Trung bình doanh thu chạy grab 2023 năm 2024

Lợi nhuận được điều chỉnh trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần [EBITDA] của Grab đạt 29 triệu USD trong quý tính đến tháng 9/2023, cao hơn nhiều so với mức dự báo trước đó là 9,5 triệu USD.

Biểu tượng hãng xe công nghệ Grab tại văn phòng ở Singapore. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Grab Holdings Ltd. ngày 10/11 lần đầu tiên công bố có lợi nhuận trên cơ sở được điều chỉnh, đánh dấu cột mốc quan trọng đối với công ty cung cấp dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á được thành lập vào năm 2012.

Lợi nhuận được điều chỉnh trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần [EBITDA] của Grab đạt 29 triệu USD trong quý tính đến tháng 9/2023. Con số này cao hơn đáng kể mức dự báo trước đó của các nhà phân tích là 9,5 triệu USD.

Doanh thu của Grab cũng tăng 61% lên 615 triệu USD trong quý, chậm lại so với mức ba con số trong những năm qua do khách hàng trong khu vực hạn chế chi tiêu để đối phó với lạm phát và lãi suất tăng cao.

Nhu cầu đang tăng yếu hơn do cơ sở khách hàng của Grab đang mở rộng. Một lý do khác là người tiêu dùng hiện hạn chế chi tiêu cho việc gọi xe và giao đồ ăn đến tận nhà khi nền kinh tế đang đối mặt nhiều thách thức.

[Đà tuột dốc của cổ phiếu Grab khiến Singapore 'thức tỉnh']

Ông Mark Mahaney, nhà phân tích tại Công ty Tư vấn Tài chính Evercore ISI, cho biết các phân khúc về vận tải chở khách và giao hàng của Grab đang có dấu hiệu cải thiện rõ ràng. Do đó, có cơ sở để tin rằng hoạt động kinh doanh của Grab sẽ tăng tốc hơn nữa trong quý này.

Khoản lợi nhuận trên là một bước tiến lớn trong nỗ lực của Grab nhằm chứng minh với các nhà đầu tư rằng họ có thể sinh lời.

Dù dẫn đầu thị trường gọi xe và giao hàng ở Đông Nam Á, Grab vẫn chưa đạt được thu nhập ròng do buộc phải tiếp tục chi tiêu để cạnh tranh với các đối thủ như GoTo của Indonesia.

Grab cũng cho biết khoản lỗ cả năm dự kiến sẽ là 20-25 triệu USD, nhỏ hơn mức 30-40 triệu USD theo dự báo hồi tháng Tám. Số lượng người dùng giao dịch hàng tháng trên nền tảng của công ty cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 36 triệu người.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc tài chính Peter Oey của Grab cho biết tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ bán ra của bộ phận vận tải hành khách sẽ phục hồi về mức trước đại dịch vào cuối năm nay.

Kể từ khi thành lập vào năm 2012, công ty có trụ sở tại Singapore này đã mở rộng nhanh chóng khắp Đông Nam Á. Điều đó đã dẫn đến thua lỗ ngày càng lớn cho Grab, khi công ty phải chi mạnh tay để thu hút tài xế và người dùng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như GoTo và Sea Ltd.

Tăng trưởng chậm lại đã khiến Grab phải tập trung vào lợi nhuận và kiểm soát chi phí. Hồi tháng Sáu, Grab thông báo sẽ cắt giảm hơn 1.000 việc làm để cắt giảm chi tiêu theo ý của các nhà đầu tư./.

Khi làn sóng thất nghiệp gia tăng, chạy xe công nghệ là nghề được nhiều công nhân tìm đến, nhưng đây cũng là lựa chọn bấp bênh không kém.

Tài xế liên tục kiểm tra điện thoại chờ nhận cuốc. Ảnh: Hữu Chánh

Thu nhập không như kỳ vọng

Anh Huỳnh Tiến Đạt, từng làm công ty giày da ở Bình Dương chuyển sang chạy GrabBike nhiều tháng qua ở TPHCM sau khi công ty cắt giảm nhân sự.

Khi mới bắt đầu chuyển sang chạy xe ôm, nam tài xế 30 tuổi vẫn kỳ vọng đây là công việc có thể cứu nguy cho mình sau 2 năm bấp bênh với công việc trong nhà máy may.

Dắt xe ra khỏi nhà trọ từ 5h sáng, nhưng đến 9h, anh Đạt mới chỉ được nhận 1 cuốc xe ngắn với thu nhập 30 nghìn đồng.

"Thời gian đầu mới vào nghề, mỗi ngày chăm chỉ chạy từ 12 tiếng trở lên, thu nhập dao động trong khoảng 400 đến 500 nghìn đồng một ngày. Tuy nhiên, khoảng 3 tháng trở lại đây, mỗi ngày cùng lắm cũng chỉ kiếm được khoảng 300 nghìn đồng, có những ngày chỉ hơn 100 nghìn đồng" - anh Đạt nói.

Nguyên nhân được anh Đạt chỉ ra là do nhiều tài xế mới xuất hiện, lượng khách đi ít hơn, thu nhập cũng theo đó mà giảm sút.

"Thu nhập bình quân mỗi tháng từ chạy xe hiện nay cũng không khá hơn so với hồi tôi còn làm trong nhà máy, chỉ dao động từ 8 đến 10 triệu đồng" - anh Đạt ngán ngẩm.

Khi làn sóng thất nghiệp gia tăng, chạy xe công nghệ là nghề được nhiều công nhân nghĩ tới đầu tiên. Ảnh: Hữu Chánh

Hai tháng trước, công ty của anh Nguyễn Trọng Hảo [28 tuổi] ở Bình Dương cũng rơi vào tình cảnh ít việc. Không có tăng ca, thu nhập của anh chỉ còn hơn 8 triệu đồng/tháng. Dù đã cố gắng chắt bóp chi tiêu, song mức thu nhập trên không đủ trang trải cuộc sống, anh Đạt quyết định nghỉ việc ở công ty sau 5 năm gắn bó.

Người đàn ông quê Nghệ An chọn GrabBike làm công việc chính với hy vọng có nguồn thu ổn, khoảng trên 12 triệu đồng/tháng để nuôi gia đình. Tuy nhiên, thực tế khác xa với anh nghĩ.

"Dành hơn 12 tiếng mỗi ngày để làm việc, thu nhập cũng chỉ khoảng từ 300 đến 400 nghìn đồng. Nếu trừ đi chi phí xăng xe, ăn uống, sinh hoạt... cũng chẳng còn bao nhiêu" - anh Hảo nói.

Giấc mộng có nguồn thu ổn định từ việc chạy GrabBike vỡ vụn, nam tài xế đang tính đường về quê làm shipper, dù thu nhập thấp hơn nhưng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.

Lựa chọn bấp bênh

Tình trạng thất nghiệp đang gia tăng trong nhiều tháng qua. Riêng quý II năm nay, 217.800 lao động trên cả nước mất việc do doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, tăng khoảng 46% so với quý trước, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, chế xuất như Bình Dương, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Trong gần 9.560 doanh nghiệp tham gia khảo sát cuối tháng 4, có 82% cho biết, sẽ giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong nửa năm còn lại.

Hơn 7.300 doanh nghiệp cho hay, vẫn hoạt động song 71% số này có kế hoạch cắt giảm lao động, nhiều nhất ở hai lĩnh vực xây dựng và công nghiệp.

Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân [thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ], có thể làn sóng sa thải người lao động tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp. Cùng với cắt giảm nhân lực, gần 30% doanh nghiệp cho biết, sẽ giảm một nửa doanh thu, chỉ khoảng 2,5% đơn vị có chiều hướng tăng.

Làn sóng cắt giảm đơn hàng, sa thải lao động ở các doanh nghiệp tăng mạnh, nhiều người tìm đến xe ôm công nghệ như một giải pháp trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, nhiều tài xế cho biết, đây cũng là lựa chọn bấp bênh không kém.

Chạy GrabBike từng là công việc hái ra tiền của lao động phổ thông. Ảnh: Hữu Chánh

Anh Hoàng Văn Công - một tài xế xe công nghệ tại TPHCM - chán nản chỉ sau 2 tháng chạy Grab toàn thời gian, vì lượng công việc có được không như anh hình dung.

"Nghe mấy người bạn bảo chạy Grab thu nhập từ 12-15 triệu đồng/tháng, nhưng mới chạy được thời gian mà thấy bèo quá. Nói chung cũng chỉ đủ ăn tiêu chứ không có dư. Nếu chọn Grab là nghề chính chắc sống không nổi" - anh Công nói.

Từng làm tài xế xe tải cho công ty điện tử ở TPHCM trong 7 năm qua, thời gian vừa rồi, anh Phạm Văn Thắng [35 tuổi, TP Thủ Đức] thất nghiệp vì công ty phá sản. Anh tính sẽ tìm đến Grab như một giải pháp tạm thời trước khi có được phương án chắc chắn hơn. Tuy nhiên, với thu nhập chỉ dao động trong khoảng 300 nghìn đồng mỗi ngày chạy cật lực, anh dự định sẽ lại tiếp tục tìm việc khác để có thu nhập ổn định hơn.

Trung bình 1 ngày chạy Grab bao nhiêu tiền?

Ước Tính Thu Nhập và Lương Chạy Grab Theo các thông tin từ nguồn tin trực tuyến và chia sẻ từ những người tài xế, thu nhập hàng ngày khi chạy Grab có thể dao động trong khoảng từ 500.000 đến 1.500.000 đồng.

Chạy Grabcar thu nhập bao nhiêu 2023?

Tương tự, Grab đưa ra quảng cáo thu nhập lên tới 35 triệu mỗi tháng với ôtô nhàn rỗi. Cụ thể, hãng này cho biết thu nhập tài xế “trung bình 26-33 triệu/ tháng khi hoạt động toàn thời gian mỗi tháng, và sẽ đạt đến 35 triệu/tháng trong mùa cao điểm như mùa mưa, lễ tết”.

Xe ô tô chạy Grab được bao nhiêu năm?

Nếu muốn đăng ký Grabcar chạy dịch vụ thì xe ô tô của bạn phải đáp ứng các tiêu chí về đời xe, độ an toàn kỹ thuật, đủ tiện nghi cơ bản,… Xe đời bao nhiêu được chạy Grabcar thì xe đó phải sản xuất từ năm 2012 trở lên và có sức chứa dưới 9 chỗ ngồi.

Phí đăng ký Grab là bao nhiêu?

7.1. Phí đăng ký chạy Grab là bao nhiêu? Việc đăng ký chạy Grab, bao gồm kích hoạt tài khoản và đào tạo, được thực hiện hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, tài xế sẽ phải chi khoảng từ 250.000 đến 400.000 đồng để mua đồng phục của Grab.

Chủ Đề