Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách kết luận sư phạm

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Nhân cách là gì?

Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.

Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.

Qua những phân tích trên có thể thấy nhân cách có một số đặc điểm sau:

– Tính thống nhất: thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động, giữa đức và tài..

– Tính ổn định: nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó hình thành mà cũng khó mất đi.

– Tính tích cực: nhân cách con người là chủ thể của hoạt động và giao lưu các mối quan hệ giữa người này với người khác

– Tính giao lưu: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là thông qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, và cho xã hội.

Đó là 04 đặc điểm của với nhân cách, nó rất quan trọng với đời sống con người.

2. Giáo dục là gì?

Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.

Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội [bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác] đến con người.

Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xe, như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người [giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi]

Định nghĩa nhân cách?

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách.

Nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình.

Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu.

Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.

Trước khi đi vào nội dung về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về định nghĩa giáo dục là gì?

I.Khái quát về nhân cách

1.Một số khái niệm liên quan

Con người là một khái niệm rất rộng. Tuy nhiên, trong khoa học xã hội, một khái niệm đã được thừa nhận rộng rãi là: Con người là một thức thể sinh học – xã hội.

Cá nhân cũng là một thực thể sinh học – xã hội, nhưng được xem xét cụ thể riêng từng người, với các đặc điểm về sinh lí, tâm lí và xã hội để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác với cộng đồng.

Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và có mục đích [hoạt động trí óc, hoạt động chân tay, hoạt động lý luận hay thực hành], nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó.

Cá tính của từng con người cụ thể là sự độc đáo riêng của mỗi cá thể về những đặc điểm thể chất và tâm lí [thể tạng, kiểu thần kinh, khí chất, nhu cầu, năng lực v.v.]

2.Khái niệm nhân cách

Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách. Nhưng trên cơ sở đó, có thể rút ra định nghĩa khái quát về nhân cách như sau :

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Cụ thể, trong đó :

+ Nói thuộc tính tâm lí là nói hiện tương tâm lí tương đối ổn định – kể cả phần sống động và tiềm phần tàng [nét, thói, tính tình…] có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.

+ Dùng chữ “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lí hợp thành nhân cách có quan hệ chặc chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.

+ Nói bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này [ gọi tắt là kinh nghiệm – xã hội lịch sử] đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.

+ Dùng chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.

Video liên quan

Chủ Đề