Ví dụ nào dưới đây cho thấy ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái của thực vật

- Các hiện tượng chứng minh ánh sáng đã ảnh hưởng đến hình thái thực vật là 1, 3.

- Hiện tượng 2 là ảnh hưởng của nhiệt độ.

- Hiện tượng 4 thì tầm gửi sống kí sinh để hấp thu chất dinh dưỡng chứ không phải là ảnh hưởng của ánh sáng.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 40

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 42 trang 122: Thảo luận trong nhóm và so sánh theo mẫu sau:

Trả lời:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 42 trang 123: Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. Điều này chứng tỏ ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Bài 1 [trang 124 sgk Sinh học 9] : Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng?

Lời giải:

Thực vật ưu sáng Thực vật ưa bóng
Bao gồm những cây sống nơi quang đãng. Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán cây khác, được đặt trong nhà.
Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt. Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển. Lá có mô giậu kém phát triển.
Thân cây thấp, số cành nhiều [khi mọc riêng rẽ] hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn [khi mọc trong rừng]. Chiều cao thân cây bị hạn chế.
Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh. Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. Điều tiết thoát hơi nước kém.

Bài 2 [trang 124 – 125 sgk Sinh học 9] : Điền tiếp vào bảng dưới đây: Các đặc điểm hình thái của cây ưu sáng và ưu bóng.

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng

Tên cây Đặc điểm Nhóm cây
Bạch đàn Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng Ưa sáng
Lá lốt Cây nhỏ, lá to xếp ngang, lá xanh sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu Ưa bóng

Lời giải:

Tên cây Đặc điểm Nhóm cây
Bạch đàn Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng Ưa sáng
Lá lốt Cây nhỏ, lá to xếp ngang, lá xanh sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu Ưa bóng
Xà cừ Thân cao, nhiều cành lá nhỏ màu xanh nhạt, mọc ở nơi quang đãng Ưa sáng
Cây lúa Thân thấp, lá thẳng đứng, lá nhỏ, màu xanh nhạt, mọc ngoài cánh đồng nơi quang đãng Ưa sáng
Vạn niên thanh Thân quấn, lá to, màu xanh đậm, sống nơi ít ánh sáng Ưa bóng
Cây gừng Thân nhỏ, thẳng đứng, lá dài nhỏ xếp so le, màu lá xanh nhạt, sống nơi ít ánh sáng Ưa bóng
Cây nhãn Thân gỗ, lớn, lá màu xanh đậm, mọc nơi ánh sáng mạnh. Ưa sáng
Cây phong lan Mọc dưới tán cây, nơi có ánh sáng yếu, lá màu xanh nhạt. Ưa bóng

Bài 3 [trang 125 sgk Sinh học 9] : Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Lời giải:

– Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

– Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

Bài 4 [trang 125 sgk Sinh học 9] : Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Lời giải:

Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…

+ Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…

– Cây có tính hướng sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây:

+ Về hình thái: những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở ngọn cây. Những cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng.

+ Về hoạt động sinh lí: ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp và khả năng hút nước của cây.

– Tùy theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Những đặc điểm của cây

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

Đặc điểm hình thái

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.

+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.

+ Lục lạp có kích thước nhỏ.

+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.

+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

+ Lục lạp có kích thước lớn.

Đặc điểm sinh lí

+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới  ánh sáng yếu.

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

– Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật:

+ Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian. Ví dụ: ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa, giúp chim di cư.

Ong sử dụng mặt trời để báo hiệu nơi có thức ăn cho đàn

+ Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

+ Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật. Ví dụ: trâu, bò, nai, ngựa,… hoạt động vào ban ngày. Ngược lại, cáo, chồn, sóc,… lại thường hoạt động vào ban đêm.

– Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

+ Nhóm động vật ưa sáng: Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. Thân con vật thường có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ.

+ Nhóm động vật ưa tối: Thân có màu sẫm. Mắt có thể phát triển [cú, chim lợn…] hoặc nhỏ lại [lươn], phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng.

Video liên quan

Chủ Đề