Vận dụng lớp học đảo ngược trong dạy học

Lớp học đảo ngược [Flipped classroom] là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Với hình thực đào tạo online, tài liệu học tập được giảng viên cung cấp trên hệ thống eLearning. Người học sẽ học tập ở hai không gia trong và ngoài phạm vi lớp học làm tăng thời lượng và hiểu quả học tập.

Hoạt động của người tham giaNgười dạyNgười học
Ngoài không gian lớp họcSoạn tài liệu giảng dạy, video bài giảng

Chia sẻ với người học trên Hệ thống quản lý học tập

Tự học, xem, tiềm hiểu bài giảng

Ghi chú những điều chưa rõ, chưa hiểu, chuẩn bị các câu hỏi dành cho người dạy

Trong không gian lớp họcĐiều phối lớp học

Trả lời câu hỏi, tình huống thực tế của người học

Chủ động tham gia lớp học

Đặt câu hỏi, thực hành, thảo luận, ứng dụng các kiến thức

Phương pháp đạo tạo Flipped Classroom online

Tại Thinking School, tạo theo phương pháp Flipped classroom được triển khai theo 3 bước. Bước 1: học trước trên Learning, Bước 2: Học trên livestream hoặc trực tiếp tại lớp, Bước 3: hoàn tất môn học trên eLearning. Vẻ đẹp của phương pháp 3 bước này là làm cho người học có trải nghiệm học tập với nhiều hình thức đa dạng. Việc học eLearning sẽ thú vị khi người học được xem video clip bài giảng nôi dung hay, xúc tích và làm bài quiz kiểm tra kiến thức. Giảng dạy qua livestream làm tăng tính tương tác, gắn kết thông qua việc thảo luận tình huống, thuyết trình. Từ đó, chất lượng đào tạo sẽ tăng với tỷ lệ học viên tham gia học và hoàn thành khóa học cao.

So sánh hiệu quả lớp học đảo ngược và truyền thống

Lớp học đảo ngược chuyển sự hướng dẫn học tập sang mô hình lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề. Với 6 cấp độ học tập trong thang Bloom, trong lớp học đảo ngược, người học sẽ chú trọng nhớ và hiểu ngoài lớp học. Khi đến lớp, giảng viên sẽ chú trọng giúp người học ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Điều này ngược lại với lớp học truyền thống rất chú trọng giúp người học hiểu và nhớ lý thuyết tại lớp.

So sánh lớp học truyền thống và đảo ngược

Vẻ đẹp của Flipped Classroom

Tuy còn nhiều thách thức khi một số người học chưa có thiết bị học hoặc chưa quen việc học online, Flipped classroom đã chứng tỏ được vẻ đẹp của một phương pháp học tập và đào tạo online với hiệu quả ưu việt:

  1. Triển khai đào tạo quy mô lớn nhiều lớp, nhiều học viên, với nội dung và ở nhiều địa bàn khác nhau.
  2. Duy trì liên tục hoạt động học tập đa dạng
  3. Hệ thống hóa kiến thức giúp người học đào sâu và ứng dụng kiến thức
  4. Tiết kiệm chi phí đào tạo

ThinkingSchool.vn

Các chương trình đào tạo về e-Learning

Mời các bạn cùng thảo luận

Lớp học đảo ngược [Flipped classroom] là một mô hình dạy học mới ra đời trong khoảng 10 - 15 năm nay ở Mỹ, được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ tiểu học đến đại học, đã đảo ngược cách tổ chức dạy học theo lớp học truyền thống.

Trong mô hình dạy học này, giáo viên [GV] có nhiều cơ hội trong quan sát, tiếp xúc để hướng dẫn, đánh giá từng học sinh [HS], tạo không gian để HS năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác bạn bè và đánh giá được kết quả học tập của bản thân, nâng cao năng lực tự học, tự đánh giá. Cơ sở khoa học của lớp học đảo ngược là dựa trên 6 bậc gồm ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Trong lớp học truyền thống, thời gian bị giới hạn, GV chỉ hướng dẫn HS nội dung bài học để đạt được 3 mức độ đầu là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ nhận thức cao hơn, HS phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà. Đây chính là trở ngại lớn với đa số HS.

Mô hình mới đã đảo ngược lớp học truyền thống, cụ thể 3 mức độ đầu được HS thực hiện ở nhà, nhờ những video hướng dẫn, bài giảng ngắn của GV, bài giảng trong kho tư liệu của trường hoặc trên mạng internet. Còn thời gian ở lớp, GV và HS sẽ cùng làm việc nhằm đạt được ba bậc cao hơn là phân tích, tổng hợp và đánh giá.

Dạy học trực tuyến trong 2 năm qua là cơ hội để thực hiện mô hình lớp học đảo ngược

Mô hình này tạo môi trường học tập linh hoạt, cho phép HS lựa chọn cách thức, nơi chốn, thời gian học tập phù hợp với điều kiện của cá nhân, GV linh hoạt hơn trong đánh giá việc học tập của HS.

Lớp học đảo ngược tạo phong cách học tập mới cho HS. Trong lớp học truyền thống, GV là trung tâm thông tin, HS có thảo luận đều xoay quanh những ý kiến chủ đạo, dẫn dắt của GV. Ở mô hình lớp học đảo ngược, HS phải là trung tâm; Thời gian ở lớp dành cho thảo luận các kiến thức sâu hơn, tạo cơ hội học tập phong phú, kết nối, ứng dụng, phản biện và có ý nghĩa đối với HS.

Lớp học đảo ngược cung cấp nội dung học tập một cách có định hướng, qua đó sẽ tối ưu hóa thời gian ở lớp. GV xác định rõ nội dung và mục đích bài học cho HS, còn HS chủ động tìm kiếm, khám phá, lĩnh hội.

Mô hình này đòi hỏi GV phải là nhà sư phạm chuyên nghiệp so với lớp học truyền thống. GV liên tục quan sát HS, cung cấp cho các em những phản hồi thích hợp vào đúng thời điểm cần thiết, đánh giá bài làm của HS. GV kết nối mỗi thành viên trong lớp để nâng cao việc học tập. Đồng thời, GV cộng tác với nhau, cùng suy nghĩ và chịu trách nhiệm trong việc cải tiến phương thức dạy và học.

Trở ngại đầu tiên là đối với HS, không phải tất cả gia đình các em đều có cơ sở hạ tầng về truyền thông đồng đều. Nhiều HS khó khăn không có máy tính, điện thoại thông minh và mạng internet để lấy bài giảng của GV. Kế đến là phụ huynh và các nhà giáo dục cho rằng HS không cần thiết phải học tập, làm bài tập ở nhà quá nhiều. Các em cần dành thời gian cho những đam mê riêng, kết nối bạn bè, gia đình, vui chơi, hoạt động xã hội…

Ngoài ra, do chưa hiểu thấu đáo về lớp học đảo ngược nên GV sẽ đưa ra những biện pháp định hướng học tập chưa tốt, thậm chí có GV cho rằng mô hình này sẽ dành nhiều thời gian ở lớp học để HS giải các đề thi, nâng cao thành tích thi cử.

Không phải các trường đều sẵn sàng để HS thực hiện cá nhân hóa học tập, sẽ có sự phân hóa lớn, một số HS có điều kiện và tích cực học tập sẽ vượt lên, ngược lại những HS không có phương tiện hoặc lười học sẽ tụt lại phía sau.

Triển khai mô hình này ở Việt Nam được không ?

Bộ GD-ĐT đã có văn bản về hướng dẫn dạy và học trực tuyến, coi đây là một kênh dạy học chính thức, lâu dài. Ngành giáo dục thực hiện chuyển đổi số, xây dựng kho tư liệu bài giảng E-learning. Chính phủ, các bộ và doanh nghiệp đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, đến nay đã tài trợ hàng triệu máy tính, thiết bị học tập trực tuyến cho HS khó khăn, dành một khoản kinh phí lớn cho phụ huynh, HS vay mua thiết bị học tập.

