Tuổi học đường hay mắc các tật nào biện pháp phòng tránh

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây tật khúc xạ là bẩm sinh và mắc phải. Trong đó, nguyên nhân mắc phải thường do quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: Tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem tivi, sử dụng vi tính không hợp lý…

Để phòng tránh tật khúc xạ tuổi học đường, cần phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Khi học, cứ 1 giờ phải nghỉ 10-15 phút. Xem tivi, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Nơi học tập bảo đảm đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần cửa sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm. Tư thế ngồi học thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 cm với cấp tiểu học, 30 cm với cấp trung học cơ sở và 35 cm với học sinh trung học phổ thông. Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen hoặc giấy quá trắng, quá bóng.

Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng một ngày; ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều... để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.

Phương Liên

1. Bệnh cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là sự bất thường của cột sống bị cong về bên trái hoặc bên phải. Bệnh cong vẹo cột sống thường xảy ra từ độ tuổi 8 – 14 tuổi, do lúc này xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Dưới một tác nhân nào đó [ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng, bàn học không đúng tiêu chuẩn] gây áp lực lên cột sống khiến cột sống không phát triển bình thường mà bị cong sang một bên. 
Phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh: cách tốt nhất là ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo lệch sang một bên. Bàn ghế phải có kích thước phù hợp với trẻ [không cao quá hoặc thấp quá], hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng, tập luyện thể thao với cường độ cao.. Ngoài ra cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hệ xương của trẻ phát triển chắc khỏe. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, bổ xung canxi bằng cách ăn cua, tốm, uống sữa…

Ngồi bàn ghế đúng kích thước, không mang vác vật nặng là cách phòng chống bệnh cong vẹo cột sốt tuổi học đường tốt nhất

2. Tật khúc xạ mắt
Chủ yếu là cận thị và viễn thị. Có khoảng 15 % học sinh đang độ tuổi đi học mắc phải bệnh cận thị và đang có nguy cơ ngày càng tăng cao. Nguyên nhân cận thị ở học đường là do ánh sáng không đủ, ngồi quá xa bảng.

Ánh sáng không đủ, xem ti vi quá nhiều, ngồi học không đúng tư thế là những nguyên nhân gây ra bệnh cận thị.

Cách phòng tránh: phòng học phải đảm bảo đủ nguồn sáng. Không nên để trẻ em xem ti vi quá nhiều và ngồi gần. Chú ý bổ sung thêm vitamin A cho con bằng cách bổ dinh những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào bữa ăn như: cà rốt, cá… hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ xung vitamin A.
3. Bệnh răng miệng
Theo khảo sát tỉ lệ học sinh bị mắc bệnh răng miệng rất lớn điển hình nhất là bị sâu răng và viêm lợi. Bệnh răng miệng ở lứa tuổi đi học [nhất là các bé học cấp 1] đó là do ăn uống và vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn ăn mòn răng và viêm nhiễm lợi, thậm chí một số em học sinh còn bị sún, gây mất thẩm mỹ và quá trình ăn uống sau này. Bệnh sâu răng còn gây nhức răng, ảnh hưởng đến dây thần kinh vùng miệng và tủy răng, có nguy cơ khiến răng bị hỏng hoàn toàn, buộc phải nhổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Ngoài ra sâu răng còn có tính lây lan sang các răng bên cạnh và ảnh hưởng lâu dài về sau.
Cách phòng tránh chính là vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần, đánh răng 3 phút ngay sau khi ăn. Không dùng tăm xỉa răng, thay vào đó dùng chỉ nha khoa. Hạn chế cho trẻ em ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo. Không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.
4.Bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu. Hầu hết các vi trùng này không nguy hiểm nếu thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh viêm bàng quan,  viêm thận…
Cách phòng tránh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đường tiết niệu, không ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường, nhiều protein, đồ ăn quá mặn các chất có thể tạo sỏi trong thận và bàng quang. Đặc biệt, trẻ em nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ sinh.
5. Bệnh béo phì
Hiện nay tình trạng béo phì ở lứa tuổi học đường ngày càng tăng. Những nguyên nhân  dẫn đến béo phì là do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động. Bệnh béo phí ở trẻ không không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, thoái hóa khớp…

Cách phòng tránh: Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt.
6. Rối loạn sức khỏe tinh thần
Ngày càng có nhiều trẻ em bị mắc bệnh rồi loạn sức khỏe tinh thần bao gồm rối loạn hành vi ứng xử như chứng tăng động. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này có thể là do bẩm sinh hoặc do môi trường như bạo lực học đường, phân biệt đối xử, tác động của gia đình. Rối loạn sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh khiến các em luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi chán nản, sợ hãi, kém tập trung.
Cách phòng tránh: Luôn quan tâm và bảo vệ con, xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho con. Cho trẻ một môi trường đầy tình thương yêu, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Ngoài việc chăm sóc thể chất cho con hãy học cách lắng nghe con nói chuyện. Khuyến khích trẻ tự lập trong cuộc sống.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4

Cập nhật: 13:17 - 04/12/2021 | Lần xem: 1883

Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng chịu nhiều sức ép, cả ngày nhìn vào sách vở, màn hình điện thoại, máy vi tính, tivi, … dẫn đến hệ thống thị giác bị quá tải, mệt mỏi, nhức mỏi mắt xuất hiện và gia tăng độ khúc xạ mắt. Việc quan tâm và giáo dục về vệ sinh thị giác cho mọi người, nhất là ở lứa tuổi học sinh là điều rất cần thiết.

