Nghĩa biểu trưng là gì

[lược trích và bổ sung bài: Lê Đình Tư. Những vấn đề ngữ nghĩa học âm vị. Tạp chí khoa học ngoại ngữ 3, 2005]

Như trên đã nói, ngôn ngữ học phân biệt hai bình diện của ngôn ngữ: bình diện biểu hiện và bình diện nôi dung hay bình diện ngữ nghĩa. Nói về bình diện biểu hiện của ngôn ngữ là nói về cấu trúc hình thức của các đơn vị ngôn ngữ, còn nói về bình diện nội dung là nói về ý nghĩa của các đơn vị đó. Với quan niệm đó, người ta cũng đã vạch ra một đường ranh giới cho các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ: Mô tả mặt biểu hiện của ngôn ngữ, chúng ta đi từ cấp độ âm vị, còn khi mô tả mặt nội dung của nó thì bắt đầu từ cấp độ hình vị. Âm vị được coi là những đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để cấu tạo nên mặt ngữ âm của ngôn ngữ và không có nghĩa, còn hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Kết quả là, khi đề cập đến bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ, cấp độ âm vị thường bị bỏ qua. Nói cách khác, ngữ nghĩa học thường được coi là lĩnh vực ngôn ngữ học nghiên cứu những cấp độ ngôn ngữ lớn hơn âm vị. Trong thực tế, khi đối chiếu những vấn đề ngữ nghĩa giữa các ngôn ngữ, người ta cũng thường tập trung chủ yếu vào cấp độ từ vựng, bởi vì các đơn vị từ vựng như từ, thành ngữ được coi là những đơn vị có nghĩa hoàn chỉnh và có thể xác định được những đơn vị tương đương trong ngôn ngữ khác để đối chiếu.

Tuy nhiên, từ lâu người ta đã để ý đến các hiện tượng tượng thanh hay tượng hình, tức là những trường hợp mà âm thanh của ngôn ngữ có quan hệ khá chặt chẽ với những gì chúng biểu đạt trong thực tế khách quan. Chẳng hạn, H. Schreuder [1970] đã  nhận ra rằng, tổ hợp âm ‘ash’ trong tiếng Anh rất hay được dùng để biểu đạt những động tác nhanh hoặc đột ngột, ví dụ: flash [lóe sáng], dash [lao tới, ném mạnh], crash  [đâm sầm xuống], hay tổ hợp âm vị /bl/ [cũng trong tiếng Anh] thường xuất hiện trong các từ biểu thị sự khó chịu, ghê tởm hay chán ngấy, ví du: bland smile [nụ cười nhạt nhẽo], blare [làm om sòm], blast [nguyền rủa]… Thậm chí, tác giả còn thấy rằng, trong một số trường hợp, mối quan hệ giữa âm thanh ngôn ngữ [không chỉ là từ tượng thanh] và ý nghĩa chặt chẽ tới mức chúng có thể ảnh hưởng tới việc thay đổi ý nghĩa của từ trong quá khứ, khiến hiện nay một số tổ hợp âm trong tiếng Anh biểu thị những ý nghĩa tiêu cực thay vì ý nghĩa trung hòa như trước đây. Chẳng hạn, âm vị /u/ khi kết hợp với một số âm vị khác [ví dụ như với /l/, /ʃ/ hay /p/] thường biểu đạt những sự vật, sự việc được đánh giá tiêu cực, ví dụ: allure [cám dỗ, quyến rũ], shrew [người dàn bà đanh đá, độc ác], putrid [thối tha, đồi bại]. Những hiên tượng tương tự trong tiếng Pháp cũng đã được P. Guiraud [1971] đề cập đến trong tác phẩm “La semantique”. Trên địa bàn tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh [1994] cũng đã nêu nhận xét rằng, một số vần và nguyên âm “có khả năng biểu thị một nét nghĩa nào đó về trạng thái, họat động, tính chất.”.  Ví dụ: vần ‘it’ trong tiếng Việt biểu thị một nét nghĩa chung là ‘làm kín, làm chặt thêm’ của các từ ‘bịt’,’khít’,‘thít’…, trong khi vần ‘óp’ mang nét nghĩa ‘giảm thể tích, thu nhỏ khối lượng’ như trong các từ ‘bóp’, hay‘tọp’. Nghiêm túc hơn, các nhà phong cách học cũng đã bàn khá nhiều về giá trị tu từ học của các yếu tố ngữ âm trong các ngôn ngữ. Xa hơn nữa, W. Humboldt cũng đã nhìn nhận ý nghĩa biểu trưng của các đơn vị ngữ âm trong các ngôn ngữ.