Bên cạnh đó, cũng đã có các nghiên cứu của giảng viên các trường đại học xây dựng bài dạy theo mô hình lớp học đảo ngược. Ở các dự án này, các bài học theo lớp học đảo ngược được thiết kế 3 bước.

Trước giờ lên lớp: GV xây dựng một lớp học ảo trên mạng, HS được cung cấp tài khoản tham gia, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV. HS được cung cấp các học liệu trên mạng [video bài giảng, tài liệu tham khảo…], tự tìm hiểu và hình thành các kiến thức cơ bản của bài học.

Trong giờ học trên lớp: GV tổ chức thảo luận các vấn đề theo nhiều hình thức khác nhau. Từ những vấn đề lớn, nhỏ, HS phải tự tìm ra hướng tiếp cận, sau đó, GV mới kết luận và đưa ra các luận điểm chung, ghi nhận những luận điểm mới do HS thảo luận. GV nhận xét, đánh giá, giải đáp, chốt lại kiến thức, giao bài tập và nhiệm vụ mới cho bài học sau.

Sau giờ lên lớp: HS có thể tiếp tục phát triển năng lực tự học, tự khám phá bằng việc thực hiện nghiên cứu nhỏ, đăng công khai trên nhóm học tập để chia sẻ với mọi người, tạo hứng thú tự học, nuôi dưỡng đam mê, thích thú với môn học cho HS.

Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này vào thực tế, các trường học cũng đối diện với nhiều thách thức do mô hình vẫn chưa được Bộ GD-ĐT công nhận; kho dữ liệu bài giảng chưa có nhiều video đáp ứng yêu cầu học tập của HS.

Kế đến là cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin rất khác biệt ở từng vùng miền, ở vùng kinh tế khó khăn, nhiều HS không có máy tính và không có cả kết nối mạng internet. HS chưa có

thói quen vào mạng tự học, tự khám phá. Nếu không có sự giám sát, các em dễ sa đà, mất thời gian vào các kênh hấp dẫn khác, do đó chưa có sự đồng thuận từ phụ huynh, nhà trường lo sợ ảnh hưởng đến kết quả thi cử.

Với GV, một số còn hạn chế về công nghệ nên khó khăn khi xây dựng video bài giảng và các sản phẩm gửi đến HS; trình độ tiếng Anh còn hạn chế nên GV chưa tận dụng kho tài liệu, tư liệu, bài giảng khổng lồ từ các viện, trường học nước ngoài.

Muốn thành công, giáo viên không thể đứng riêng lẻ

Để thực hiện mô hình lớp học đảo ngược, trước hết cần sự liên kết giữa các GV, muốn thành công GV không thể đứng riêng lẻ. Mạng lưới lớp học đảo ngược ở Mỹ đã có đến vài chục ngàn GV và nhà giáo dục tham gia.

Các cơ quan quản lý giáo dục từ Bộ đến phòng GD-ĐT nên công nhận mô hình dạy học này; khuyến khích, tạo điều kiện cho GV tâm huyết thử sức và cống hiến. Nhà trường, GViệt Namnghiên cứu, vận dụng và sáng tạo trong thiết kế bài dạy theo lớp học đảo ngược, tạo được những video học tập ngắn khoảng 3 - 5 phút. Tìm hiểu để hỗ trợ HS khó khăn có phương tiện và internet để học tập.

Mô hình này cần nghiên cứu, triển khai ở những trường có điều kiện về cơ sở hạ tầng và đội ngũ, sau đó lan tỏa dần ra nhiều trường, nhiều vùng.

Các trường đại học nói chung và nhất là trường sư phạm cần triển khai mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và trang bị cho sinh viên sư phạm về lý thuyết và kỹ năng dạy học theo mô hình này để đáp ứng yêu cầu dạy học của giáo dục 4.0.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề