp thế chấp tại quận huyện xong nhưng khi về ngân hàng vẫn không được giải ngân vì nhiều lý do chủ quan và khách quan như: Ngân hàng hết rum, KH cung cấp phương án giả mạo, nhập kho phát hiện tài sản bị quy hoạch, nguồn thu giả mạo,…. còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng.

Vì vậy dân gian ta vẫn có câu “30 vẫn chưa phải là tết”

Mẹo giúp đẩy nhanh thời gian giải ngân hồ sơ

Mẹo giúp đẩy nhanh thời gian giải ngân hồ sơ

Nếu biết được nguyên nhân rồi thì các giải quyết sẻ đơn giản hơn. Với hồ sơ pháp lý trước khi vay bạn phải kiểm tra một lượt cẩn thận, cả vợ và chồng nếu đã kết hôn.

  • CMND bị rách, mờ nhòe… thì đi thay cái mới.
  • CCCD chưa cập nhật thì lên tài nguyên cập nhật ngay.
  • Còn hộ khẩu thiếu hay sai thông tin gì thì lên công an sữa lại và có mộc đỏ.
  • Với các phương án vay bạn cần suy nghĩ và chuẩn bị rỏ ràng để đưa ra lời lý giải hợp lí với ngân hàng.
  • Về nguồn thu nhập, Tài sản, Nợ Xấu nếu có vướng vào vấn đề khó nói nào tốt nhất bạn cứ thành thật với ngân hàng đặc biệt là nợ xấu để ngay từ đầu bạn đã cho ngân hàng thấy độ “trung thực” dù hồ sơ có xấu thì ngân hàng vẫn vui vẻ hỗ trợ bạn giúp giải ngân nhanh. Còn ngược lại bạn chỉ tốn thêm thời gian của mình và làm chậm hồ sơ chứ không được gì cả thậm chỉ sẻ bị từ chối cho vay.

Bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:

Trên đây là một số nguyên nhân và cách giải quyết Vay thế chấp ngân hàng giải ngân trong bao lâu mà chúng tôi muốn gửi tới bạn – những người dự định vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng. Nếu bạn đọc có câu hỏi nào liên quan hay để lại bình luận bên dưới hoặc gửi qua email để được tư vấn thêm ạ.

Nguồn: //www.kienbank.com/

Video liên quan

Chủ Đề