Dưới đây là các biện pháp nên thực hiện để giảm bớt những căng thẳng về mặt thị giác do gánh nặng của công việc và thoải mái hơn trong cuộc sống:

  1. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc

Động tác đơn giản nhưng hữu hiệu để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu. Không làm bất cứ việc gì phải huy động thị giác gần quá 45 phút, việc nghỉ định kỳ sau mỗi 45 phút giúp đầu óc thư thái, giảm sự căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn. Cho mắt nghỉ ngơi khoảng 1 phút sau khi đọc 3-4 trang sách.

Nếu máy tính đang xử lý thông tin hoặc tải dữ liệu nên hướng mắt nhìn xung quanh, hoặc đứng dậy đi vòng quanh để thị giác được nghỉ ngơi. Nếu hình ảnh xung quanh bị mờ phải cho mắt nghỉ lâu hơn.

Ánh sáng làm việc gần phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng; không nên chỉ dùng 1 ngọn đèn để đọc sách trong phòng tối và cần tránh sự phản xạ bề mặt [phản xạ từ mặt giấy hoặc màn hình máy tính] khi làm việc gần.

Cả phòng nên được chiếu sáng đầy đủ, có thể kết hợp ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời, sử dụng kết hợp đèn bóng tròn và đèn tube. Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho đọc sách là chiếu sáng từ sau và trên xuống.

Khoảng cách lý tưởng để đọc sách gần đối với người lớn là 35-40 cm [đối trẻ em khoảng cách này sẽ gần hơn].

Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến nỗ lực về thị giác quá lớn do việc gia tăng sức điều tiết và cũng có thể làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.

Ngồi ngay ngắn trên bàn làm việc, ngực và lưng thẳng khi đó mắt của chúng ta sẽ cách sách hoặc màn hình máy tính một khoảng cách phù hợp. Nếu ngồi không đúng tư thế, quá gần sách vở hoặc màn hình máy tính sẽ làm mỏi cổ, mỏi lưng và giảm hiệu suất công việc.

Không nên đọc sách khi nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Không nên xem tivi ở tư thế nằm mà nên ngồi ngay ngắn.

Nên cầm cách đầu viết khoảng 2,5cm để tránh nghiêng đầu xem những gì đang viết và nên xoay tập nghiêng theo 1 góc đồng phương với góc nghiêng của tay cầm viết.

Khi chúng ta đặt sách lên mặt bàn thì khoảng cách từ mắt chúng ta đến đầu trang sách sẽ lớn khoảng cách từ mắt đến cuối trang, điều này dẫn tới mắt chúng ta sẽ bị áp lực nhiều hơn khi đọc đến cuối trang. Do đó chúng ta nên để nghiêng sách lên 1 góc khoảng 20 độ [khoảng 10cm].

Nên xem tivi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình tivi, khoảng 2,5-3m; ngồi thẳng khi xem và có chiếu sáng trong phòng nhưng tránh ánh đèn phản xạ trực tiếp lên màn hình; đeo kính khi xem tivi nếu có tật khúc xạ.

Khi xem tivi không nên chỉ tập trung vào màn hình mà nên vận dụng thị giác để nhận biết các sự vật xung quanh ngoài tivi.

Đối với trẻ em nên giới hạn việc xem tivi xuống khoảng 1 đến vài  giờ một ngày.

  1. Tham gia các hoạt động ngoài trời

Nên chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời vì các hoạt động này thường đòi hỏi thị giác xa hơn là thị giác gần.

Đối với người tiếp xúc với màn hình thường xuyên thì việc chơi thể thao cũng làm giảm đáng kể các stress về tâm lý.

  1. Khi tham gia các phương tiện giao thông

Khi đi tàu xe, máy bay hay xe lửa không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục dẫn đến mệt mỏi về thị giác. Ta nên nhìn cảnh vật xung quanh để thư giãn thị giác.

  1. Kính trợ giúp thị giác gần

Việc đeo kính trợ giúp cho thị giác gần [như: đọc sách, học bài, may vá, vẽ tranh hay làm máy tính] là rất cần thiết đặc biệt đối với người có mắc các tật khúc xạ hoặc có bất đồng khúc xạ. Việc đeo kính này giúp làm việc gần thoải mái hơn, kéo dài hơn vì nó làm giảm các nỗ lực về mặt thị giác.

  1. Các vấn đề vệ sinh thị giác đối với trẻ em

Nên có bàn ngồi học vừa với kích thước cơ thể để trẻ ngồi học được thoải mái, khoảng cách từ mắt đến sách đọc khoảng 30 đến 40cm.

Ánh sáng khi ngồi học phải có sự phân bố và cường độ tốt không gây lóa mắt. Ngoài sự chiếu sáng trong phòng nên có thêm đèn bàn đặt phía bên tay trái [nếu thuận tay phải và ngược lại]. Chữ in phải rõ ràng và giấy không quá bóng gây mỏi mệt mắt.

Tùy tình trạng mắt của trẻ [viễn thị trung bình và nặng, cận thị nặng, loạn thị, …] để có lời khuyên nên đeo kính hay không khi đọc sách.

Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ nên được xếp ngồi gần bảng vì có thể kính đeo không đúng tình trạng nhược thị, trẻ chưa đạt được thị lực tối đa nên vẫn không nhìn rõ nếu ngồi xa. Nên thử thị lực tất cả các bé trong lớp để sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.

Không nên làm việc bằng mắt liên tục kéo dài, mỗi giờ nên cho mắt nghỉ ngơi 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn nhìn ra xa. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc chơi vi tính quá nhiều vì sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác.

Trẻ cần được điều hòa giữa học tập sách vở và giải trí ngoài trời, mật độ làm việc gần cần được điều chỉnh thích hợp với sự phát triển của cơ thể và tinh thần của trẻ. Trẻ có tật khúc xạ không cần cắt giảm bớt chương trình học tập, trừ khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thị giác do nỗ lực học tập quá lớn.

KS. Phạm Lê Thị Yến Oanh - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề