Trình bày cách kiểm nghiệm thuốc tiêm truyền

Thuốc tiêm là một trong những dạng bào chế vô khuẩn có yêu cầu chất lượng rất cao. Để đảm bảo chất lượng toàn diện của một chế phẩm thuốc tiêm, ngoài việc phải kiểm soát chặt chẽ tất cả các công đoạn trong quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm, chế phẩm thuốc tiêm còn phải đạt các yêu cầu kiểm tra chất lượng sau đây và phải duy trì được chất lượng đó cho tới khi thuốc được sử dụng.

  • Không màu hoặc có màu của dược chất
  • Thuốc tiêm nhũ tương không được có biểu hiện tách lớp.
  • Thuốc tiêm là hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải phân tán đồng nhất ngay khi lắc nhẹ và phải giữ được sự phân tán đồng nhất đó trong thời gian đủ để lấy được đúng liều thuốc vào bơm tiêm. Thuốc tiêm hỗn dịch chứa các tiểu phân phân tán có kích thước nhỏ hơn 15
  • Thuốc tiêm bột đóng lọ phải đạt quy định về hàm ẩm [theo tiêu chuẩn của chế phẩm]. Thuốc phải nhanh chóng chuyển thành dung dịch trong suốt hay hỗn dịch đồng nhất khi cho dung môi vào lắc nhẹ.
  • Thuốc tiêm dung dịch [bao gồm cả dung dịch được pha lại từ thuốc tiêm bột vô khuẩn] phải đạt độ trong cho phép, đặc biệt đối với thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền.

Dung dịch tiêm không trong là dung dịch có chứa các tiểu phân không tan như sợi bông, sợi celluĩose, thủy tinh, cao su, chất dẻo, bụi, hóa chất, …. lơ lửng trong dung dịch. Một dung dịch thuốc tiêm không đạt độ trong cần thiết có thể do trong quá trình sản xuất đã dùng màng lọc không đúng kích thước lỗ lọc quy định hoặc do màng lọc có khuyết tật để lọc dung dịch, hoặc có thể do bụi từ môi trường rơi vào, hoặc có thể do bao bì đựng thuốc xử lý chưa tốt hoặc có thể đã có những biến đổi vật lý hay hóa học trong dung dịch thuốc tạo ra các sản phẩm không tan, hoặc có thể do tương tác giữa thuốc với bao bì đựng thuốc.

Yêu cầu về độ trong của dung dịch thuốc tiêm ghi trong Dược điển của các nước không giống nhau. Kiểm tra độ trong của dung dịch tiêm bằng mắt có thị lực tốt cũng chỉ phát hiện được các tiểu phân có kích thước > 50pm mà không thể phát hiện được các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn. Trong khi các vi mao mạch có đường kính khoảng 10-12 pm hay nhỏ hơn như các vi mao mạch phổi [khoảng 7pm] nên khi tiêm tĩnh mạch một dung dịch thuốc tiêm được coi là đạt độ trong khi kiểm tra bằng mắt thường vẫn có nguy cơ gây tắc các vi mao mạch.

Dược điển Việt Nam III [phụ lục 8.9, trang PL -138] có quy định về xác định giới hạn tiểu phân áp dụng đối với thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền. Yêu cầu thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền không được có vật thể phát hiện bằng mắt thường khi quan sát bằng dụng cụ soi tiểu phân. Và khi điểm số tiểu phân được giữ lại trên màng lọc sau khi lọc 25 ml dung dịch cần kiểm tra qua màng lọc có lỗ lọc 1 pm bằng kính hiển vi, không được có quá 20 tiểu phân có kích thước > 10 pm, 5 tiểu phân có kích thước > 25 pm và không được có tiểu phân có kích thước > 50 pm.

Dược điển Mỹ 26, Dược điển Anh 2003 đưa ra hai phương pháp kiểm tra độ trong của dung dịch thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền như sau:

  1. Dùng thiết bị tiểu phân tự động. Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý khi bơm dung dịch qua bộ nhận cảm của máy với một tốc độ thích hợp, các tiểu phân có trong dung dịch sẽ ngăn cản ánh sáng mỗi khi chúng đi qua bộ nhận cảm và được máy ghi lại cả về kích thước và số lượng tiểu phân ứng với kích thước đó. Đối chiếu kết quả kiểm tra với quy định của từng Dược điển để kết luận mẫu thử đạt hay không đạt yêu cầu về độ trong.
  2. Đếm số tiểu phân được giữ lại trên màng lọc sau khi lọc một thể tích nhất định dung dịch cần kiểm tra qua màng lọc thích hợp có kích thước lỗ xốp 1 pm bằng kính hiển vi. Mọi thao tác phải được thực hiện trong môi trường không khí đã lọc qua màng lọc HEPA. Đối chiếu kết quả kiểm tra với quy định của từng Dược điển để kết luận mẫu thử đạt hay không đạt yêu cầu về độ trong.
  3. Định tính, định luợng

Định tính và định lượng hàm lượng dược chất trong chế phẩm tiến hành theo chỉ dẫn trong từng chuyên luận thuốc tiêm cụ thể.

  • Sai số thể tích [áp dụng với thuốc tiêm là dịch lỏng] -, thuốc tiêm phải được đóng với thể tích lớn hơn so với thể tích ghi trên nhãn để có thể lấy được đúng thể tích thuốc cần tiêm. Thể tích thuốc phải đạt 100 đến 115 % thể tích ghi trên nhãn thuốc đối với thuốc đóng ống dưới 5 ml và 100 đến 110% đối với thuốc tiêm đóng ống trên 5 ml. Tiến hành theo phụ lục 1.14 trong Dược điển Việt Nam III [trang PL – 16].
  • Độ đồng đều khối lượng [áp dụng với thuốc tiêm bột]: phải đạt yêu cầu về thử độ đồng đều khối lượng theo quy định là ± 10 % so với khối lượng trung bình. Tiến hành theo phụ lục 8.3 trong Dược điển Việt Nam III [trang PL – 132]                                                                                                                                                                                                           

Thuốc phải đạt giới hạn pH như ghi trong chuyên luận. Xác định bằng máy đo pH.

Thuốc tiêm phải vô khuẩn, nếu thuốc tiêm không vô khuẩn sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn máu.v.v… thậm chí có thể gây tử vong.

Để kiểm tra độ vô khuẩn của thuốc tiêm, tiến hành nuôi cấy mẫu thuốc tiêm cần kiểm tra độ vô khuẩn trong các môi trường nuôi cấy thích hợp để xem có sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, nấm men hay không.

Có 2 phương pháp thử là phương pháp màng lọc và phương pháp cấy trực tiếp. Tiến hành theo phụ lục 10.8 trong Dược điển Việt Nam III [trang PL- 189].

You're Reading a Free Preview
Pages 9 to 20 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 24 to 41 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 46 is not shown in this preview.

MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá chất lượng thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, xirô thuốc.

2. Giải thích và đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một mẫu kiểm nghiệm thành phẩm cụ thể của các dạng bào chế trên.

3. Trình bày được các ví dụ về kiểm nghiệm các dạng bào chế thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, sirô thuốc.

NỘI DUNG

Thuốc tiêm

Định nghĩa và phân loại

Yêu cầu kĩ thuật của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền.

Bảo quản và các chế phẩm

Thuốc nhỏ mắt

Định nghĩa

Yêu cầu kĩ thuật, đóng gói, nhãn, bảo quản và các chế phẩm

Thuốc nhỏ mũi

Định nghĩa

Yêu cầu kĩ thuật , đóng gói, nhãn, bảo quản và các chế phẩm

Sirô thuốc

Định nghĩa

Phương pháp điều chế

Yêu cầu kĩ thuật , đóng gói, nhãn, bảo quản và các chế phẩm

Dung dịch thuốc

Định nghĩa

Phương pháp điều chế

Yêu cầu kĩ thuật, đóng gói, nhãn, bảo quản, các chế phẩm



Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm hoặc tiêm truyền vào cơ thể.

Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền được phân thành 3 loại:

+ Thuốc tiêm [dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương].

+ Thuốc tiêm truyền [dung dịch nước hay nhũ tương dầu trong nước].

+ Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay tiêm truyền.


    1. Thuốc tiêm: yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử

Thuốc tiêm là các dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương vô khuẩn, để tiêm vào cơ thể bằng các đường tiêm khác nhau.

Thuốc tiêm phải đạt các yêu cầu chất lượng sau đây:



Màu sắc: Không màu hoặc có màu của hoạt chất [theo chuyên luận riêng].

Trạng thái phân tán: Thuốc tiêm hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và phải giữ được sự đồng nhất trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc. Kích thước của phần lớn [trên 90%] các tiểu phân hoạt chất phải dưới 15 m, không quá 10% số tiểu phân kích thước 15 - 20 m và hầu như không có tiểu phân kích thước 20 - 50 m.

Thuốc tiêm nhũ tương phải không có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp.
Thuốc tiêm dạng dung dịch phải trong suốt và không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường ở điều kiện quy định [Phụ lục 11.8]. Thuốc tiêm phải vô khuẩn [phụ lục 13.7 DĐVN IV]
Phép thử nội độc tố vi khuẩn thực hiện khi có yêu cầu được quy định trong chuyên luận riêng [Phụ lục 13.2 DĐVN IV].

Khi đã thử nội độc tố vi khuẩn thì không phải thử chất gây sốt, trừ khi có quy định khác.


- Phải không có chất gây sốt.

- Phép thử này được thực hiện trong 2 trường hợp sau:

+ Thuốc tiêm đơn liều có thể tích nhỏ hơn 15ml nếu trên nhãn có ghi “không có chất gây sốt” và không có quy định thử nội độc tố.

+ Thuốc tiêm đơn liều có thể tích từ 15ml trở lên và không có qui định thử nội độc tố, trừ những chỉ dẫn riêng.


Thuốc tiêm được để căng bằng tới nhiệt độ phòng và được phân tán đồng nhất trước khi thử.

Cách thử: Dùng bơm tiêm sạch, khô, dung tích không lớn hơn 2,5 lần so với thể tích cần đo, có gắn kim tiêm thích hợp. Lấy thuốc vào bơm tiêm sao cho thuốc trong bơm tiêm không có bọt khí và trong kim tiêm chứa đầy thuốc tiêm. Lần lượt lấy hết thuốc trong từng ống để đo theo cách đó.

Thuốc tiêm đơn liều:

+ Thuốc tiêm có thể tích không lớn hơn 5ml: .

Lấy 6 ống [1 ống tráng bơm tiêm, 5 ống để thử]

Kết quả: Thể tích mỗi ống phải từ 100 – 115% của thể tích ghi trên nhãn.

+ Thuốc tiêm có thể tích lớn hơn 5ml :

Lấy 5 ống [1 ống tráng bơm tiêm,4 ống để thử]

Kết quả: Thể tích mỗi ống phải từ 100 – 110% của thể tích ghi trên nhãn

Thuốc tiêm nhiều liều: phải đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1


Áp dụng đối với thuốc tiêm hỗn dịch đơn liều có hàm lượng hoạt chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc thì phải đáp ứng yêu cầu về độ đồng đều hàm lượng [Phụ lục 11.2], trừ khi có chỉ dẫn riêng.

Nếu có nhiều thành phần hoạt chất, yêu cầu này chỉ áp dụng cho thành phần hoạt chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc.

Không áp dụng với thuốc tiêm chứa các vitamin và nguyên tố vi lượng


      1. Các yêu cầu kĩ thuật khác
Theo qui định trong chuyên luận riêng.

    1. Thuốc tiêm truyền: yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử

Thuốc tiêm truyền là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước vô khuẩn, không có chất gây sốt, không có nội độc tố vi khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm truyền tĩnh mạch với thể tích lớn và tốc độ chậm.

Thuốc tiêm truyền phải đạt các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm và các yêu cầu sau đây:



Dung dịch tiêm truyền: phải đạt quy định về độ trong của thuốc tiêm khi kiểm tra bằng mắt thường [Phụ lục 11.8, mục B] và phải đáp ứng các yêu cầu về số lượng và giới hạn kích thước các tiểu phân không quan sát được bằng mắt thường [Phụ lục 11.8, mục A].

Nhũ tương tiêm truyền: không được có dấu hiệu của sự tách lớp. Đường kính của phần lớn [80%] các giọt phân tán phải nhỏ hơn 1m và không có giọt có đường kính lớn hơn 5m, trừ khi có chỉ dẫn riêng.


Đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1. Không được có [Phụ lục 13.4]. Chỉ không phải thử chất gây sốt nếu đã có quy định thử nội độc tố vi khuẩn, trừ những chỉ dẫn khác.

      1. Các yêu cầu kỹ thuật khác
Theo quy địn h trong chuyên luận riêng.

    1. Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền

Bột pha tiêm hay bột để pha thuốc tiêm [bao gồm cả các chế phẩm đông khô] hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền là những chế phẩm vô khuẩn, phải pha với một thể tích quy định của một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng.

Sau khi pha, chúng phải tuân theo các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền và yêu cầu dưới đây:



Những thuốc bột không qui định thử độ đồng đều hàm lượng thì phải thử độ đồng đều khối lượng.

Nếu thuốc bột chứa nhiều hoạt chất, thì chỉ khi tất cả các dược chất đã được thử độ đồng đều hàm lượng mới không thử độ đồng đều khối lượng.

Phương pháp thử: Loại bỏ hết nhãn, rữa sạch và làm khô bên ngoài, loại bỏ hết các nút và cân ngay khối lượng cả vỏ và thuốc. Lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch, nếu cần rửa với nước, sau đó với ethanol 96%, sấy ở 100 - 105°C trong 1 giờ. Nếu vỏ không chịu được nhiệt độ này, làm khô ở nhiệt độ thích hợp tới khối lượng của thuốc. Hiệu giữa 2 lần cân là khối lượng của thuốc. Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình của thuốc.

Đánh giá: Tất cả các đơn vị phải có khối lượng nằm trong khoảng +/- 10% so với khối lượng trung bình


Bột để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền có hàm lượng dược chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc hoặc có khối lượng thuốc bằng hay nhỏ hơn 40 mg thì phải đáp ứng yêu cầu độ đồng đều về hàm lượng [Phụ lục 11.2], trừ khi có chỉ dẫn riêng.

Chất gây sốt - nội độc tố vi khuẩn

Sau khi pha, thuốc phải đáp ứng yêu cầu đối với thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền.



      1. Các yêu cầu kỹ thuật khác
Theo quy định trong chuyên luận riêng.
Đồ đựng của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền [chai, lọ, ống, túi…] làm từ các vật liệu trong suốt để có thể kiểm tra được bằng mắt thuốc chứa bên trong. Đồ đựng không được tương tác về vật lý hay hóa học với thuốc chứa bên trong và phải đạt các chỉ tiêu chất lượng quy định trong các Phụ lục 17.1, 17.3.2.

Nhãn thuốc tiêm phải ghi theo quy chế. Nhãn không được che kín đồ đựng để có thể kiểm tra thuốc bên trong.

Đối với bột pha tiêm và dung dịch đậm đặc để pha thuốc thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền thì phải ghi rõ loại dung môi và lượng dung môi dùng để pha thuốc trước khi dùng, ghi rõ điều kiện bảo quản và thời gian sử dụng. Nếu có ống dung môi kèm theo thì trên ống phải có nhãn ghi rõ thành phần và thể tích dung môi.
- Bột pha tiêm MEPRONEM: Meropenem 1g

- Thuốc tiêm Vitamin B6 100mg/1ml

Pyridoxin hydroclorid ............................. 100 mg

Dinatri edetat...............................................1 mg

Nước cất pha tiêm............................. vừa đủ 1ml.

- Thuốc tiêm truyền: Glucose Intravenuos Infusion 50g/l, 100g/l, 250g/l…


Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của một hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ vào mắt. Chế phẩm cũng có thể được bào chế dưới dạng khô [bột, bột đông khô, viên nén] vô khuẩn, được hòa tan hoặc phân tán vào một chất lỏng vô khuẩn thích hợp khi dùng.
Pha chế - sản xuất trong điều kiện vô khuẩn. Các dụng cụ, thiết bị và đồ đựng dùng trong pha chế - sản xuất phải sạch và vô khuẩn.

Dung môi: thường là nước tinh khiết hoặc các dung dịch nước thích hợp hoặc là dầu thực vật như để pha thuốc tiêm.

Thành phần: có thể có thêm các tá dược, để điều chỉnh độ đẳng trương, độ nhớt, điều chỉnh hay ổn định pH nhưng không được ảnh hưởng xấu đến tác dụng của thuốc và không kích ứng đối với mắt ở nồng độ sử dụng trong chế phẩm.

Chế phẩm nhiều liều phải cho thêm chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp, trừ khi tự chế phẩm có đủ tính chất sát khuẩn. Chất sát khuẩn phải không tương kỵ với các thành phần khác có trong chế phẩm và phải duy trì được hiệu quả sát khuẩn trong thời gian sử dụng chế phẩm kể từ lần mở nắp đầu tiên.

Không được thêm chất sát khuẩn hoặc chất chống oxy hoá vào các thuốc nhỏ mắt dùng cho phẫu thuật ở mắt. Các thuốc nhỏ mắt này phải pha chế - sản xuất trong điều kiện vô khuẩn và đóng gói một liều.

Không được cho thêm chất màu vào chỉ với mục đích nhuộm màu chế phẩm.



    1. Yêu cầu chất lượng

      1. Độ trong [Thử theo Phụ lục 11.8. Phần B]

Dung dịch thuốc nhỏ mắt phải trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt thường

Hỗn dịch nhỏ mắt có thể lắng đọng khi để yên nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và phải duy trì được sự phân tán đồng nhất đó trong khi nhỏ thuốc để sử dụng đúng liều.



      1. Kích thước tiểu phân [Thử theo Phụ lục 11.8. Phần A]
Nếu không có chỉ dẫn khác, thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch phải đạt yêu cầu của phép thử sau: Lắc mạnh và chuyển một lượng chế phẩm tương đương với khoảng 10 g pha rắn vào buồng đếm hoặc lên một phiến kính thích hợp và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp. Không được có quá 20 tiểu phân có kích thước lớn hơn 25 m và không có quá 2 tiểu phân có kích thước lớn hơn 50 m, không có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 90 m. Đạt yêu cầu Thử vô khuẩn [Phụ lục 13.7].

      1. Giới hạn cho phép về thể tích
Thể tích thuốc nhỏ mắt phải nằm trong giới hạn 100 - 110% so với thể tích ghi trên nhãn đối với mọi thể tích đóng gói [Phụ lục 11.1].

      1. Các yêu cầu kỹ thuật khác

Thử theo quy định trong chuyên luận riêng.

Đối với dạng chế phẩm khô, dùng để pha thuốc nhỏ mắt trước khi dùng, sau khi pha phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt.

Đối với chế phẩm đóng liều đơn phải đáp ứng các yêu cầu về phép thử độ đồng đều hàm lượng hoặc độ đồng đều khối lượng [Phụ lục 11.2 hoặc 11.3], trừ khi có chỉ dẫn khác.

Đối với các dung dịch dùng để rửa mắt, ngâm mắt hoặc để thấm vào băng mắt, nhất thiết phải là các dung dịch đẳng trương với dịch nước mắt và phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt. Thuốc rửa mắt dùng trong phẫu thuật hoặc trong điều trị sơ cứu về mắt, không được chứa chất sát khuẩn, phải pha chế vô khuẩn và đóng gói một liều. Thuốc rửa mắt đóng nhiều liều phải có chất sát khuẩn ở nồng độ thích hợp và không đóng gói quá thể tích 200 ml cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất.


Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải đủ trong để kiểm tra độ trong của dung dịch hay độ đồng nhất của hỗn dịch nhỏ mắt khi quan sát bằng mắt thường. Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải vô khuẩn và không có tương tác về mặt vật lý hay hoá học với thuốc và phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục 17.3.3

Ghi nhãn: Nhãn thuốc nhỏ mắt phải ghi theo quy chế. Nhãn phải ghi tên chất sát khuẩn có trong chế phẩm. Đối với đơn vị đóng gói nhiều liều, trên nhãn phải ghi rõ thời gian sử dụng tính từ khi thuốc được sử dụng lần đầu, sau thời gian đó thuốc còn lại phải bỏ đi, thường không quá 4 tuần, trừ khi có chỉ dẫn khác.


Thuốc nhỏ mắt: Osla, Natri Clorid 0.9%, V.ROHTO.


  1. THUỐC NHỎ MŨI VÀ THUỐC XỊT MŨI DẠNG LỎNG

Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi dạng lỏng là các dung dịch, nhũ tương hay hỗn dịch dùng để nhỏ hoặc bơm xịt vào trong hốc mũi để gây tác dụng tại chỗ hay toàn thân.

Thuốc nhỏ mũi thường được đóng vào lọ chứa đa liều có gắn bộ phận nhỏ giọt thích hợp. Thuốc xịt mũi dạng lỏng được đóng vào trong lọ chứa có gắn bộ phận phun hoặc đóng vào lọ dưới áp suất cao có hoặc không có van phân liều. Kích thước các giọt thuốc khi phun ra phải cho phép thuốc bám được vào trong hốc mũi.



Đạt yêu cầu chất lượng theo các chuyên luận riêng.

Chế phẩm không được gây kích ứng và gây ảnh hưởng đến chức năng của màng nhày và hệ lông trong mũi.

Khi bảo quản, các chế phẩm dạng nhũ tương có thể có hiện tượng tách pha; dạng hỗn dịch có thể có hiện tượng lắng cặn xuống đáy lọ nhưng phải dễ dàng phân tán đều trở lại khi lắc để phân chia liều được chính xác.

Chế phẩm dạng hỗn dịch phải kiểm soát kích thước thích hợp của các tiểu phân tùy theo mục đích sử dụng.

Đồ đựng thuốc nhỏ mũi phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục 17.1 hoặc 17.3.

Trừ khi có chỉ dẫn khác, thuốc nhỏ mũi được cung cấp dưới dạng đơn liều và các thuốc xịt mũi phân liều có tác động toàn thân, phải đáp ứng các yêu cầu của các thử nghiệm sau:



- Thuốc nhỏ mũi đơn liều dạng dung dịch phải đáp ứng yêu cầu của thử nghiệm sau:

Cân riêng từng lượng thuốc được lấy cẩn thận ra từ 10 lọ và xác định khối lượng trung bình thuốc trong lọ. Không được có quá 2 đơn vị lệch hơn 10% và không có đơn vị nào lệch hơn 20% so với khối lượng trung bình của thuốc.

- Thuốc xịt mũi phân liều dạng dung dịch phải đáp ứng yêu cầu của thử nghiệm sau:

Xịt bỏ liều đầu tiên, đợi ít nhất 5 giây, xịt bỏ tiếp một lần nữa. Lập lại quy trình này 3 lần nữa. Cân khối lượng của lọ thuốc, xịt bỏ một liều và cân khối lượng còn lại của lọ thuốc. Tính chênh lệch giữa hai khối lượng. Lặp lại quy trình như trên với 9 lọ thuốc xịt khác. Chế phẩm đạt yêu cầu của thử nghiệm nếu không có quá 2 giá trị lệch hơn 25% và không có giá trị nào lệch hơn 35% so với giá trị trung bình.


Thuốc nhỏ mũi đơn liều dạng hỗn dịch hoặc nhũ tương phải đáp ứng thử nghiệm sau: Lấy hết thuốc trong mỗi lọ ra và xác định hàm lượng riêng của thuốc trong từng lọ. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.2.
Thuốc xịt mũi phân liều dạng hỗn dịch hay nhũ tương phải đáp ứng theo thử nghiệm sau:

+ Dùng một dụng cụ có khả năng giữ lại số lượng thuốc vừa phun ra khỏi bộ phận phun. Lắc lọ thuốc trong 5 giây và xịt bỏ liều đầu tiên, đợi ít nhất 5 giây, lắc trong 5 giây và xịt bỏ tiếp một lần nữa. Lặp lại quy trình này 3 lần nữa. Sau 2 giây, xịt một liều thuốc vào trong dụng cụ tiếp nhận. Tráng dụng cụ tiếp nhận nhiều lần để thu hồi lại liều thuốc. Xác định hàm lượng của hoạt chất trong nước tráng. Lặp lại quy trình như trên với 9 lọ thuốc khác.

+ Nếu không có chỉ dẫn khác, chế phẩm đáp ứng thử nghiệm nếu không có quá một hàm lượng vượt ngoài giới hạn 75% - 125% và không có giá trị nào vượt ngoài giới hạn 65% - 135% so với hàm lượng trung bình. Nếu có 2 hoặc 3 giá trị vượt qua giới hạn 75% - 125% nhưng vẫn nằm trong giới hạn 65% - 135%, lăp lại thử nghiệm với 20 lọ thuốc nữa. Chế phẩm đáp ứng thử nghiệm nếu không có quá 3 trong số 30 hàm lượng vượt ra ngoài giới hạn 75% - 125% và không có giá trị nào vượt ngoài giới hạn 65% - 135% so với giá trị trung bình.
Thể tích thuốc nhỏ mắt phải nằm trong giới hạn 100 - 110% so với thể tích ghi trên nhãn đối với mọi thể tích đóng gói [Phụ lục 11.1]. Đạt yêu cầu qui định trong Phụ lục 13.6.
Đối với các thuốc vô khuẩn, bảo quản thuốc trong chai lọ vô khuẩn, kín, có niêm bảo đảm.

Các thuốc xịt mũi được đóng vào các lọ dưới áp suất cao phải được để nơi mát, xa nguồn nhiệt.

Nhãn phải ghi tên của chất bảo quản.

Thuốc nhỏ mũi: Nước biển sâu Xisat, Nasoline 0,05%, Rhinex.



Sirô thuốc là dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng [sucrose] hay các loại đường khác trong nước tinh khiết, có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu.

Sirô cũng được dùng để chỉ các chế phẩm lỏng sệt hay hỗn dịch của thuốc trong đó có chứa đường trắng, các loại đường khác hay những tác nhân gây ngọt. Sirô cũng bao gồm những chế phẩm được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.



Tùy theo tính chất của dược chất, sirô được điều chế bằng cách hòa tan, nhũ hóa hay trộn đều dược chất hay dung dịch thuốc vào trong dung dịch của đường trắng, của các loại đường khác hay của tác nhân gây ngọt, hoặc trong sirô đơn. Lọc đối với sirô dạng dung dịch.

Sirô có thể được điều chế dưới dạng bột hay cốm khô được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.

Có thể cho thêm chất bảo quản, chất làm thơm, chất ổn định chế phẩm… với nồng độ thích hợp như ethanol, glycerin…

Điều chế sirô trong môi trường sản xuất có cấp độ sạch theo quy định.



- Hàm lượng: Sirô đơn điều chế với đường trắng có nồng độ là 64% [kl/kl].

- Tính chất: Sirô phải trong [nếu dạng dung dịch], không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến chất khác trong quá trình bảo quản.

- Nồng độ hoạt chất, pH, tỷ trọng, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác: Đạt theo quy định trong các chuyên luận riêng.

- Bột hoặc cốm để pha sirô: Phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột [Phụ lục 1.7] hoặc Thuốc cốm [Phụ lục 1.8].


Đựng trong chai lọ khô sạch, đậy nút kín, để nơi mát.
Siro thuốc: Euvilen, siro Decolgen, Ích Nhi

Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiều dược chất hoà tan, tức phân tán dưới dạng phân tử, trong một dung môi thích hợp [nước, ethanol, glycerin, dầu…] hay hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau. Do các phân tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch thuốc đảm bảo sự phân liều đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha loãng hoặc khi trộn các dung dịch với nhau.

Các dược chất trong dung dịch thường không ổn định về mặt hóa học so với dạng rắn.

Các dung dịch thuốc thường cần bao bì lớn và có khối lượng lớn hơn so với dạng thuốc rắn.

Dung dịch thuốc thường được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào trong dung môi. Có thể cho thêm các tá dược với nồng độ thích hợp để ổn định dược chất [chống oxy hóa, chống thủy phân…], làm tăng độ tan hay để bảo quản thuốc.

Phân loại:

Theo đường sử dụng: dung dịch uống và dung dịch dùng tại chỗ.

Theo hệ thống dung môi và chất tan: dung dịch nước, dung dịch cồn.

Các dung dịch dùng để tiêm hoặc nhỏ mắt được quy định riêng trong chuyên luận thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền [Phụ lục 1.19], thuốc nhỏ mắt [Phụ lục 1.14].
Theo yêu cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo chuyên luận riêng. Các dung dịch, đặc biệt là các dung dịch chứa dung môi dễ bay hơi, phải bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát. Cần xem xét để sử dụng các bao bì tránh ánh sáng khi sự biến đổi hóa học do ánh sáng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc. Cồn Iod 5% , Cồn 70, 90, thuốc rửa phụ khoa povidon 10%, nước oxy già…




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 2


trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.11.2017
Kích1.23 Mb.
#3452

MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá chất lượng thuốc viên nang, viên nén.

2. Giải thích và đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một mẫu kiểm nghiệm thành phẩm cụ thể của các dạng bào chế trên.

3. Trình bày được ví dụ về kiểm nghiệm các dạng bào chế thuốc viên nang, viên nén.


NỘI DUNG

1. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG

1.1. Định nghĩa

Thuốc nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.

Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC... Ngoài ra trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản...

Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn [bột, cốm, pellet...] hay lỏng, nửa rắn [hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão...].

1.2. Các yêu cầu chất lượng chung

1.2.1. Tính chất

Đạt theo yêu cầu của từng chuyên luận riêng mô tả.

- Cách đánh giá:

+ Hình dạng: hình trụ dài hai đầu tròn [dạng nhộng] đối với viên nang cứng hoặc hình tròn, hình giọt nước, hình trứng với viên nang mềm.

+ Kích thước: tùy theo cỡ nang

+ Màu sắc, mùi vị: tùy theo nhà sản xuất và hoạt chất đựng trong nang.

1.2.2. Độ đồng đều hàm lượng

Nếu không có chỉ dẫn khác, yêu cầu này áp dụng cho các thuốc nang có chứa một hoặc nhiều dược chất, trong đó có các dược chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2% [kl/kl] so với khối lượng thuốc trong 1 nang. Đối với nang có từ 2 dược chất trở lên, chỉ thử độ đồng đều hàm lượng với thành phần nào có hàm lượng nhỏ như qui định ở trên.