Nhìn một cách tổng thể, các nhà ngôn ngữ học này, ở những mức độ và góc độ khác nhau, đều thừa nhận tính có lí do nhất định của âm thanh ngôn ngữ. Họ cho rằng không phải lúc nào mối quan hệ giữa mặt âm và mặt nghĩa trong ngôn ngữ cũng đều mang tính võ đoán, rằng các ngôn ngữ có những lí do và cách thức khác nhau để lựa chọn các phương tiện ngữ âm nhằm biểu đạt những sự vật, hiện tượng, đặc trưng, hay tính chất trong thực tế khách quan. Sự lựa chọn này có liên quan đến bản thân các âm thanh ngôn ngữ và các mối quan hệ đối lập giữa chúng với nhau. Nói cách khác, trong một số trường hợp, người ta thừa nhận có sự hài hòa nhất định giữa mặt âm thanh và mặt nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ.

Như vậy, âm vị có thể được sử dụng theo hai mục đích khác nhau: 1/tạo ra các từ, và 2/ tạo nghĩa mới cho các từ. Trong mục đích thứ nhất, các âm vị tạo ra các từ khác nhau nhờ những thế đối lập về các nét khu biệt của chúng, còn trong mục đích thứ hai, từ được bổ sung một ý nghĩa mới nào đấy nhờ việc khai thác các giá trị ngữ nghĩa mà các âm vị có thể mang lại. Sự tồn tại các giá trị ngữ nghĩa của âm vị khiến cho sự phân biệt hai bình diện của ngôn ngữ, tức bình diện biểu hiện và bình diện ngữ nghĩa theo cách xưa nay, trở nên không rõ ràng hoặc/và không triệt để. Ngữ nghĩa học truyền thống không quan tâm đến hoặc không thừa nhận những giá trị ngữ nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn hình vị. Đó là cái phần dư ngữ nghĩa trong ngôn ngữ mà ngôn ngữ học chưa có cách giải quyết dứt khoát. Thông thường,  khi nhận thấy một hiện tượng ngôn ngữ nào đấy mang giá trị ngữ nghĩa, người ta cứ nghĩ trước hết đến sự hiện diện của hình vị hay từ.

Sự thừa nhận giá trị ngữ nghĩa của các âm vị, hoặc phức thể âm vị, tạo tiền đề cho việc hình thành một bộ môn nghiên cứu mới: Ngữ nghĩa học âm vị [semantyka fonemów lub fonosemantyka], bộ môn nghiên cứu giá trị ngữ nghĩa của cấp độ âm vị.

Ngữ nghĩa học âm vị có vẻ liên quan nhiều hơn đến ngữ dụng học, bởi vì loại ý nghĩa này phụ thuộc nhiều vào các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Tuy nhiên, ý nghĩa của các âm vị không chỉ liên quan đến sự vận dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến cả lịch sử phát triển của ngôn ngữ, nghĩa là vừa có tính chất đồng đại vừa có tính chất lịch đại. Ngữ nghĩa học âm vị có ý nghĩa thực tiễn to lớn: Nó giúp giải thích nhiều hiện tượng ngữ nghĩa trong các ngôn ngữ, nhờ đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của những hiện tượng ngôn ngữ như đồng nghĩa, dị nghĩa, các tên riêng, sự hài âm, chơi chữ , hay đặc điểm cấu tạo của các tiếng xã hội trong một cộng đồng ngôn ngữ.

Như vậy, các nghiên cứu ngữ nghĩa học âm vị sẽ bổ sung những thông tin làm cho bức tranh về các bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ được hoàn chỉnh hơn. Với ngữ nghĩa học âm vị, cấu trúc các bình diện của ngôn ngữ trở nên nhất quán hơn: trên bình diện biểu hiện, chúng ta nghiên cứu toàn bộ mặt cấu tạo hình thức của ngôn ngữ: đi từ âm vị đến văn bản, còn trên bình diện ngữ nghĩa, chúng ta xem xét toàn bộ mặt nội dung của ngôn ngữ, cũng đi từ âm vị đến văn bản. Điều này cũng có nghĩa là ngữ nghĩa học đối chiếu cũng quan tâm đến cả cấp độ âm vị của ngôn ngữ.

__________________________________________

Tương tự: Biểu trưng

Biểu tượng thương hiệu [logo] là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng [icon] của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phong chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương. Những biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế.

Vậy, nói ngắn gọn: Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.

Tại sao cần phải thiết kế logo?

Logo là khiến khách hàng nhớ đến công ty của bạn. Dù nói gì đi chăng nữa, khi bạn mở công ty, cái mà có thể nuôi sống công ty của bạn chính là khách hàng. Để khách hàng nhớ đến nó thì cần thiết phải có một logo – bộ mặt công ty. Với một bộ mặt dễ nhớ thì chắc chắn những sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn sẽ được khách hàng đón nhận và nhớ đến khi cần. Nhiệm vụ đó là của những người thiết kế.

Khi mà nhiều người biết đến công ty bạn qua logo ấn tượng thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc bán hàng, thuận lợi trong kinh doanh, tăng doanh thu… Nhiều người biết đến logo chính là lợi thế. Và trên thực tế, khi công ty có một logo dễ nhớ, ấn tượng thì chắc chắn sẽ được phổ biến hơn với mọi người và toàn xã hội…

Khi có logo thì giá trị của công ty bạn cũng sẽ được nâng cấp. Bởi một công ty chuyên nghiệp cần thể hiện sự chuyên nghiệp qua logo. Logo phải được thiết kế sao cho khách hàng cảm nhận được sự tin cậy, chuyên nghiệp và chu đáo. Lấy được lòng tin của khách hàng là điều mà bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng đều hết sức cố gắng. Khi đã có sự tín nhiệm rồi thì công ty bạn sẽ có một vị thế cao hơn. Vì thế, cần có một logo để qua đó thể hiện được tất cả những gì tốt nhất của công ty bạn.

Cấu tạo của logo

Phần hình ảnh trong logo: Là các hình biểu tượng, tượng trưng cho các sản phẩm hoặc đặc tính hoặc cá tính của sản phẩm/thương hiệu. Yêu cầu của các hình ảnh này là dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem. Đôi khi, vì mục đích giản tiện, người ta chỉ cần dùng hình ảnh biểu tượng, chứ không cần cả logo để đưa lên các sản phẩm. Ví dụ hình ảnh cá sấu được thêu trên áo của thương hiệu lacoste, hay hình hai con bò trên chai của thương hiệu redbull.

Phần chữ trên logo: Chữ trên logo thì chúng thường là tên của thương hiệu được viết cách điệu. Nếu kết hợp với hình ảnh, chữ trên logo cần sử dụng format phù hợp để cùng với phần hình ảnh, tạo nên 1 dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chọn phương án chỉ dùng chữ cho logo của mình.

Yêu cầu của logo

Theo Al Ries và Laura Ries [1998], Alycia Perry [2003], cũng như một số chuyên gia thương hiệu khác thì biểu trưng của thương hiệu thường phải đảm bảo một số yêu cầu.

Khác biệt: có những dấu hiệu đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh, dễ phân biệt. Đây là chức năng quan trọng của logo, giúp phân biệt thương hiệu hay sản phẩm với thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh. Sự khác biệt cũng làm cho thương hiệu dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn. Để tạo sự khác biệt, có thể các nhà thiết thường tránh những hình cơ bản, được dùng nhiều. Tính khác biệt cao cũng làm tăng khả năng được pháp luật bảo hộ.

Đơn giản, dễ nhớ: tạo khả năng dễ chấp nhận, dễ suy diễn. Trong vài chục giây quan sát, người xem có thể hình dung lại đường nét biểu trưng trong trí nhớ. Trong bối cảnh nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng được khuếch trương trên các phương tiện thông tin đại chúng, logo của thương hiệu sẽ không được khách hàng biết đến nếu nó phức tạp và khó nhớ, dù là bằng tên gọi, ký hiệu hay chữ viết.

Ý nghĩa của logo là gì?

Việc thiết kế logo luôn đòi hỏi 1 sự sáng tạo không giới hạn của người thiết kế để có thể tạo ra các ý tưởng khác biệt trong việc tạo ra thương hiệu, mục đích cũng như thông điệp mà logo muốn truyền tải đến. Chính vì thế, 1 thiết kế logo có thể nói là đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp.

Tầm quan trọng của logo trong thiết kế web

Logo trong thiết kế website, đặc biệt là những thiết kế website bán hàng, website doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Khi truy cập vào một website nào đó thì điều đầu tiên người dùng sẽ nhìn và tìm kiếm đó chính là logo thương hiệu. Logo thể hiện các điều sau đây trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp

Mục đích kinh doanh: Logo trong thiết kế web thể hiện bản sắc của công ty và những mục đích kinh doanh chính của công ty bạn. Thông qua màu sắc, phông chữ và hình ảnh, chúng cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp đến cho khách hàng.

Khả năng nhận diện thương hiệu: Một logo thường sẽ xuất hiện khắp nơi, trên văn phòng phẩm, trang web, danh thiếp và trong cả những ấn phẩm quảng cáo. Vì vậy, logo có khả năng truyền tải rất cao và chúng đóng góp vào sự thành công trong kinh doanh rất hiệu quả, trong khi một logo không đạt tiêu chuẩn – có thể tạo ra cảm giác công ty đó thiếu chuyên nghiệp và làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng.

Logo thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp: Một logo nếu được thiết kế trau chuốt, bài bản sẽ gợi ý cho khách hàng biết rằng bạn đang cung cấp cho họ các sản phẩm tốt, đáng tin cậy. Nó làm cho khách hàng nhớ đến bạn một cách nhanh chóng hơn so với khi không có logo.

Tăng khả năng hành động của khách hàng trên website: Khi nhận thấy logo của một website công ty, doanh nghiệp khách hàng sẽ thực hiện cách chuyển đổi trên website và điều này sẽ làm tăng tỉ lệ mua hàng của khách hàng tiềm năng.

Người đăng: hoy Time: 2020-08-29 13:50:15

Video liên quan

Chủ Đề