Trải nghiệm sáng tạo chế tạo máy sấy nông sản

Mẫu thực hành TNST Lý 8 theo tiêu đề.

TNST – Lý 8 – Sáng Tạo Khoa Học – Máy Sấy Nông Sản Dùng Năng Lượng Mặt Trời [PowerPoint]

Nguồn: //abcgenz.com/

Nhận thấy việc phơi nông sản của người nông dân còn tiến hành theo phương pháp thủ công và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhóm học sinh trường THCS Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước gồm: Nguyễn Trương Kim Yến, Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thiện Phú, Đỗ Văn Tài và Hồ Thị Minh Hợp đã cùng nhau sáng tạo thành công sản phẩm “Máy sấy nông sản dung năng lượng mặt trời”.

Với mô hình máy sấy năng lượng mặt trời [NLMT] hiện đang được triển khai ở rất nhiều địa phương thì việc chế tạo máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Để làm một máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời không phải quá khó nếu các bạn hiểu nguyên lý hoạt động của nó cùng một vài gợi ý về cách làm. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online [NNO] sẽ hướng dẫn cách làm máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời tại nhà để những bạn nào muốn làm có hướng tìm hiểu và làm theo.

Máy sấy nông sản năng lượng mặt trời

Cách làm máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời

Nguyên lý và hướng thực hiện

Nguyên lý của máy sấy NLMT là tận dụng ánh nắng mặt trời để tạo ra hiệu ứng nhà kính tức là ánh nắng mặt trời được chiếu vào một khu vực kín thông qua một tấm kính. Khi đó, nhiệt độ bên trong khu vực kín này sẽ nóng dần lên và có thể chênh lệch nhiệt độ khá nhiều so với nhiệt độ môi trường. Chỉ cần tạo được hiệu ứng nhà kính thì các bạn có thể tăng hiệu suất sấy lên gấp rưỡi thậm chí gấp đôi so với phơi nắng thông thường.

Với mô hình quy mô lớn thì không nói nhưng nếu bạn muốn chế tạo một máy sấy NLMT loại nhỏ thì hướng làm cũng đơn giản. Như trong video dưới đây, để làm một máy sấy NLMT thì các bạn cần làm một buồng sấy được cách nhiệt bằng xốp bạc hoặc có thể dùng các vật liệu cách nhiệt tương tự. Bên trên buồng sấy là một tấm kính được gắn liền vào nóc để tạo hiệu ứng nhà kính và một tấm tôn được sơn đen để tăng khả năng hấp thu NLMT. Cách làm cụ thể thì các bạn xem video dưới đây chắc cũng sẽ hình dung ra một cách tương đối được rồi.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Vật liệu cách nhiệt: xốp bạc hoặc nhựa xốp cách nhiệt
  • Khung thép hoặc khung gỗ để làm buồng sấy
  • Một tấm tôn sơn màu đen
  • Một tấm kính lớn vừa với mặt trên của khung
  • Một hoặc hai quạt thổi nhỏ loại 12V hoặc 18V
  • Phụ kiện khác: dây thép, ốc vít, băng dính bạc, dây điện, bản lề, tay nắm cửa.
Cách làm máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời tự chế

Cách làm máy sấy NLMT

Bước 1: Làm buồng sấy

Làm buồng sấy cho máy sấy tốt nhất là làm dạng hình chữ nhật vừa dễ làm vừa có thể tận dụng được các vật liệu có sẵn. Bạn có thể dùng gỗ để dựng một khung chữ nhật hoặc dùng thép hàn thành một khung đều được. Sau khi làm xong khung thì bạn dùng gỗ hoặc tấm cách nhiệt để gắn vào khung tạo thành một tủ sấy.

Lưu ý là phần nóc tủ các bạn không gắn tấm cách nhiệt mà để trống để sau này đặt tấm kính lên trên. Một mặt của buồng sấy bạn nên thiết kế dạng cánh cửa để có thể mở ra cho sản phẩm sấy vào bên trong. Phần đáy của buồng sấy bạn không nên làm chân mà nên gắn 4 bánh xe để dễ dàng di chuyển máy khi cần. Vậy là tạm xong phần khung buồng sấy.

Bước 2: Cách nhiệt cho máy sấy

Sau khi làm xong khung, các bạn dùng xốp bạc dán kín bên trong buồng sấy ở 4 bên thành máy để cách nhiệt. Mục đích của việc cách nhiệt này là để giữ được nhiệt độ bên trong buồng sấy lâu nhờ đó dù nắng nhẹ nhưng nhiệt độ sấy trong máy vẫn sẽ cao. Chú ý là bạn làm càng kín càng tốt nhé. Những chỗ bị hở bạn có thể dùng băng dính bạc để dính kín vào càng tốt. Phần đáy không cần lót xốp bạc vì nhiệt nóng sẽ bốc lên chứ không bị thoát nhiệt ở dưới.

Cách làm máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời

Bước 3: Lắp quạt

Trong buồng sấy có thể không cần lắp quạt nhưng nếu không có quạt thì nhiệt độ trong buồng sấy sẽ không đều. Tùy kích thước buồng sấy mà bạn có thể dùng 1 hoặc 2 quạt để giúp không khí trong buồng sấy lưu thông đều.

Vị trí lắp quạt bạn nên lắp ở vị trí phía trên cho thổi xuống dưới và một quạt thổi ngang vì hơi nóng tập trung nhiều nhất ở phần trên. Khi thổi khí nóng xuống sẽ giúp làm khô sản phẩm cần sấy một cách đồng đều hơn.

Ngoài ra, bạn nên khoét một lỗ có đường kính khoảng 5 – 7 cm ở giữa máy để làm lối thoát hơi ẩm và đục khoảng 4 lỗ nhỏ ở đáy đường kính 1 cm để làm nơi lấy không khí bên ngoài vào buồng sấy. Việc đục lỗ này giúp đẩy dần không khí ẩm khi sấy sản phẩm ra ngoài và lấy không khí mới vào trong buồng sấy giúp buồng sấy không bị bão hòa hơi nước.

Sơ đồ lắp đặt máy sấy năng lượng mặt trời tự chế

Bước 4: Lắp tấm tôn

Tấm tôn đã được sơn đen sẽ có tác dụng hấp thu nhiệt từ ánh sáng mặt trời giúp tăng thêm hiệu quả sấy ngoài hiệu ứng nhà kính. Tấm tôn này các bạn nên lắp cách mặt trên một khoảng 5 cm là được và không lắp kín mà để hở một khoảng để nhiệt có thể tỏa xuống bên dưới buồng sấy. Một tác dụng khác khi lắp tấm tôn này là để ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp vào buồng sấy vì chúng ta cần nhiệt để sấy chứ không cần ánh nắng mặt trời. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào sản phẩm sấy thì tia UV có thể diệt các nấm mốc nhưng đồng thời cũng có nhiều tia UV có hại không tốt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sấy.

Bước 5: Lắp kính

Cuối cùng là lắp tấm kính lên bên trên buồng sấy. Các bạn lưu ý là tấm kính này vừa có tác dụng làm mặt trên của buồng sấy vừa dùng để che mưa khi cần. Do đó, bạn nên dùng keo để làm kín các kẻ hở ở kính với phần khung tránh nước có thể lọt vào trong và tránh thất thoát nhiệt. Keo các bạn có thể dùng các loại keo mà thợ làm mái tôn hay làm cửa nhôm kính thường dùng. Loại keo này được bán khá phổ biến ở các cửa hàng điện nước.

Cách làm máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời

Bước 6: Đo nhiệt độ và sấy thử

Với mô hình máy sấy NLMT như trên, các bạn có thể đo thử nhiệt độ và sấy thử xem hiệu quả như thế nào. Nếu nhiệt độ đạt nhưng sản phẩm khô không đều thì có thể do quạt các bạn lắp chưa hợp lý nên điều chỉnh lại quạt là được. Nếu nhiệt độ không cao thì bạn nên xem lại buồng sấy xem có bị hở hay không.

Như trong video ở trên, kiểu máy sấy NLMT tự chế này đo nhiệt độ trong buồng sấy có thể đạt được trên 50 độ C khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 26 độ C và nhiệt độ ở tấm tôn dùng để hấp thu nhiệt có thể lên đến 92 độ C. Với hiệu quả làm nóng như vậy thì chắc chắn các bạn có thể tăng hiệu quả sấy trái cây, nông sản lên 50% so với phơi nắng thông thường mà không tốn nhiều chi phí.

Video liên quan

Chủ Đề