Yêu cầu này không áp dụng cho các nang thuốc chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Thực hiện trên 10 viên riêng lẽ bất kỳ, cho toàn bộ lượng bột thuốc trong một nang tiến hành định lượng theo phương pháp ở mục ĐỊNH LƯỢNG, Kết quả được đánh giá:

+ Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 % và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

+ Chế phẩm không đạt yêu cầu phép thử, nếu có quá ba đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 %, hoặc có một hay nhiều đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

+ Nếu hai hoặc ba đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85% đến 115 %, nhưng ở trong giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên.

Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá ba trong tổng số 30 đơn vị đem thử có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 % và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

1.2.3. Độ đồng đều khối lượng

- Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình quy định trong bảng 11.3.1 và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.

Nếu phép thử độ đồng đều hàm lượng đó được tiến hành với tất cả các dược chất có trong nang thì không phải thử độ đồng đều khối lượng.

Cân khối lượng của một nang .Với viên nang cứng, tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ. Với viên nang mềm, cắt mở nang, bóp hết thuốc ra, dùng ethanol hay ether hoặc dung môi hữu cơ thích hợp rửa vỏ nang, để khô tự nhiên cho đến khi hết mùi dung môi, cân khối lượng của vỏ nang. Khối lượng thuốc trong nang là hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang.

Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình của thuốc trong nang. Kết quả được đánh giá dựa vào Bảng 11.3.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều


Dạng bào chế

Khối lượng trung bình [KLTB]

% Chênh lệch so với KLTB

Thuốc nang cứng/mềm

Nhỏ hơn 300 mg

Bằng hoặc lớn hơn 300 mg

± 10
± 7,5


1.2.4. Định tính

Tiến hành theo chuyên luận riêng, có phản ứng đặc trưng của hoạt chất có trong chế phẩm.

1.2.5. Định lượng

Xác định khối lượng trung bình trên 20 viên, trộn đều và nghiền mịn lượng bột trong 20 viên. Tiến hành định lượng theo chuyên luận riêng, hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩm phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy định bảng 2.

Bảng 2: Giới hạn cho phép nồng độ, hàm lượng thuốc



Loại thuốc

Lượng hoạt chất ghi trên nhãn

Giới hạn cho phép [%]

Thuốc viên nén

Thuốc nang


Tới 50 mg

Trên 50 mg-100 mg

Trên 100 mg


± 10%

± 7,5%

± 5%

1.2.6. Tạp chất [nếu có]

Theo qui định trong chuyên luận riêng.

1.2.7. Độ hòa tan

Các thuốc nang có yêu cầu thử độ hòa tan sẽ có qui định cụ thể trong chuyên luận riêng. Thử trên 6 viên. Không yêu cầu thử độ tan rã đối với thuốc nang đó thử độ hòa tan.

1.3. Các loại viên nang

1.3.1. Thuốc nang cứng

Vỏ nang cứng gồm nắp nang và thân nang hình trụ lồng khít vào nhau bằng khớp trên vỏ nang hoặc được hàn kín sau khi đóng thuốc. Thuốc đóng trong nang thường ở dạng rắn [bột, hạt...]. Quá trình chế tạo vỏ và đóng thuốc được thực hiện riêng. Ngoài các yêu cầu chung thuốc nang cứng phải đạt yêu cầu sau:

Độ rã [Phụ lục 11.6]

Nếu không có chỉ dẫn gì khác, dùng nước làm môi trường thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút. Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N [TT] hoặc dịch dạ dày giả [TT].

Nếu nang nổi trên mặt nước, có thể dùng singer để giữ viên thuốc nằm dưới mặt nước.

1.3.2. Thuốc nang mềm

Thuốc nang mềm là một khối mềm chứa dược chất và tá dược đóng trong vỏ kín với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Vỏ nang mềm làm bằng hỗn hợp gelatin, chất hoá dẻo, chất màu, chất bảo quản...

Thuốc đóng trong nang mềm thường ở dạng lỏng, dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương. Quá trình chế tạo vỏ và đóng thuốc được thực hiện đồng thời.

Thuốc nang mềm dùng để uống hoặc để đặt.

Ngoài các yêu cầu chung của thuốc nang, thuốc nang mềm phải đạt các yêu cầu sau:

Độ rã [Phụ lục 11.6]

Nếu không có chỉ dẫn gì khác, dùng nước làm môi trường thử, cho đĩa vào mỗi ống thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút. Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N [TT] hoặc dịch dạ dày giả [TT].

Nếu dược chất có tương tác với đĩa thì có thể thử không dùng đĩa.

Nếu nang không rã do dính đĩa thì thử lại với viên khác không dùng đĩa, mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên đều rã

1.3.3 Thuốc nang tan trong ruột

Thuốc nang tan trong ruột là các nang cứng hay nang mềm có vỏ nang hoặc hạt đóng nang ró trong dịch ruột. Đối với các thuốc nang đóng hạt được bao tan ở ruột phải tiến hành thử độ hoà tan để kiểm tra sự giải phóng dược chất theo Phụ lục 11.4 và theo chuyờn luận riờng.

Ngoài các yêu cầu chung của thuốc nang, thuốc nang tan trong ruột phải đáp ứng được các yêu cầu:

Độ rã: đối với thuốc nang và vỏ nang bền với địch dạ dày phải thử độ rã [phụ lục 11.6] dùng dung dịch acid hydrocloric 1N [TT] làm môi trường thử. Không dùng đĩa nếu không có chỉ dẫn gì khác, vân hành thiết bị thử trong 2h, không có nang nào bì vỡ hoặc rã làm thuốc trong nang lọt ra ngoài

Thay dung dịch hydrocloric 1N bằng dung dịch đệm phosphat pH 6,8, cho đĩa vào mỗi ống thử vận hành thiết bị trong 60 phút. Kiểm tra từng nang, 6 nang phải rã hết. Nếu nang không rã do dính đĩa thử lại với 6 viên khác, không dùng đĩa. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu cả 6 viên đều rã.

1.3.4. Thuốc nang tác dụng kéo dài

Thuốc nang tác dụng kéo dài là thuốc nang cứng hay nang mềm, trong đó vỏ nang hay thuốc trong nang [hoặc cả 2] được bào chế để dược chất giải phóng kéo dài. Phải thử độ hòa tan theo yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.

1.4. Bảo quản

Bảo quản trong bao bì thật kín, nhiệt độ không quá 30oC.


2. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NÉN

2.1. Định nghĩa

Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa.... Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu... được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn [caplet] hoặc các hình dạng khác. Viên có thể được bao.

2.2. Các yêu cầu chất lượng chung

2.2.1. Tính chất

Viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và thành viên lành lặn. Viên không bị gãy vỡ, bở vụn trong quá trình bảo quản, phân phối và vận chuyển.

2.2.2. Định tính

Tiến hành theo chuyên luận riêng, có phản ứng đặc trưng của hoạt chất có trong chế phẩm.

2.2.3. Độ rã

Nếu không có chỉ dẫn gì khác, viên nén phải đạt yêu cầu về độ rã qui định trong Phụ lục 11.6 Phép thử độ rã của viên nén và viên nang.

Viên nén và viên bao đã thử độ hoà tan thì không phải thử độ rã.

2.2.4. Độ đồng đều khối lượng

Thử theo Phụ lục 11.3 Phép thử độ đồng đều khối lượng. Viên nén và viên bao đã thử độ đồng đều về hàm lượng với tất cảc các dược chất có trong thành phần thì không phải thử độ đồng đều khối lượng.

Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình quy định trong bảng 11.3.1 và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.

Tiến hành giống như phần “ Độ Đồng Đều Khối Lượng Viên Nang ”

Bảng 11.3.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều


Dạng bào chế

Khối lượng trung bình [KLTB]

% chênh lệch so với KLTB

Viên nén


Viên bao phim

Page 3

MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá chất lượng thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, xirô thuốc.

2. Giải thích và đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một mẫu kiểm nghiệm thành phẩm cụ thể của các dạng bào chế trên.

3. Trình bày được các ví dụ về kiểm nghiệm các dạng bào chế thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, sirô thuốc.

NỘI DUNG

Thuốc tiêm

Định nghĩa và phân loại

Yêu cầu kĩ thuật của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền.

Bảo quản và các chế phẩm

Thuốc nhỏ mắt

Định nghĩa

Yêu cầu kĩ thuật, đóng gói, nhãn, bảo quản và các chế phẩm

Thuốc nhỏ mũi

Định nghĩa

Yêu cầu kĩ thuật , đóng gói, nhãn, bảo quản và các chế phẩm

Sirô thuốc

Định nghĩa

Phương pháp điều chế

Yêu cầu kĩ thuật , đóng gói, nhãn, bảo quản và các chế phẩm

Dung dịch thuốc

Định nghĩa

Phương pháp điều chế

Yêu cầu kĩ thuật, đóng gói, nhãn, bảo quản, các chế phẩm



Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm hoặc tiêm truyền vào cơ thể.

Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền được phân thành 3 loại:

+ Thuốc tiêm [dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương].

+ Thuốc tiêm truyền [dung dịch nước hay nhũ tương dầu trong nước].

+ Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay tiêm truyền.


    1. Thuốc tiêm: yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử

Thuốc tiêm là các dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương vô khuẩn, để tiêm vào cơ thể bằng các đường tiêm khác nhau.

Thuốc tiêm phải đạt các yêu cầu chất lượng sau đây:



Màu sắc: Không màu hoặc có màu của hoạt chất [theo chuyên luận riêng].

Trạng thái phân tán: Thuốc tiêm hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và phải giữ được sự đồng nhất trong thời gian đủ để lấy đúng liều thuốc. Kích thước của phần lớn [trên 90%] các tiểu phân hoạt chất phải dưới 15 m, không quá 10% số tiểu phân kích thước 15 - 20 m và hầu như không có tiểu phân kích thước 20 - 50 m.

Thuốc tiêm nhũ tương phải không có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp.
Thuốc tiêm dạng dung dịch phải trong suốt và không có các tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường ở điều kiện quy định [Phụ lục 11.8]. Thuốc tiêm phải vô khuẩn [phụ lục 13.7 DĐVN IV]
Phép thử nội độc tố vi khuẩn thực hiện khi có yêu cầu được quy định trong chuyên luận riêng [Phụ lục 13.2 DĐVN IV].

Khi đã thử nội độc tố vi khuẩn thì không phải thử chất gây sốt, trừ khi có quy định khác.


- Phải không có chất gây sốt.

- Phép thử này được thực hiện trong 2 trường hợp sau:

+ Thuốc tiêm đơn liều có thể tích nhỏ hơn 15ml nếu trên nhãn có ghi “không có chất gây sốt” và không có quy định thử nội độc tố.

+ Thuốc tiêm đơn liều có thể tích từ 15ml trở lên và không có qui định thử nội độc tố, trừ những chỉ dẫn riêng.


Thuốc tiêm được để căng bằng tới nhiệt độ phòng và được phân tán đồng nhất trước khi thử.

Cách thử: Dùng bơm tiêm sạch, khô, dung tích không lớn hơn 2,5 lần so với thể tích cần đo, có gắn kim tiêm thích hợp. Lấy thuốc vào bơm tiêm sao cho thuốc trong bơm tiêm không có bọt khí và trong kim tiêm chứa đầy thuốc tiêm. Lần lượt lấy hết thuốc trong từng ống để đo theo cách đó.

Thuốc tiêm đơn liều:

+ Thuốc tiêm có thể tích không lớn hơn 5ml: .

Lấy 6 ống [1 ống tráng bơm tiêm, 5 ống để thử]

Kết quả: Thể tích mỗi ống phải từ 100 – 115% của thể tích ghi trên nhãn.

+ Thuốc tiêm có thể tích lớn hơn 5ml :

Lấy 5 ống [1 ống tráng bơm tiêm,4 ống để thử]

Kết quả: Thể tích mỗi ống phải từ 100 – 110% của thể tích ghi trên nhãn

Thuốc tiêm nhiều liều: phải đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1


Áp dụng đối với thuốc tiêm hỗn dịch đơn liều có hàm lượng hoạt chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc thì phải đáp ứng yêu cầu về độ đồng đều hàm lượng [Phụ lục 11.2], trừ khi có chỉ dẫn riêng.

Nếu có nhiều thành phần hoạt chất, yêu cầu này chỉ áp dụng cho thành phần hoạt chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc.

Không áp dụng với thuốc tiêm chứa các vitamin và nguyên tố vi lượng


      1. Các yêu cầu kĩ thuật khác
Theo qui định trong chuyên luận riêng.

    1. Thuốc tiêm truyền: yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử

Thuốc tiêm truyền là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước vô khuẩn, không có chất gây sốt, không có nội độc tố vi khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm truyền tĩnh mạch với thể tích lớn và tốc độ chậm.

Thuốc tiêm truyền phải đạt các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm và các yêu cầu sau đây:



Dung dịch tiêm truyền: phải đạt quy định về độ trong của thuốc tiêm khi kiểm tra bằng mắt thường [Phụ lục 11.8, mục B] và phải đáp ứng các yêu cầu về số lượng và giới hạn kích thước các tiểu phân không quan sát được bằng mắt thường [Phụ lục 11.8, mục A].

Nhũ tương tiêm truyền: không được có dấu hiệu của sự tách lớp. Đường kính của phần lớn [80%] các giọt phân tán phải nhỏ hơn 1m và không có giọt có đường kính lớn hơn 5m, trừ khi có chỉ dẫn riêng.


Đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.1. Không được có [Phụ lục 13.4]. Chỉ không phải thử chất gây sốt nếu đã có quy định thử nội độc tố vi khuẩn, trừ những chỉ dẫn khác.

      1. Các yêu cầu kỹ thuật khác
Theo quy địn h trong chuyên luận riêng.

    1. Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền

Bột pha tiêm hay bột để pha thuốc tiêm [bao gồm cả các chế phẩm đông khô] hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền là những chế phẩm vô khuẩn, phải pha với một thể tích quy định của một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng.

Sau khi pha, chúng phải tuân theo các yêu cầu chất lượng đối với thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền và yêu cầu dưới đây:



Những thuốc bột không qui định thử độ đồng đều hàm lượng thì phải thử độ đồng đều khối lượng.

Nếu thuốc bột chứa nhiều hoạt chất, thì chỉ khi tất cả các dược chất đã được thử độ đồng đều hàm lượng mới không thử độ đồng đều khối lượng.

Phương pháp thử: Loại bỏ hết nhãn, rữa sạch và làm khô bên ngoài, loại bỏ hết các nút và cân ngay khối lượng cả vỏ và thuốc. Lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch, nếu cần rửa với nước, sau đó với ethanol 96%, sấy ở 100 - 105°C trong 1 giờ. Nếu vỏ không chịu được nhiệt độ này, làm khô ở nhiệt độ thích hợp tới khối lượng của thuốc. Hiệu giữa 2 lần cân là khối lượng của thuốc. Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình của thuốc.

Đánh giá: Tất cả các đơn vị phải có khối lượng nằm trong khoảng +/- 10% so với khối lượng trung bình


Bột để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền có hàm lượng dược chất nhỏ hơn 2 mg hoặc nhỏ hơn 2% so với khối lượng thuốc hoặc có khối lượng thuốc bằng hay nhỏ hơn 40 mg thì phải đáp ứng yêu cầu độ đồng đều về hàm lượng [Phụ lục 11.2], trừ khi có chỉ dẫn riêng.

Chất gây sốt - nội độc tố vi khuẩn

Sau khi pha, thuốc phải đáp ứng yêu cầu đối với thuốc tiêm hoặc thuốc tiêm truyền.



      1. Các yêu cầu kỹ thuật khác
Theo quy định trong chuyên luận riêng.
Đồ đựng của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền [chai, lọ, ống, túi…] làm từ các vật liệu trong suốt để có thể kiểm tra được bằng mắt thuốc chứa bên trong. Đồ đựng không được tương tác về vật lý hay hóa học với thuốc chứa bên trong và phải đạt các chỉ tiêu chất lượng quy định trong các Phụ lục 17.1, 17.3.2.

Nhãn thuốc tiêm phải ghi theo quy chế. Nhãn không được che kín đồ đựng để có thể kiểm tra thuốc bên trong.

Đối với bột pha tiêm và dung dịch đậm đặc để pha thuốc thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền thì phải ghi rõ loại dung môi và lượng dung môi dùng để pha thuốc trước khi dùng, ghi rõ điều kiện bảo quản và thời gian sử dụng. Nếu có ống dung môi kèm theo thì trên ống phải có nhãn ghi rõ thành phần và thể tích dung môi.
- Bột pha tiêm MEPRONEM: Meropenem 1g

- Thuốc tiêm Vitamin B6 100mg/1ml

Pyridoxin hydroclorid ............................. 100 mg

Dinatri edetat...............................................1 mg

Nước cất pha tiêm............................. vừa đủ 1ml.

- Thuốc tiêm truyền: Glucose Intravenuos Infusion 50g/l, 100g/l, 250g/l…


Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của một hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ vào mắt. Chế phẩm cũng có thể được bào chế dưới dạng khô [bột, bột đông khô, viên nén] vô khuẩn, được hòa tan hoặc phân tán vào một chất lỏng vô khuẩn thích hợp khi dùng.
Pha chế - sản xuất trong điều kiện vô khuẩn. Các dụng cụ, thiết bị và đồ đựng dùng trong pha chế - sản xuất phải sạch và vô khuẩn.

Dung môi: thường là nước tinh khiết hoặc các dung dịch nước thích hợp hoặc là dầu thực vật như để pha thuốc tiêm.

Thành phần: có thể có thêm các tá dược, để điều chỉnh độ đẳng trương, độ nhớt, điều chỉnh hay ổn định pH nhưng không được ảnh hưởng xấu đến tác dụng của thuốc và không kích ứng đối với mắt ở nồng độ sử dụng trong chế phẩm.

Chế phẩm nhiều liều phải cho thêm chất sát khuẩn với nồng độ thích hợp, trừ khi tự chế phẩm có đủ tính chất sát khuẩn. Chất sát khuẩn phải không tương kỵ với các thành phần khác có trong chế phẩm và phải duy trì được hiệu quả sát khuẩn trong thời gian sử dụng chế phẩm kể từ lần mở nắp đầu tiên.

Không được thêm chất sát khuẩn hoặc chất chống oxy hoá vào các thuốc nhỏ mắt dùng cho phẫu thuật ở mắt. Các thuốc nhỏ mắt này phải pha chế - sản xuất trong điều kiện vô khuẩn và đóng gói một liều.

Không được cho thêm chất màu vào chỉ với mục đích nhuộm màu chế phẩm.



    1. Yêu cầu chất lượng

      1. Độ trong [Thử theo Phụ lục 11.8. Phần B]

Dung dịch thuốc nhỏ mắt phải trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt thường

Hỗn dịch nhỏ mắt có thể lắng đọng khi để yên nhưng phải dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc và phải duy trì được sự phân tán đồng nhất đó trong khi nhỏ thuốc để sử dụng đúng liều.



      1. Kích thước tiểu phân [Thử theo Phụ lục 11.8. Phần A]
Nếu không có chỉ dẫn khác, thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch phải đạt yêu cầu của phép thử sau: Lắc mạnh và chuyển một lượng chế phẩm tương đương với khoảng 10 g pha rắn vào buồng đếm hoặc lên một phiến kính thích hợp và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp. Không được có quá 20 tiểu phân có kích thước lớn hơn 25 m và không có quá 2 tiểu phân có kích thước lớn hơn 50 m, không có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 90 m. Đạt yêu cầu Thử vô khuẩn [Phụ lục 13.7].

      1. Giới hạn cho phép về thể tích
Thể tích thuốc nhỏ mắt phải nằm trong giới hạn 100 - 110% so với thể tích ghi trên nhãn đối với mọi thể tích đóng gói [Phụ lục 11.1].

      1. Các yêu cầu kỹ thuật khác

Thử theo quy định trong chuyên luận riêng.

Đối với dạng chế phẩm khô, dùng để pha thuốc nhỏ mắt trước khi dùng, sau khi pha phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt.

Đối với chế phẩm đóng liều đơn phải đáp ứng các yêu cầu về phép thử độ đồng đều hàm lượng hoặc độ đồng đều khối lượng [Phụ lục 11.2 hoặc 11.3], trừ khi có chỉ dẫn khác.

Đối với các dung dịch dùng để rửa mắt, ngâm mắt hoặc để thấm vào băng mắt, nhất thiết phải là các dung dịch đẳng trương với dịch nước mắt và phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt. Thuốc rửa mắt dùng trong phẫu thuật hoặc trong điều trị sơ cứu về mắt, không được chứa chất sát khuẩn, phải pha chế vô khuẩn và đóng gói một liều. Thuốc rửa mắt đóng nhiều liều phải có chất sát khuẩn ở nồng độ thích hợp và không đóng gói quá thể tích 200 ml cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất.


Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải đủ trong để kiểm tra độ trong của dung dịch hay độ đồng nhất của hỗn dịch nhỏ mắt khi quan sát bằng mắt thường. Đồ đựng thuốc nhỏ mắt phải vô khuẩn và không có tương tác về mặt vật lý hay hoá học với thuốc và phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục 17.3.3

Ghi nhãn: Nhãn thuốc nhỏ mắt phải ghi theo quy chế. Nhãn phải ghi tên chất sát khuẩn có trong chế phẩm. Đối với đơn vị đóng gói nhiều liều, trên nhãn phải ghi rõ thời gian sử dụng tính từ khi thuốc được sử dụng lần đầu, sau thời gian đó thuốc còn lại phải bỏ đi, thường không quá 4 tuần, trừ khi có chỉ dẫn khác.


Thuốc nhỏ mắt: Osla, Natri Clorid 0.9%, V.ROHTO.


  1. THUỐC NHỎ MŨI VÀ THUỐC XỊT MŨI DẠNG LỎNG

Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi dạng lỏng là các dung dịch, nhũ tương hay hỗn dịch dùng để nhỏ hoặc bơm xịt vào trong hốc mũi để gây tác dụng tại chỗ hay toàn thân.

Thuốc nhỏ mũi thường được đóng vào lọ chứa đa liều có gắn bộ phận nhỏ giọt thích hợp. Thuốc xịt mũi dạng lỏng được đóng vào trong lọ chứa có gắn bộ phận phun hoặc đóng vào lọ dưới áp suất cao có hoặc không có van phân liều. Kích thước các giọt thuốc khi phun ra phải cho phép thuốc bám được vào trong hốc mũi.



Đạt yêu cầu chất lượng theo các chuyên luận riêng.

Chế phẩm không được gây kích ứng và gây ảnh hưởng đến chức năng của màng nhày và hệ lông trong mũi.

Khi bảo quản, các chế phẩm dạng nhũ tương có thể có hiện tượng tách pha; dạng hỗn dịch có thể có hiện tượng lắng cặn xuống đáy lọ nhưng phải dễ dàng phân tán đều trở lại khi lắc để phân chia liều được chính xác.

Chế phẩm dạng hỗn dịch phải kiểm soát kích thước thích hợp của các tiểu phân tùy theo mục đích sử dụng.

Đồ đựng thuốc nhỏ mũi phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Phụ lục 17.1 hoặc 17.3.

Trừ khi có chỉ dẫn khác, thuốc nhỏ mũi được cung cấp dưới dạng đơn liều và các thuốc xịt mũi phân liều có tác động toàn thân, phải đáp ứng các yêu cầu của các thử nghiệm sau:



- Thuốc nhỏ mũi đơn liều dạng dung dịch phải đáp ứng yêu cầu của thử nghiệm sau:

Cân riêng từng lượng thuốc được lấy cẩn thận ra từ 10 lọ và xác định khối lượng trung bình thuốc trong lọ. Không được có quá 2 đơn vị lệch hơn 10% và không có đơn vị nào lệch hơn 20% so với khối lượng trung bình của thuốc.

- Thuốc xịt mũi phân liều dạng dung dịch phải đáp ứng yêu cầu của thử nghiệm sau:

Xịt bỏ liều đầu tiên, đợi ít nhất 5 giây, xịt bỏ tiếp một lần nữa. Lập lại quy trình này 3 lần nữa. Cân khối lượng của lọ thuốc, xịt bỏ một liều và cân khối lượng còn lại của lọ thuốc. Tính chênh lệch giữa hai khối lượng. Lặp lại quy trình như trên với 9 lọ thuốc xịt khác. Chế phẩm đạt yêu cầu của thử nghiệm nếu không có quá 2 giá trị lệch hơn 25% và không có giá trị nào lệch hơn 35% so với giá trị trung bình.


Thuốc nhỏ mũi đơn liều dạng hỗn dịch hoặc nhũ tương phải đáp ứng thử nghiệm sau: Lấy hết thuốc trong mỗi lọ ra và xác định hàm lượng riêng của thuốc trong từng lọ. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của Phụ lục 11.2.
Thuốc xịt mũi phân liều dạng hỗn dịch hay nhũ tương phải đáp ứng theo thử nghiệm sau:

+ Dùng một dụng cụ có khả năng giữ lại số lượng thuốc vừa phun ra khỏi bộ phận phun. Lắc lọ thuốc trong 5 giây và xịt bỏ liều đầu tiên, đợi ít nhất 5 giây, lắc trong 5 giây và xịt bỏ tiếp một lần nữa. Lặp lại quy trình này 3 lần nữa. Sau 2 giây, xịt một liều thuốc vào trong dụng cụ tiếp nhận. Tráng dụng cụ tiếp nhận nhiều lần để thu hồi lại liều thuốc. Xác định hàm lượng của hoạt chất trong nước tráng. Lặp lại quy trình như trên với 9 lọ thuốc khác.

+ Nếu không có chỉ dẫn khác, chế phẩm đáp ứng thử nghiệm nếu không có quá một hàm lượng vượt ngoài giới hạn 75% - 125% và không có giá trị nào vượt ngoài giới hạn 65% - 135% so với hàm lượng trung bình. Nếu có 2 hoặc 3 giá trị vượt qua giới hạn 75% - 125% nhưng vẫn nằm trong giới hạn 65% - 135%, lăp lại thử nghiệm với 20 lọ thuốc nữa. Chế phẩm đáp ứng thử nghiệm nếu không có quá 3 trong số 30 hàm lượng vượt ra ngoài giới hạn 75% - 125% và không có giá trị nào vượt ngoài giới hạn 65% - 135% so với giá trị trung bình.
Thể tích thuốc nhỏ mắt phải nằm trong giới hạn 100 - 110% so với thể tích ghi trên nhãn đối với mọi thể tích đóng gói [Phụ lục 11.1]. Đạt yêu cầu qui định trong Phụ lục 13.6.
Đối với các thuốc vô khuẩn, bảo quản thuốc trong chai lọ vô khuẩn, kín, có niêm bảo đảm.

Các thuốc xịt mũi được đóng vào các lọ dưới áp suất cao phải được để nơi mát, xa nguồn nhiệt.

Nhãn phải ghi tên của chất bảo quản.

Thuốc nhỏ mũi: Nước biển sâu Xisat, Nasoline 0,05%, Rhinex.



Sirô thuốc là dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng [sucrose] hay các loại đường khác trong nước tinh khiết, có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu.

Sirô cũng được dùng để chỉ các chế phẩm lỏng sệt hay hỗn dịch của thuốc trong đó có chứa đường trắng, các loại đường khác hay những tác nhân gây ngọt. Sirô cũng bao gồm những chế phẩm được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.



Tùy theo tính chất của dược chất, sirô được điều chế bằng cách hòa tan, nhũ hóa hay trộn đều dược chất hay dung dịch thuốc vào trong dung dịch của đường trắng, của các loại đường khác hay của tác nhân gây ngọt, hoặc trong sirô đơn. Lọc đối với sirô dạng dung dịch.

Sirô có thể được điều chế dưới dạng bột hay cốm khô được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.

Có thể cho thêm chất bảo quản, chất làm thơm, chất ổn định chế phẩm… với nồng độ thích hợp như ethanol, glycerin…

Điều chế sirô trong môi trường sản xuất có cấp độ sạch theo quy định.



- Hàm lượng: Sirô đơn điều chế với đường trắng có nồng độ là 64% [kl/kl].

- Tính chất: Sirô phải trong [nếu dạng dung dịch], không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến chất khác trong quá trình bảo quản.

- Nồng độ hoạt chất, pH, tỷ trọng, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác: Đạt theo quy định trong các chuyên luận riêng.

- Bột hoặc cốm để pha sirô: Phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột [Phụ lục 1.7] hoặc Thuốc cốm [Phụ lục 1.8].


Đựng trong chai lọ khô sạch, đậy nút kín, để nơi mát.
Siro thuốc: Euvilen, siro Decolgen, Ích Nhi

Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiều dược chất hoà tan, tức phân tán dưới dạng phân tử, trong một dung môi thích hợp [nước, ethanol, glycerin, dầu…] hay hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau. Do các phân tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch thuốc đảm bảo sự phân liều đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha loãng hoặc khi trộn các dung dịch với nhau.

Các dược chất trong dung dịch thường không ổn định về mặt hóa học so với dạng rắn.

Các dung dịch thuốc thường cần bao bì lớn và có khối lượng lớn hơn so với dạng thuốc rắn.

Dung dịch thuốc thường được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào trong dung môi. Có thể cho thêm các tá dược với nồng độ thích hợp để ổn định dược chất [chống oxy hóa, chống thủy phân…], làm tăng độ tan hay để bảo quản thuốc.

Phân loại:

Theo đường sử dụng: dung dịch uống và dung dịch dùng tại chỗ.

Theo hệ thống dung môi và chất tan: dung dịch nước, dung dịch cồn.

Các dung dịch dùng để tiêm hoặc nhỏ mắt được quy định riêng trong chuyên luận thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền [Phụ lục 1.19], thuốc nhỏ mắt [Phụ lục 1.14].
Theo yêu cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo chuyên luận riêng. Các dung dịch, đặc biệt là các dung dịch chứa dung môi dễ bay hơi, phải bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát. Cần xem xét để sử dụng các bao bì tránh ánh sáng khi sự biến đổi hóa học do ánh sáng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc. Cồn Iod 5% , Cồn 70, 90, thuốc rửa phụ khoa povidon 10%, nước oxy già…




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 4


MỤC TIÊU

1. Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm thuốc mỡ, kem.

2. Nêu một vài ví dụ về thuốc mỡ, thuốc kem.
NỘI DUNG

1.1. Định nghĩa

Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm dùng để bôi để bôi lên da hay niêm mạc nhằm bảo vệ da hay đưa thuốc thấm qua da.

Tùy theo cách phối hợp và sử dụng tá dược, thuốc mỡ được chia ra 3 loại:

+ Thuốc mỡ thân dầu

Thuốc mỡ thân dầu có thể hút [hấp phụ] một lượng nhỏ nước hoặc dung môi phân cực. Tá dược điển hình gồm: nhóm hydrocarbon no dầu, mỡ có từ động vật, thực vật, glycerid bán tổng hợp, sáp và polyalkylsiloxan lỏng.

+ Thuốc mỡ thân nước

Thuốc mỡ thân nước có thể trộn lẫn với nước. Tá dược thường dùng là polyethylen glycol [macrogol, carbowax].

+ Thuốc mỡ nhũ hoá thân nước

Thuốc mỡ nhũ hoá thân nước có thể hút được một lượng lớn nước và chất lỏng phân cực để tạo thành nhũ tương nước-dầu [N/D] hoặc dầu-nước [D/N], tùy thuộc vào bản chất chất nhũ hoá có trong thành phần tá dược.


1.2. Yêu cầu kĩ thuật

Cách thử: Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 - 0,03 g, trải đều chế phẩm trên 4 phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2 cm.

Đánh giá: quan sát vết thu được bằng mắt thường [cách mắt khoảng 30 cm], ở 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8 đơn vị đóng gói. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy, không được vượt quá 2 tiêu bản.



      1. 1.2.2. Độ đồng đều khối lượng
Đạt yêu cầu phép thử độ đồng đều khối lượng [Phụ lục 11.3]. Đạt yêu cầu Phép thử giới hạn nhiễm khuẩn [Phụ lục 13.6] .

      1. 1.2.4. Các yêu cầu kĩ thuật khác
Thử theo quy định trong chuyên luận riêng.

* Thuốc mỡ tra mắt

Thuốc mỡ tra mắt là những chế phẩm thuốc mỡ dùng cho mắt, chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan hoặc phân tán trong tá dược, được xếp vào nhóm các chế phẩm vô khuẩn. Tá dược và dược chất dùng cho thuốc mỡ tra mắt phải không bị phân hủy khi tiệt khuẩn bằng nhiệt.

Ngoài các yêu cầu của thuốc mỡ nói chung, thuốc mỡ tra mắt phải đạt các yêu cầu sau:

Thử vô khuẩn

Đạt yêu cầu Thử vô khuẩn [Phụ lục 13.7]

Các phần tử kim loại

Cách thử: trừ trường hợp có chỉ dẫn riêng, lấy 10 tuýp thuốc, bóp hết thuốc chứa bên trong vào từng đĩa Petri riêng có đường kính 6 cm, đáy bằng, không có các vết xước và các phần tử lạ nhìn thấy được. Đậy các đĩa, đun nóng đến 80 - 85 ºC trong 2 giờ và để cho thuốc mỡ phân tán đồng đều. Làm nguội cho thuốc mỡ đông lại, lật ngược mỗi đĩa, đặt lên bản soi của kính hiển vi thích hợp. Chiếu sáng từ trên xuống bằng một đèn chiếu đặt ở góc 45° so với mặt phẳng của bản soi. Quan sát và đếm các phần tử kim loại sáng bóng, lớn hơn 50 mm ở bất kỳ kích thước nào.

Đánh giá: Không được có quá một tuýp trong 10 tuýp thuốc đem thử chứa nhiều hơn 8 phần tử và không được quá 50 phần tử tìm thấy trong 10 tuýp. Nếu chế phẩm không đạt ở lần thử thứ nhất, làm lại lần thử thứ hai với 20 tuýp thuốc khác. Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu nếu không có quá 3 tuýp chứa quá 8 phần tử trong mỗi tuýp và tổng số không quá 150 phần tử trong 30 tuýp thử.
Giới hạn kích thước các phần tử

Trải một lượng nhỏ chế phẩm thành một lớp mỏng trên bản soi của kính hiển vi, phủ phiến kính lên trên và soi. Không được có phần tử nào của thuốc có kích thước lớn hơn 75 mm.


1.3. Đóng gói, nhãn, bảo quản

Đựng trong lọ, tuýp kim loại, sứ, thủy tinh hoặc chất dẽo không được ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc và phải đảm bảo nút kín. Nút đậy phải hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn.

Nhãn: ngoài những qui định chung cần ghi rõ thêm:

+ Thời hạn dùng thuốc.

+ Điều kiện bảo quản

+ Khi cần thiết, thuốc phải được tiệt trùng.

Bảo quản: để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

1.4. Một số chế phẩm

Thuốc Bepanthen 30g, ACobeta-S, Chloram H, Thuốc mỡ Dep…


2.1. Định nghĩa

Kem là chế phẩm mềm, nhớt đồng nhất thường bao gồm một hoặc nhiều hoạt chất hòa tan hay phân tán trong một hoặc hỗn hợp tá dược. Các tá dược này thường ở dạng nhũ tương dầu/nước, hoặc nước/dầu. Thường dùng trên da hay màng nhày nhằm mục đích bảo vệ, điều trị hay phòng bệnh. Kem bôi da thường có thể chất mềm và mịn.

Kem có thể chứa các chất bảo quản kháng khuẩn thích hợp cho dù các hoạt chất hay tá dược đã có tính kháng khuẩn. Nếu sữ dụng cho vết thương diện rộng thì thuốc phải được tiệt trùng. Một số chất phụ gia khác: chất chống oxi hóa, chất ổn định, làm đặc.

Bình thường kem không được pha loãng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết có thể pha loãng được. Khi pha loãng cần chú ý tránh nhiễm khuẩn thuốc, pha bằng phương pháp thích hợp, tránh dùng nhiệt. Thuốc pha loãng chỉ được dùng trong 2 tuần.

2.2. Yêu cầu kĩ thuật

Nói chung yêu cầu kĩ thuật của kem giống như với thuốc mỡ.

2.3. Đóng gói, nhãn, bảo quản

Đóng gói: trong các đồ chứa thích hợp có nút kín nhất là kem chứa nước hay các hoạt chất dễ bay hơi. Đồ chứa phải giảm tối thiểu sự nhiễm bẩn bởi vi sinh vật. Thường thuốc được chứa trong các tuýp hay lọ bằng kim loại hay nhựa.

Nhãn: ngoài những qui định chung cần ghi rõ thêm:

+ Thời hạn dùng thuốc.

+ Điều kiện bảo quản.

+ Khi cần thiết, thuốc phải được tiệt trùng.

Bảo quản: không quá 25 °C và không được làm lạnh.

2.4. Một số chế phẩm

Kem trị nấm da CLOTRIMAZOL 1%, kem bôi da Newneo, kem bôi da NEWGI 5, kem trắng da cao cấp NHƯ HOA....

KEM BÔI DA CLOTRIMAZOL 1%

Là một dẫn chất tổng hợp của Imidazole. Có khả năng ức chế sự phát triển của hầu hết các vi nấm gây bệnh ở người như: Trychophyton rubrum, Trychophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Mycrosporum canis, Cadida species...

Chỉ định: Điều trị lác[hắc lào], lang ben, nấm kẽ, nấm móng, nấm tóc và các loại nấm ngoài da khác.

Chống chỉ định: Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ: Có thể xuất hiện phản ứng dị ứng thoáng qua: ban, ngứa, nổi mề đay. Trong những trường hợp này phải ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá chất lượng thuốc hoàn, rượu thuốc, cao thuốc.

2. Đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một mẫu kiểm nghiệm thành phẩm cụ thể của các dạng bào chế trên
NỘI DUNG

1. KIỂM NGHIỆM THUỐC HOÀN

1.1 Khái niệm

Thuốc hoàn là dạng thuốc rắn, hình cầu, được bào chế từ bột hoặc cao dược liệu với các loại tá dược thích hợp, thường dùng để uống.


1.2 Phân loại và Phương pháp điều chế

1.2.1 Phân loại

Trong Y học cổ truyền, tuỳ theo tá dược dính sử dụng mà người ta chia ra các loại hoàn như sau:

Thuỷ hoàn: Là hoàn được điều chế với tá dược dính là nước, rượu, dấm, dịch chiết dược liệu bằng phương pháp bồi viên và thường là hoàn nhỏ [khối lượng viên dưới 0,5g].

Hồ hoàn: Là hoàn dùng hồ tinh bột làm tá dược dính, điều chế bằng phương pháp chia viên hay bồi viên, thường là hoàn nhỏ.

Mật hoàn: Là hoàn bào chế với tá dược dính là mật ong. Mật được luyện thành châu, trộn với bột thuốc khi còn nóng và bào chế hoàn bằng phương pháp chia viên. Hoàn mật thường gọi là "tễ", khối lượng có thể đến 12 gam, có thể chất nhuận dẻo.

Lạp hoàn: lạp hoàn được điều chế với sáp ong bằng cách đun chảy và vê viên ở nhiệt độ gần nhiệt độ đông rắn của sáp, thường có khối lượng từ 0,3- 0,5 gam.


1.2.2 Phương pháp điều chế

Thuốc hoàn được điều chế bằng 2 phương pháp: Chia viên và bồi viên.

Phương pháp chia viên: Áp dụng khi dùng các tá dược dính có độ nhớt cao như mật, hồ, sáp. Bột thuốc được trộn với tá dược dính ở nhiệt độ thích hợp thành khối bánh viên đồng nhất rồi chia viên bằng bàn hay máy chia viên.

Phương pháp bồi viên: Áp dụng cho các tá dược có độ dính thấp như nước, dịch chiết dược liệu, hồ loãng, sirô hay mật ong pha loãng. Tá dược dính lỏng và bột thuốc được bồi dần từng lớp lên nhân đã gây sẵn kết hợp với sấy cho đến khi viên đạt kích thước yêu cầu.

Thuốc hoàn có thể được bao bằng các lớp áo khác nhau để bảo quản hay tăng giá trị thẩm mỹ, viên hoàn mềm thường được đóng trong vỏ sáp.


1.3 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

1.3.1 Hình thức:

Hoàn phải tròn, đều, đồng nhất về hình dạng, màu sắc khi bảo quản, có mùi đặc trưng của dược liệu. Hoàn mềm phải nhuận, dẻo.

1.3.2 Hàm ẩm:

Hoàn mật ong, hoàn chứa cao đặc: không quá 15%. Hoàn nước có kết hợp sirô, mật ong: không quá 12%. Hoàn nước và hoàn hồ: Không quá 9% [hoàn sáp không xác định hàm ẩm].

Tiến hành theo phương pháp Xác định mất khối lượng do làm khô [Phụ lục 9.6] hoặc Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp cất với dung môi [Phụ lục 12.13].

1.3.3 Độ rã:

Chỉ áp dụng cho hoàn cứng: Viên rã trong vòng 1 giờ [riêng hoàn hồ trong vòng 2 giờ, hoàn sáp thử theo viên bao tan trong ruột].

Tiến hành theo Phép thử độ rã của viên nén và viên nang [Phụ lục 11.6].

1.3.4 Độ đồng đều khối lượng:

a] Đối với hoàn uống theo số viên:

Cân 10 viên, xác định khối lượng từng viên. Sự chênh lệch khối lượng của từng viên so với khối lượng trung bình phải nằm trong giới hạn ở Bảng 1, trong đó, không được có quá 2 viên vượt giới hạn cho phép và không được có viên nào gấp đôi giới hạn cho phép.

Bảng 1:


Khối lượng trung bình 1 viên

Giới hạn cho phép
Từ 0,05 g đến 1,5 g ± 12 %
Trên 1,5g đến 5g ± 10 %
Trên 5,0g đến 9,0 g ±7 %
Trên 9,0 g ±5 %

b] Đối với hoàn uống theo gam:

Cân 10 phần, mỗi phần 10 viên, xác định khối lượng trung bình chung. Sự chênh lệch khối lượng của từng phần so với khối lượng trung bình phải nằm trong giới hạn ở Bảng 2, trong đó, không được có quá 2 phần vượt giới hạn cho phép và không được có phần nào gấp đôi giới hạn cho phép.

Bảng 2:


Khối lượng trung bình 1 viên

Giới hạn cho phép
Từ 0,05 g đến 0,1 g ± 12 %
Trên 0,1 g đến 1,0 g ± 10 %
Trên 1,0 g ±7 %

c] Đối với đơn vị đóng gói đã chia liều:

Lấy 10 gói, cân từng gói. Sự chênh lệch khối lượng của từng gói so với khối lượng trên nhãn phải nằm trong giới hạn ở Bảng 3, trong đó, không được có quá 2 gói vượt giới hạn cho phép và không được có gói nào gấp đôi giới hạn đó.

Bảng 3


Khối lượng trên nhãn

Giới hạn cho phép
Từ 0,5 g trở xuống ± 12%
Trên 0,5 g đến 1,0 g ± 11%
Trên 1,0 g đến 2,0 g ±10%
Trên 2,0 g đến 3,0 g ± 8%
Trên 3,0 g đến 6,0 g ± 6%
Trên 6,0 g đến 9,0 g ±5%
Trên 9,0 g ±4%

1.3.4 Định tính:

Định tính theo các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn hoặc dược điển, thuốc hoàn phải cho các phản ứng của hoạt chất có trong chế phẩm.

1.3.5 Định lượng:

Đáp ứng theo quy định trong chuyên luận riêng.

1.3..6 Độ nhiễm khuẩn:

Thuốc hoàn phải đạt yêu cầu về độ nhiễm khuẩn [Phụ lục 13.6].


2 KIỂM NGHIỆM CAO THUỐC

2.1 Định nghĩa

Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.

Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ [sấy khô và chia nhỏ đến kích thước thích hợp]. Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất cần phải diệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặc bằng phương pháp thích hợp khác.

Cao thuốc được chia làm 3 loại:

Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó cồn và nước đóng vai trò dung môi chính [hay chất bảo quản hay cả hai]. Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc.

Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi sử dụng còn lại trong cao không quá 20%.

Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%

2.2 Yêu cầu chất lượng: Đạt các yêu cầu theo quy định trong chuyên luận riêng và đạt các yêu cầu chung sau đây:

2.2.1 Độ tan:

Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều chế cao.

2.2.2 Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc:

Cao thuốc phải đúng màu sắc đã mô tả trong chuyên luân riêng, có mùi và vị đặc trưng của dược liệu sử dụng. Ngoài ra, cao lỏng còn phải đồng nhất, không có váng thuốc, không có cặn bã dược liệu và vật lạ.

Cách tiến hành: Lấy riêng phần phía trên của chai thuốc chỉ để lại khoảng 10 - 15 ml. Chuyển phần còn lại trong chai vào một bát sứ men trắng, nghiêng bát cho chúng chảy trên thành bát tạo thành một lớp dễ quan sát. Quan sát dưới ánh sáng tự nhiên, thuốc phải đạt các yêu cầu quy định. Nếu không đạt phải thử lại lần hai với chai khác, nếu không đạt coi như lô thuốc không đạt chỉ tiêu này.

2.2.3 Mất khối lượng do làm khô [nếu không có chỉ dẫn khác]:

Cao đặc không quá 20%.

Cao khô không quá 5%.

2.2.4Hàm lượng cồn:

Đạt 90 - 110% lượng ethanol ghi trên nhãn [áp dụng cho cao lỏng và cao đặc].

2.2.5 Kim loại nặng:

Đáp ứng yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.

2.2.6 Dung môi tồn dư:

Nếu điều chế với dung môi không phải là cồn, nước hay hỗn hợp cồn - nước, dư lượng dung môi sử dụng phải đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ lục 10.14 Xác định dung môi tồn dư.

2.2.7 Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật:

Đáp ứng yêu cầu quy định trong Phụ lục 12.17 Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

2.2.8 Giới hạn nhiễm khuẩn:

Đáp ứng yêu cầu qui định trong Phụ lục 13.6 Thử giới hạn nhiễm khuẩn


3 KIỂM NGHIỆM RƯỢU THUỐC.

3.1 Định nghĩa

Rượu thuốc là dạng thuốc lỏng dùng để uống hay đôi khi dùng ngoài, được điều chế bằng cách ngâm dược liệu [thảo mộc hoặc động vật] trong rượu trắng hoặc ethanol loãng trong một thời gian nhất định [tuỳ theo quy định của từng công thức] rồi gạn hoặc lọc lấy dịch trong. Hàm lượng ethanol trong rượu thuốc không quá 45%


3.2 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3.2.1 Màu sắc:

Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng.

Cách tiến hành: Lấy ở 2 chai rượu trong mỗi lô sản xuất, mỗi chai 5 ml, cho vào 2 ống nghiệm [thủy tinh không màu, đồng cỡ]. Quan sát màu của hai ống ở ánh sáng thiên nhiên bằng cách nhìn ngang, màu sắc của hai ống phải như nhau và đúng như màu sắc đã quy định trong chuyên luận riêng.

3.2.2 Mùi vị:

Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng. Rượu thuốc có thể có mùi thơm của dược liệu, có vị ngọt do thêm đường hoặc mật ong.

3.2.3 Độ trong và độ đồng nhất:

Rượu thuốc phải trong, đồng nhất, không có cặn bã dược liệu và vật lạ.

Cách tiến hành: Quan sát toàn chai rượu, không được có váng mốc. Hút 5 ml rượu thuốc ở vị trí cách đáy chai khoảng 2 cm, cho vào ống nghiệm [thủy tinh không màu, dung tích 10 - 20 ml], quan sát ở ánh sáng thiên nhiên bằng cách nhìn ngang. Thuốc phải trong và đồng nhất. Nếu không đạt yêu cầu, thử lại lần thứ hai với một chai thuốc khác. Lần này không đạt thì lô thuốc coi như không đạt tiêu chuẩn.

3.2.4 Hàm lượng ethanol:

Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng. Xác định hàm lượng ethanol theo Phụ lục 10.12.

3.2.5 Tỷ trọng:

Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận. Xác định tỷ trọng theo Phụ lục 6.5.

3.2.6 Độ lắng cặn:

Theo yêu cầu quy định trong từng chuyên luận.

Cách tiến hành: Quan sát toàn chai rượu [thể tích 500ml, nếu không có qui định khác], nếu thấy có cặn thì để yên khoảng 48 giờ, sau đó mở nút và thận trọng dùng ống cao su hay ống nhựa làm xiphông, hút phần rượu ở phía trên, để còn lại 15 - 20ml [đối với rượu có thể tích cặn không quá 0,5ml] hoặc 40 - 50ml [đối với rượu có thể tích cặn trên 0,5ml]. Lắc cặn trong chai cho tan, rót hết sang ống đong 25ml [chia độ 0,5ml] hoặc 50ml [chia độ 1 ml] có nút. Lấy phần rượu trong đã hút xiphông để tráng chai, đổ vào ống đong rồi thêm rượu thuốc vừa đủ 25 ml hoặc 50 ml. Để lắng 48 giờ, đọc kết quả trên vạch chia của ống đong. Mỗi loại rượu phải đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn đề ra.

Sau khi đọc kết quả, nghiêng ống đong nhẹ để gạn lớp rượu ở trên, lấy lớp cặn ra bát sứ trắng để quan sát. Trong lớp cặn phải không được có bã dược liệu và vật lạ...

3.2.7 Cắn sau khi sấy khô:

Theo yêu cầu quy định trong từng chuyên luận. Tiến hành theo 1 trong 2 phương pháp sau đây:

Phương pháp 1: Áp dụng với các rượu thuốc có chứa đường hoặc mật ong.

Lấy chính xác 50 ml chế phẩm vào cốc miệng rộng, bốc hơi đến khô trên cách thuỷ, chiết bằng ethanol tuyệt đối bằng cách thêm vào cắn lần lượt, 4 lần, mỗi lần 10ml ethanol tuyệt đối, dùng đũa thuỷ tinh khuấy kỹ, lọc. Gộp các dịch lọc vào một chén sứ đã được xác định khối lượng, bay hơi trên cách thuỷ đến khô, sấy cắn ở 105oC trong 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân. Xác định khối lượng cắn thu được.

Phương pháp 2: Áp dụng với các rượu thuốc không chứa đường hoặc mật ong.

Lấy chính xác 50 ml chế phẩm vào một chén sứ đã được xác định khối lượng, bay hơi trên cách thuỷ đến khô, sấy cắn ở 105oC trong 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân. Xác định khối lượng cắn thu được.

3.2.8 Sai số thể tích:

Theo yêu cầu và cách thử ở Phụ lục 11.1.

3.2.9 Methanol:

Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng. Xác định theo Phụ lục 10.13.

3.2.19. Định tính, định lượng và các chỉ tiêu khác:

Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề