Trong Kỹ thuật chiết cành khâu quan trồng nhất đối với các loại cây ăn quả là gì

Chiết cành là một phương pháp kích rễ cho cây tại vị trí cần tách thân. Dành cho loại giống khó ươm trồng. Cây ươm hạt mãi không lên mầm, tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc giâm cành không lên. Phương pháp này là biện pháp phù hợp nhất.

Kỹ thuật chiết cành này được áp dụng cho nhiều loại cây cảnh, từ cây thân gỗ cao như chiết cành cây si, cây sung, cao su Ấn Độ, Đa. Cũng có thể được áp dụng với cây bụi, cây thân thấp như chiết cành Mộc Lan. Áp dụng được cho vườn cây ươm giống ngoài trời và cả nhà kính.

Chiết cành chỉ cắt một lớp vỏ rồi bọc đất, đến khi ra rễ thì cắt nhánh khỏi cây mẹ. Vì ở trên thân cây mẹ, dùng dinh dưỡng từ gốc cây nên cành dễ dàng sống và bén rễ hơn phương pháp ghép cành.

Các bước chiết cành

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chiết

  • Cây mẹ
  • Dao sắc
  • Rêu bám đá [ Loại rêu ở tảng đá, bờ tưởng ẩm]
  • Túi nilong
  • Miếng nhựa cứng
  • Kéo
  • Nước
  • Bát ngâm rêu.
  • Đất
  • Dây

Lưu ý: Tránh chọn những cành quá to vừa lãng phí gỗ ghép, vừa suy kiệt cây mẹ. Cũng không nên dùng những cành quá nhỏ, vì dù có ra rễ thì cành cũng vô giá trị, mọc xấu, còi cọc.

Bước 2: Xử lý vật liệu

  • Ngâm rêu, mùn gỗ, sau đó vắt kiệt nước cho đến khi rêu và mùn cưa còn vừa bằng một nắm tay.
  • Cắt túi nilon và miếng nhựa cứng theo kích thước phù hợp [khoảng 30×30 cm và lớn hơn một chút so với chiều rộng của phần cành chiết].
  • Cắt hai đoạn dây khoảng 20-25 cm.
  • Chọn vị trí muốn chiết [ tốt nhất là chọn phần dưới mắt lá]. Tỉa bớt lá để cho khoảng 10-20 cm nhánh không có lá.

Nên xem:   Cách diệt ngài chích bưởi, cam quýt, chôm chôm

Bước 3: cắt cành

Thực hiện cắt xéo lên trên khoảng một nửa đến hai phần ba qua nhánh. Cẩn thận không cắt quá sâu làm cành gãy.
Dùng ngón tay cái đỡ nhánh cây, sau đó rút con dao về phía cuống bằng ngón tay. Đặt ngón tay cái sao cho lưỡi dao hướng xéo vào bề mặt vỏ cây. Rọc một lát vừa đủ hở để chèn miếng nhựa vào.

Bước 4: Bọc bầu

Dùng rêu ẩm quấn xung quanh vết cắt. Lưu ý: Không ấn quá chặt, tạo độ xốp vừa đủ cho phần bầu đất. Nhờ sự kích thích bởi lớp dinh dưỡng dồn ứ ở vết cắt, độ ẩm của bầu. Rễ cây có thể mọc trên mép vết cắt sau 5 đến 7 ngày.

Sau khi đắp phần rêu lên vết cắt, dùng túi nilong buộc vào 2 đầu nhánh. Tạo thành một phần bầu tròn xung quanh vết cắt, với độ phồng đầy đủ để đảm bảo không khí bên trong.

Như vậy là các bạn đã hòan thành các bước chiết cành. Từ một tuần cho đến một tháng sau thì mắt bắt đầu đâm rễ vào bầu. Điều này còn phụ thuộc vào giống cây và nhiệt độ thời tiết. Sau khi kiểm tra cành đã ra rễ vừa đủ. Thực hiện cắt rời cành xuống chậu ươm để trồng. Chúc các bạn thành công!

Cây ăn quả là một trong những loại cây được trồng rất phổ biến ở điều kiện môi trường của Việt Nam. Đó cũng chính là thế mạnh ở vùng khí hậu ôn đới rất thích hợp với sự phát triển của các loại cây ăn quả.


Hiện nay nước ta rất đa dạng về loài và cho năng suất rất cao, đó là bởi công sức nghiên cứu và phát triển của các trung tâm cây giống trên cả nước chúng ta đang không ngừng phát triển tăng năng suất và sức sống mạnh mẽ cho các giống cây ăn quả trong nước và giống cây nhập khẩu. Từ nhiều phương pháp nhân giống lai tạo khác nhau như ghép cành, chiết, ươm hạt…mà các loại cây ăn quả của chúng ta ngày càng đa dạng hơn và “độc” hơn so với trước đây.


Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

* Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.

- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.

- Hệ số nhân giống cao.

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.

- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

- Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

* Nhữngđiểm chú ý khi nhân giống bằng hạt.

- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt [hạt mít, hạt bưởi]; một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo [hạt xoài, hạt mận] và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm [hạt nhãn, hạt vải].

- Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối.

* Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

- Gieo ươm hạt trên luống đất.

+ Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7 kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50 cm.

+ Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tuỳ thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm tuỳ thuộc vào thời vụ gieo và tuỳ thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.

+ Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%.

- Gieo ươm hạt trong bầu

Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1 m3 đất mặt + 200 - 300 kg phân chuồng hoai mục + 10 - 15 kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.

Phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả là phương pháp mà thông qua các cách làm khác nhau tạo ra những cây hoàn chỉnh từ những phần riêng biệt ở cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.

2.1. Phương pháp chiết cành

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những nhược điểm của phương pháp chiết cành

- Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

- Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

* Phương pháp tiến hành

- Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành có đường kính từ 1 - 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na, cành dưới tán và các cành vượt.

- Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ.

Sau khi khoanh vỏ1 - 2 ngàythì tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa... tưới ẩm, bọc bầu bằng giấy potyêtylen và buộc kín hai đầu bằng lạt mềm.

Sau 60 - 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.

Thời vụ chiết thích hợp cho đa số các chủng loại cây ăn quả là vụ xuân và vụ thu.

2.2. Phương pháp giâm cành.

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.

* Những nhược điểm.

Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ  và ánh sáng trong nhà giâm.

* Phương pháp tiến hành.

Đối với các cây ăn quả dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông, thường lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây ăn quả gỗ mềm, không rụng lá thường lấy cành giâm vào mùa sinh trưởng.

Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điều kiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau.

Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán tương tự chọn cành chiết, chiều dài hom giâm thích hợp từ 15 - 20 cm. Đối với những cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2 - 4 lá.

Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000 - 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 - 40 ppm trong thời gian 10 - 20 phút.

Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ  thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.


 

Quốc Bảo tổng hợp [Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả, nông nghiệp Việt]


Video liên quan

Chủ Đề