Uống thuốc giun bao lâu giun chết

Giun là tình trạng mà hầu hết con người đều mắc phải. Là trẻ nhỏ thì không phải bàn rồi, còn ở người lớn, cho dù bạn có kỹ tính đến mấy, sạch sẽ đến mấy, thì cũng khó tránh khỏi giun, sán nếu bạn ăn thức ăn ở ngoài. Ngay cả ăn ở một nhà hàng sang trọng cũng không thể an toàn đâu nhé! 

Để đảm bảo sức khỏe tốt thì diệt giun định kỳ là một điều cần thiết, không nên bỏ qua và xem thường. Vậy bạn đã biết uống thuốc xổ giun khi nào để mang lại hiệu quả chưa? Cùng theo dõi bên dưới nhé!

1. Nên uống thuốc xổ giun khi nào?

 Hiện nay các loại thuốc tẩy giun, diệt giun rất tiện lợi và dễ sử dụng. Nên bạn cũng không cần phải lo đến vấn đề thời gian và những lưu ý, cấm kỵ nghiêm ngặt khi uống thuốc tẩy giun. 

Lúc trước, có thể ông bà, anh chị em bạn đã từng uống thuốc tẩy giun dạng bột, dạng lỏng với định lượng không nhỏ. Và kèm theo các cấm kỵ như: phải nhịn đói sau khi uống 7-8 tiếng, hạn chế uống nước nhiều sau khi uống. Phải uống từ sáng sớm, lúc bụng càng đói càng tốt,…

Nhưng bây giờ, khi dùng thuốc tẩy giun, bạn không cần lo lắng về bất cứ điều gì cả dù là nên uống thuốc xổ giun khi nào hay có cần kiêng khem gì không. Bạn chỉ phải uống 1 viên duy nhất, thuốc không có mùi, không đắng, dễ uống. Bạn không cần phải nhịn đói, hay kiêng ăn trước và sau khi uống thuốc xổ giun. Bạn có thể uống lúc sáng, trưa, chiều tối điều được. Nhưng có một lưu ý bạn nên cân nhắc, đó chính là tình trạng nhiễm giun của ban. Nếu bạn bị nhiễm giun ở mức độ nặng, hay đã lâu rồi bạn chưa tẩy giun thì bạn nên uống thuốc tẩy giun vào buổi tối, sau 2-3 tiếng sau khi ăn tối. Và nhớ là không ăn vặt ban đêm nhé. Chỉ một lưu ý nhỏ đấy thôi, có thể giúp bạn đẩy hết các loại giun ra khỏi cơ thể nhanh chóng [chỉ những loại giun thông thường mà thuốc có thể tiêu diệt như: giun móc, giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ,…].

Bạn đang xem: Sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết

Vậy câu trả lời cho câu hỏi “Nên uống thuốc xổ giun khi nào?” là: bạn muốn uống khi nào cũng được, nhưng tốt nhất hãy uống vào buổi tối, sau khi ăn 2 giờ đồng hồ. Không cần nhịn đói hay kiêng cữ bất cứ thứ gì sau khi uống.

2. Sau khi uống thuốc xổ giun bạn nên làm gì?

Thường sau khi dùng thuốc bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, lười ăn, ngủ không yên giấc,…

Sau khi sử dụng thuốc bạn nên lưu ý, quan sát xem cơ thể mình có bị phản ứng với thuốc không, nếu có các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, xanh xao, mệt mỏi,… thì bạn nên đến ngay bệnh viện để được khắc phục ngay tình trạng đó nhé. Trên là những triệu chứng sẽ xảy ra tùy vào cơ địa của mỗi người, và tình trạng bệnh lý hiện có của người đó. Nên các bạn cũng không cần quá lo lắng. Nếu trước giờ bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 loại thuốc thì nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ trên rất thấp.

Bên cạnh đó những người sau đây không nên sử dụng thuốc tẩy giun để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe là phụ nữ có thai, trẻ dưới 2 tuổi, người bị bệnh suy thận, nhiễm độc tủy xương và những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

3. Những loại thuốc tẩy giun phổ biến hiện được tin dùng

Các loại thuốc trên được sắp xếp theo thứ tự phổ biến và tác dụng của nó. Nói chung 3 tiêu chí để chọn thuốc là:

Thuốc đặc trị cho loại giun bạn đang nhiễm.Thuốc được sử dụng phổ biến, có độc tính thấp, ít gây tác dụng phụ.Chọn thuốc phù hợp cho từng đối tượng sử dụng.

Những loại thuốc tẩy giun phổ biến có thể kể đến là: fugacar, zentel, đây là 2 loại phổ biến nhất. Theo sau còn có Mebendazol, alzental hay zelcom,…

3.1. Fugacar

Là loại thuốc được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ của Bỉ. Thuốc này dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Nó có chứa thành phần mebendazol có tác dụng phá hủy cấu trúc của giun, khiến chúng không hấp thu được năng lượng và chết dần đi.

Xem thêm: 【Tổng Hợp】 Các Loại Bánh Dành Cho Người Tiểu Đường Không Thể Bỏ Qua

Thường giun tóc, giun đũa, giun kim, sẽ là đối tượng phù hợp của loại thuốc này.


Thuốc tẩy giun facagar


3.2. Zentel

Zentel à loại thuốc diệt giun ngoại. Khác với Fugacar, nó có chứa thành phần albendazole có tác dụng phá hủy cấu trúc tế bào làm ức chế khả năng hấp thụ Glucose của giun. Thuốc này có hiệu quả trên giun kim, giun tóc, giun móc, giun, đũa, sán dây,..

Zentel không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 1 tuổi.


Thuốc tẩy giun zentel


3.3. Mebendazol 

Là thuốc tẩy giun của thương hiệu Việt, rất quen thuộc với người Việt. Nó có chứa thành phần Mebendazol có tác dụng tương tự Fugacar. Thuốc không dành cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú. Khi dùng thuốc bạn cảm thấy hơi đau bụng.


Thuốc tẩy giun mebendazole


4. Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì đi ngoài?

Sau khi uống thuốc xổ giun [lãi] thì bao lâu mới có tác dụng? Cần bao nhiêu thời gian để giun chết đi và bị tống ra bên ngoài? Đáp án cho câu hỏi này là tùy thuộc vào cơ địamức độ nhiễm giun, sán của cơ thể bạn. Thông thường sau khi uống thuốc tẩy giun 2 giờ đồng hồ sẽ có dấu hiệu đi ngoài [lúc này giun đã bị tiêu diệt hoàn toàn]. Hoặc sau 1-3 ngày bạn mới có thể đi ngoài được. Tuy nhiên có một số trường hợp, sẽ đau bụng nhẹ và mắc tiêu chảy sau khi uống thuốc, và khi tống hết chúng ra ngoài thì triệu chứng tiêu chảy cũng hết. Còn nếu bạn vẫn mắc tiêu chảy không ngưng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn cách khắc phục.

Giun, sán sẽ theo phân ra ngoài cơ thể. Những loại thuốc hiện nay sẽ tự tiêu giun nên khi đi ngoài có thể bạn sẽ không thấy giun trong phân, hoặc sẽ thấy phần xác giun đã bị phân hủy một phần.

 Nhiễm giun, sán là tình trạng hay rất gặp. Để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như gia đình, bạn nên ghi nhớ lịch tẩy giun 2 lần mỗi năm cho người lớn và 2-3 lần cho trẻ em. Bên cạnh đó cần: ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế thức ăn cũng như nhà bếp. Hạn chế ăn các thực phẩm tươi sống để không bị nhiễm giun sán các bạn nhé!

Sử dụng thuốc tẩy giun, xổ giun [hay thuốc xổ lãi] là một cách phổ biến được khuyến cáo trong phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra. Dù vậy, nhiều người vẫn còn những thắc mắc xung quanh việc dùng nhóm thuốc này.

Giun là những ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, có khả năng sống và hấp thu chất dinh dưỡng từ vật chủ, thường trú ngụ tại đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các nhiệt đới ẩm thấp hoặc nước đang phát triển do nguồn thức ăn, nước uống dễ bị ô nhiễm.

Ở Việt Nam, các loại giun đường ruột thường gặp ở người là giun đũa, giun tóc và giun móc/ mỏ. Ở trẻ em còn hay nhiễm phải giun kim. Người bị nhiễm giun thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tự ý thức uống thuốc tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thuốc tẩy giun bao gồm những loại nào?

Thuốc tẩy giun sán, thuốc xổ giun, xổ lãi bao gồm những thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của các thuốc này thường là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ như:

  • Mebendazole, albendazole, thiabendazole: ngăn không cho giun hấp thu các loại đường cần thiết để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ tiêu diệt giun trưởng thành chứ không giết chết trứng giun.
  • Praziquantel, pyratel, ivermectin: gây tê liệt giun sán trong đường ruột. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng đào thải các ký sinh trùng này ra khỏi ruột qua phân.

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y tế, hai thuốc tẩy giun được sử dụng là albendazole hoặc mebendazole.Theo đó, đối tượng sử dụng là từ 12 tháng tuổi trở lên và chống chỉ định cho:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt trên 38ºC
  • Người đang mắc một số bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Khuyến cáo tẩy giun cho từng nhóm đối tượng

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã có bản hướng dẫn điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun cho từng nhóm đối tượng như sau:

Dùng thuốc tẩy giun cho trẻ em

Sử dụng thuốc tẩy giun albendazole hoặc mebendazole dùng một liều duy nhất với tần suất 1–2 lần/ năm [tùy theo vùng dịch tễ] được khuyến cáo thực hiện cho tất cả trẻ nhỏ và trẻ em. Liều lượng dùng như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: dùng albendazole 200mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.

Dùng thuốc tẩy giun cho người lớn

Người trưởng thành, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm tùy theo vùng dịch tễ.

Dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu sinh sống ở khu vực có hai yếu tố sau đây nên sử dụng thuốc tẩy giun để giảm nguy cơ nhiễm giun:

  • Tỷ lệ nhiễm giun móc và/ hoặc giun tóc ở phụ nữ có thai trên 20%
  • Vấn đề thiếu máu nghiêm trọng với tỷ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai là 40% hoặc cao hơn

Thuốc sử dụng là albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg với liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm.

Những thắc mắc thường gặp

Nên uống thuốc xổ giun lúc nào để có hiệu quả tốt?

Các thuốc tẩy xổ giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ [thuốc nhuận tràng] như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy xổ giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn các cách tẩy giun an toàn.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc xổ giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng “đi ngoài ra giun” sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thuốc tẩy xổ giun cũng không ngoại lệ. Mặc dù các thuốc này tương đối an toàn ở liều dùng khuyến cáo, một số tác dụng phụ được ghi nhận thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và không phải ai cũng gặp phải những phản ứng giống nhau. Để có được thông tin cụ thể hơn, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ sử dụng. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề