Trẻ đang ngủ mà bị sốt phải làm sao

Làm thế nào để hạ sốt đêm cho bé?

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt đêm

Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết: Sức đề kháng của các bé còn yếu, vì vậy khi thời tiết có sự thay đổi như nắng mưa thất thường, đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa… khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, gây ra sốt.

Bé đang mọc răng hoặc mới tiêm phòng: Bé đang trong giai đoạn mọc răng hoặc mới tiêm phòng thường có các biểu hiện như khó ngủ, quấy khóc, bỏ ăn và sốt nhẹ.

Do mặc quá nhiều quần áo: Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến bé bị sốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì thân nhiệt của bé thường không ổn định và bị tác động lớn từ các yếu tố bên ngoài môi trường.

Do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus: Bé có thể bị viêm phổisốt xuất huyết, sởi, phát ban, nhiễm trùng đường tiết niệu… Đây là nguyên nhân mà mẹ phải đặc biệt quan tâm và cần quan sát các biểu hiện của bé để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn.

Cách hạ sốt đêm an toàn cho bé tại nhà

Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C:

Nếu trẻ sốt 38,5 độ trở lên, bố mẹ nên cho con dùng thuốc hạ sốt

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ nên cho con dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen [có thể dùng cho bé từ 3 - 6 tháng tuổi] và ibuprofen [đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên]. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.

Với trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo. Sau đó, đợi hết cơn co giật, bố mẹ lấy khăn cho vào miệng, phòng tránh cơn co giật sau của con.

Khi bị sốt cao co giật, trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng từ 4 - 6 tiếng/lần khi trẻ sốt 38,5 độ C trở lên. Sau khi hạ sốt xong cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ khám và tìm nguyên nhân gây sốt.

Mặc quần áo mỏng, ở phòng thoáng khí và bổ sung đầy đủ nước

Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần mở cửa phòng để phòng thoáng khí. Việc đắp chăn, đóng kín cửa sẽ khiến trẻ càng thêm khó chịu.

Ngoài ra, khi trẻ mới bị sốt nên cho trẻ uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng mát. Không được mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ.

Chườm ấm

Dùng khăn nhúng vào nước bằng nhiệt độ cơ thể trẻ [37 - 40 độ C], vắt bớt nước rồi đắp vào vùng bẹn, nách, cổ [những vùng nhiều nếp gấp da] sẽ giúp thoát nhiệt nhanh. Cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người.

Những lưu ý khi trẻ bị sốt về đêm

Bố mẹ nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi nhiệt độ.

Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc khăn lạnh để hạ sốt cho trẻ, cần dùng khăn ấm.

Đối với những trường hợp trẻ bắt đầu co giật phải đưa ngay đi cấp cứu, không vỗ lưng sẽ khiến cơn co giật nhiều hơn.

Nếu tình trạng trẻ sốt về đêm, dù chỉ là sốt nhẹ nhưng diễn ra thường xuyên khoảng 2 - 4 ngày thì nên đưa bé đi khám, không nên chủ quan và trì hoãn việc khám bệnh.

Không tự ý cho bé dùng những loại thuốc hạ sốt nếu chưa có sự cho phép hay tư vấn của bác sỹ. Những loại thuốc hạ sốt cho người lớn tuyệt đối không được dùng cho bé. Khi cho bé uống thuốc hạ sốt mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Với bé dưới 3 tháng tuổi, tuyệt đối không nên cho bé uống thuốc hạ sốt mà không có chỉ định của bác sỹ.

Khánh Hương H+ [Tổng hợp]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Trần Thị Linh Chi - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Và bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Sốt là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ bị sốt cũng phải uống thuốc hạ sốt. Phụ huynh cần hiểu đúng và có cách xử lý kịp thời nhằm giúp con vượt qua cơn sốt hiệu quả.

Không ít bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5 độ C nên lập tức cho con uống thuốc hạ sốt. Trên thực tế, thân nhiệt của trẻ ở nhiệt độ này chưa thật sự được coi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh có thể dao động trong khoảng từ 37oC đến 37,8oC. Như vậy, trẻ bị sốt 38 độ C mới thật sự cần đến điều trị y khoa.

Ngoài ra, thân nhiệt con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chẳng hạn như vận động, thời tiết, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Cụ thể, trẻ chỉ thật sự bị sốt khi:

  • Nhiệt độ ở miệng > 37,5oC
  • Nhiệt độ ở nách > 37,2oC
  • Nhiệt độ ở tai > 38oC
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38oC

Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus , vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Chính vì vậy, nếu nhận thấy trẻ bị sốt dưới 38 độ C thì phụ huynh cũng không nên quá lo lắng.

Những cơn sốt có khả năng kéo dài từ 2 - 3 ngày. Mặt khác, cha mẹ có thể nhận biết độ nặng hay nhẹ của sốt thông qua hành vi của trẻ. Nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn linh hoạt, có thể ăn uống và vận động vui chơi nhẹ nhàng được thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Dấu hiệu sốt chỉ nguy hiểm khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, li bì, co giật.

Hành vi của trẻ còn biểu hiện rõ nhất những tổn thương gây ra bởi sốt. Trẻ bị sốt 39 độ C [hay ở mức dưới 40oC] thường không để lại hậu quả kéo dài đáng kể, cơ chế ổn định nhiệt độ của não sẽ giúp cơ thể kiểm soát phần nào những cơn sốt ở dưới mức nhiệt này.

Sốt cũng là biểu hiện cơ thể khỏe mạnh

Do sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Tuy nhiên, không nên tự ý phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ sử dụng vì hiệu quả sẽ không tăng thêm, nhưng lại xuất hiện nhiều tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, tổn thương gan.

Khi trẻ vẫn còn tỉnh táo và uống nước được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Việc truyền dịch cho trẻ lúc này là không cần thiết. Truyền dịch chỉ được bác sĩ chỉ định đối với trẻ bị mất nước nặng và được thực hiện trong cơ sở y tế.

Sử dụng thuốc hạ sốt sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt xuống khoảng 1 - 1,5 độ C. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng khi thật sự cần thiết và nên ngưng sử dụng khi đã giải quyết các triệu chứng.

4.2. Đắp mát và tắm mát

Tắm mát là đặt trẻ vào trong chậu tắm và dùng khăn đắp nước ấm [thấp hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể, thường 2 phần nước lạnh một phần nước sôi] khắp thân trẻ. Thân nhiệt trẻ ở giảm khi nước bốc hơi qua da. Do đó, phụ huynh không nên đắp bằng khăn ướt hay tắm cho trẻ bằng nước mát.

Đắp mát cần kết hợp với sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được thuốc.

4.3. Tăng bổ sung nước và điện giải

Tình trạng sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ nhỏ. Để bù lại lượng nước mất đi cha mẹ nên tăng cường cho trẻ bổ sung nước. Trẻ bị sốt có thể không cảm thấy đói và không cần thiết phải ép trẻ ăn. Tuy nhiên, đối với các loại nước uống như sữa tươi [sữa bò hay sữa mẹ], sữa bột và nước thì cần phải uống đầy đủ, thường xuyên. Trẻ lớn hơn có thể cho ăn bột, dùng soup hoặc kem lạnh. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch điện giải, nước trái cây để phục hồi hệ miễn dịch. Nếu trẻ không chịu uống nước hoặc không thể uống được, cha mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

4.4. Trẻ bị sốt cần được nghỉ ngơi

Sốt là nguyên nhân khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức. Trong thời gian bệnh, cha mẹ nên khuyến khích để trẻ nghỉ ngơi theo mong muốn. Không cần thiết phải ép trẻ ngủ hoặc tiếp tục nghỉ ngơi nếu trẻ đã cảm thấy khỏe hơn và muốn vui chơi nhẹ nhàng. Trẻ có thể đi học trở lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi thân nhiệt đã quay về mức ổn định bình thường sau 24 giờ.

Trẻ bị sốt cần được tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng mất đi

Phụ huynh cần đưa trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị sốt khi chưa được 2 tháng tuổi.
  • Sốt trên 40 độ C.
  • Trẻ quấy khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
  • Trẻ khóc mỗi khi cử động hoặc khi cha mẹ chạm vào.
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Có dấu hiệu cứng cổ bất thường.
  • Phát ban trên da.
  • Khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi trẻ.
  • Trẻ không thể nuốt thức ăn, không bú được, không uống nước được.
  • Nôn ói nhiều.
  • Tiêu ra máu, ói ra máu.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ trông rất yếu ớt và suy kiệt.

Đặc biệt vào mùa dịch bệnh, thời tiết thay đổi thất thường, trẻ có nguy cơ mắc phải các loại bệnh và dẫn đến sốt. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý triệu chứng trẻ bị sốt từ 38 độ để kịp thời xử lý hoặc đưa trẻ đến bệnh viện điều trị, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề