So sánh android 9 và android 10

Xem 5,346

Cập nhật thông tin chi tiết về Android 10 Có Gì Mới? Đánh Giá, So Sánh Android 9 Và 10 mới nhất ngày 06/06/2022 trên website 3mienmoloctrungvang.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 5,346 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Android 10 [Android Q] Là Gì? Có Gì Mới?
  • Apple Bất Ngờ Ra Mắt Airpods Pro, Thiết Kế Và Nhiều Tính Năng Mới
  • Cách Kiểm Soát Tính Năng Transparency Trên Airpods Pro
  • Tai Nghe Airpods Pro Chính Hãng
  • Cách Sử Dụng Tính Năng Sạc Pin Được Tối Ưu Hóa Cho Airpods Pro
  • Sau nhiều thời gian mong đợi, cuối cùng hệ điều hành Android 10 chính thức đã được Google công bố với nhiều tính năng được hoàn thiện từ bản Beta.

    So với khoảng thời gian Google phát hành Android 9 vào năm ngoái, Android 10 được ra mắt muộn hơn một tháng. Điều này chứng tỏ rằng Google đã dành một khoảng thời gian khá lâu để có thể bổ sung và hoàn thiện mang lại hệ điều hành tối ưu, tiện ích nhất đến cho người dùng.

    Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa Android 10 và các phiên bản trước đây đó chính là ở cách đặt tên. Lần này, Google đã không lựa chọn tên một loại bánh nào để đặt cho hệ điều hành con cưng của mình như các phiên bản trước.

    Một thay đổi khác Google mang tới Android 10 đó là về phông chữ và biểu tượng trên logo của hệ điều hành này. Chữ “Android” đã không còn sử dụng phông cách điệu như phiên bản trước và linh vật Bugdroid nổi tiếng cũng mang một màu sắc hơi khác biệt một chút. Không những thế, Google đã không đưa vào logo cả thân hình của Bugdroid như mọi năm mà chỉ đưa vào phần đầu của linh vật.

    Tên gọi của hệ điều hành lần này đơn giản chỉ là Android 10, cộng thêm cả sự thay đổi về logo, có lẽ công ty muốn ám chỉ rằng Android 10 đã hoàn toàn lột xác và tạo nên một bước tiến lớn so với các hệ điều hành Android tiền nhiệm.

    Bài viết này dựa trên một phần từ bài đánh giá của GSMArena về Android 10 Beta kết hợp với những thông tin mới từ bản cập nhật Android 10 gần nhất dành cho dòng điện thoại Google Pixel.

    Cử chỉ điều hướng mới

    Một trong những tính năng mới nổi bật nhất được tích hợp trong Android 10 là hệ thống điều hướng được làm mới. Năm ngoái với Android Pie, Google cũng đã giới thiệu cử chỉ điều hướng nhưng chưa làm hài lòng hoàn toàn tất cả người dùng.

    Cử chỉ điều hướng được biết đến từ khi điện thoại thông minh tràn viền thực sự ra mắt. Nổi bật nhất có thể kể đến từ chiếc iPhone X của Apple. Một trong những lợi ích của cử chỉ điều hướng chính là giúp diện tích hiển thị của màn hình được tăng lên, viền dưới thu nhỏ lại.

    Lý do xảy ra sự việc như trên đó chính là Google đã tích hợp tính năng vuốt từ cạnh trái trong màn hình ứng dụng để quay lại ứng dụng trước, trùng hợp với thao tác vuốt để hiện ra ngăn kéo điều hướng trong nhiều ứng dụng.

    Với hệ thống cử chỉ điều hướng mới, các thao tác thực hiện như sau: vuốt nhanh từ cạnh dưới lên để về màn hình chính, vuốt lên và giữ để hiện menu đa nhiệm. Để hiển thị ngăn kéo ứng dụng, vuốt lên một lần nữa ở màn hình đa nhiệm. Với ngăn kéo này, hệ thống sẽ hiển thị thanh tìm kiếm ở dưới cùng với 5 ứng dụng được đề xuất, mở rộng bảng này sẽ hiển thị đầy đủ các ứng dụng và người dùng có thể truy cập bất kỳ ứng dụng nào. Để thoát khỏi màn hình này, người dùng sẽ sử dụng cử chỉ vuốt từ cạnh trái hoặc phải của màn hình.

    Để nhanh chóng chuyển đổi giữa các ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn cách hiển thị menu điều hướng hoặc vuốt sang trái, sang phải trên dòng hiển thị ở dưới cùng của màn hình bất cứ lúc nào khi bật hệ thống cử chỉ điều hướng mới.

    Như vậy, thao tác quay lại mới bằng cách vuốt từ cạnh trái của màn hình sẽ gây khó khăn cho người dùng vì đối với một số ứng dụng, đây chính là thao tác để mở menu điều hướng. Điện thoại sẽ có thể không nhận ra thao tác người dùng muốn thực hiện dẫn đến các cử chỉ lệch lạc.

    Đây là một vấn đề khiến cho Google khá đau đầu kể tử khi tung ra phiên bản Beta với tên gọi “Android Q Beta”. Công ty đã cố gắng khắc phục vấn đề này theo nhiều cách khác nhau.

    Có một cách đơn giản mà hệ thống cử chỉ của Huawei và Xiaomi đã lựa chọn, đó chính là vuốt ở phía trên hiện menu điều hướng ứng dụng, vuốt ở phía dưới cạnh trái sẽ thực hiện thao tác quay trở lại.

    Hoặc đơn giản hơn nữa, Google cũng có thể chọn cách vuốt từ cạnh phải để quay lại mặc dù điều này sẽ gây khó khăn một chút trong quá trình làm quen hệ điều hành mới của người dùng.

    Tuy nhiên, Google đã chọn một phương pháp tương đối phức tạp, đó là cung cấp một thanh trượt điều chỉnh độ nhạy của cử chỉ quay lại. Người dùng cũng có thể giữ cạnh trái của màn hình để hiển thị menu điều hướng ứng dụng.

    Tất nhiên, có một cách đơn giản để kéo menu điều hướng ra mà không lo lắng bị trùng lặp với cử chỉ quay lại, đó là chạm vào biểu tượng menu điều hướng, Tuy nhiên, biểu tượng này thường nằm ở góc trên trái màn hình và sẽ khó khăn để chạm vào bằng một tay khi người dùng đang giữ thiết bị ở tay phải, đặc biệt là với các thiết bị có màn hình lớn.

    Các trình khởi chạy của bên thứ ba không hỗ trợ hệ thống Cử chỉ điều hướng hoàn toàn, đơn giản là do Google chưa cho phép điều này. Một bản sửa lỗi được cho là ra mắt vào cuối năm nay sẽ mang đến cho người dùng 2 lựa chọn: sử dụng trình khởi chạy của bên thứ ba hoặc sử dụng cử chỉ điều hướng. Nếu người dùng lựa chọn trình khởi chạy, phần bật hệ thống cử chỉ điều hướng sẽ bị mờ đi trong Cài đặt.

    Vậy với cử chỉ điều hướng này, làm sao để bật Google Assistant một cách nhanh nhất? Người dùng có thể lựa chọn vuốt lên theo đường chéo từ góc dưới bên trái hoặc bên phải để mở tính năng này.

    Hiển thị thông báo

    Mặc dù lần này Google thực hiện thay đổi về Thông báo không nhiều như đã từng làm trong những năm trước đây nhưng vẫn tương đối đáng kể.

    Tính năng Trả lời thông minh được tích hợp vào hệ thống thông báo và sẽ hoạt động cho mọi ứng dụng nhắn tin người dùng đã cài đặt. Hơn nữa, hệ thống cũng sẽ gợi ý trả lời cho người dùng mà không dùng tới máy học [machine learning: cho phép hệ thống học tự động từ dữ liệu đã có để giải quyết vấn đề] trên thiết bị.

    Khi chạm và giữ một thông báo, người dùng sẽ nhận được menu lựa chọn bật hay tắt âm thanh từ các thông báo khác của cùng ứng dụng đó. Tính năng Trợ lý thông báo mới sẽ tự động ưu tiên các thông báo cho người dùng theo quá trình sử dụng.

    Chủ đề Tối

    Sau nhiều năm nhận được nhiều phản hồi từ những người dùng yêu thích màn hình đen, nền tối, Google cuối cùng đã quyết định đưa tính năng này vào Android 10. Thao tác rất đơn giản, người dùng chỉ cần truy cập Cài đặt/Hiển thị/Chủ đề và kích hoạt Chủ đề Tối.

    Hơn nữa, một số ứng dụng tích hợp cũng sẽ chuyển sang màu đen khi Chủ đề Tối được bật. Các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba cũng có thể hỗ trợ Chủ đề Tối.

    Để giúp người dùng sử dụng Chủ đề Tối một cách dễ dàng hơn, Google cũng đã tích hợp một mẹo để buộc các ứng dụng chuyển qua chế độ tối. Trước tiên, người dùng cần bật menu ẩn Tùy chọn Nhà phát triển. Sau đó, đi tới mục Cài đặt/Hệ thống/Nâng cao/Tùy chọn Nhà phát triển, cuộn xuống và chạm mục Ghi đè nền tối [Override force-dark] để bật.

    Mục Cài đặt được sắp xếp lại

    Mỗi năm, mục Cài đặt sẽ lại được thay đổi một chút theo từng phiên bản Android. Với Android 10, Google cũng đã thực hiện một việc tương tự và một thay đổi nổi bật nhất đó là công ty đã đưa Quyền riêng tư thành một mục cài đặt chính sau nhiều phản ánh cho rằng Google đã không tập trung quá nhiều vào lĩnh vực quyền riêng tư.

    Mục Vị trí và Bảo mật tiếp tục được Google quan tâm và là những mục chính trong thư mục Cài đặt. Với mục Vị trí, Google đã thêm một tính năng trong thao tác cấp quyền truy cập vị trí cho ứng dụng. Trước đây, người dùng chỉ cần lựa chọn Có/Không cấp quyền nhưng với bản Android 10 này, một tùy chọn khác đã được công ty thêm vào là chỉ cho phép ứng dụng truy cập vị trí khi người dùng đang sử dụng ứng dụng đó. Ngoài ra, khi các ứng dụng khác sử dụng vị trí của người dùng trong nền, hệ thống sẽ gửi một thông báo.

    Nói về các quyền truy cập khác, nếu người dùng sử dụng một ứng dụng nào đó mặc định cho một thao tác [như nhắn tin, quay số, âm nhạc, thư viện, trình duyệt,…] thì ứng dụng đó sẽ tự động được cấp quyền dựa trên yêu cầu cơ bản của nhà cung cấp. Điều này được quản lý bởi một hệ thống mới của hệ điều hành, cung cấp từng vai trò cụ thể cho các ứng dụng.

    Vì vậy, một khi người dùng đã lựa chọn ứng dụng nào đó làm trình quay số điện thoại mặc định, ứng dụng này sẽ tự động được cấp quyền để xử lý các cuộc gọi cũng như gửi tin nhắn SMS mà không cần các thông báo yêu cầu cấp phép. Tương tự, ứng dụng SMS mặc định cũng có thể đọc, gửi tin nhắn và truy cập danh bạ. Ứng dụng Nhạc mặc định sẽ có quyền kiểm soát các tệp trong thư mục Nhạc, trong khi Thư viện mặc định được cấp quyền giám sát các phương tiện Ảnh và Video.

    Điều này sẽ không làm người dùng lo lắng về mức độ bảo mật bởi vì một khi đã chọn ứng dụng nào đó để mặc định gọi điện hay nhắn tin, chắc chắn người dùng đã hoàn toàn tin tưởng ứng dụng này và những thông báo yêu cầu cấp phép như trước đôi khi sẽ tạo ra một khó chịu nhỏ trong quá trình sử dụng.

    Menu Chia sẻ

    Có lẽ, tính năng chậm nhất và không làm vừa lòng người dùng trên các phiên bản Android nhiều đó chính là menu Chia sẻ. Tính năng này hoạt động không thực sự hiệu quả và có tốc độ chậm.

    Trong Android 10, Google cuối cùng đã quyết định chỉnh sửa lại cách thức hoạt động của menu Chia sẻ, giúp tính năng này hoạt động với tốc độ nhanh hơn. Các phím tắt ứng dụng khác đã sẵn sàng để nhận chia sẻ ngay khi người dùng chọn chức năng và không phải tải vào ứng dụng như trước.

    Ví dụ, khi người dùng chia sẻ với một người nào đó qua ứng dụng Messenger chẳng hạn, nều liên lạc thường xuyên với người đó thì mục chia sẻ đến cá nhân đó sẽ hiện ngay tên người cần chia sẻ chứ không phải vào hẳn ứng dụng Messenger để chọn.

    Ngoài ra, còn một sự khác biệt về chức năng giữa menu chia sẻ mới và cũ đó là Android sẽ hiển thị 8 mục tiêu chia sẻ ở trên cùng thay vì 4 như trước đây.

    Và tất cả điều này chỉ áp dụng cho menu Chia sẻ của hệ điều hành Android. Những ứng dụng khác như YouTube hay Map,… đều có các bản chia sẻ tùy chỉnh riêng.

    Digital Wellbeing: Focus Mode và nâng cấp Family Link

    Năm ngoái, Google đã ra mắt bộ công cụ Digital Wellbeing tên Android 9, giúp người dùng quản lý thời gian sử dụng các ứng dụng. Tuy nhiên, tính năng này mới chỉ có với dòng điện thoại Pixel.

    Năm nay, Digital Wellbeing được nâng cấp với một chế độ mới mang tên Focus Mode trên Android 10. Lần này, các thiết bị khác ngoài Pixel đã có thể sử dụng tính năng nhưng với điều kiện nhà sản xuất điện thoại đó đã thêm bộ phần mềm Digital Wellbeing vào thiết bị của mình.

    Focus Mode, được dịch là Chế độ Tập trung, kích hoạt bằng cách chọn các ứng dụng mà người dùng cho rằng sẽ gây mất tập trung trong quá trình sử dụng. Các ứng dụng này sẽ không còn hiển thị thông báo cho tới khi người dùng tắt chế độ Tập trung.

    Mở rộng từ tính năng Digital Wellbeing, Family Link cũng là một tính năng đáng chú ý, đây là một bộ điều khiển dành cho phụ huynh. Người dùng có thể truy cập bộ điều khiển này trên mọi thiết bị chạy Android 10 và được cài đặt Digital Wellbeing.

    Những tính năng mới khác

    Giờ đây, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ mật khẩu Wi-Fi với mạng lưới từ mục Cài đặt. Bạn sẽ nhận được một mã vạch và sau đó những người dùng khác chỉ cần quét mã vạch đó là có thể truy cập mạng Wi-Fi này.

    Thậm chí, nếu mã vạch không hoạt động vì một số lý do nào đó, bạn sẽ nhận được mật khẩu Wi-Fi ở dạng văn bản. Vì mức độ nhảy cảm của thông tin này là khá cao vì thế chếc độ chia sẻ mạng Wi-Fi sẽ yêu cầu dấu vân tay hoặc mật khẩu để truy cập sử dụng.

    Người dùng có thể tùy chỉnh cường độ rung riêng cho mỗi cuộc gọi, mỗi thông báo cũng như rung khi chạm màn hình bằng cách truy cập Cài đặt/Trợ năng/Rung. Tuy nhiên đây mới chỉ là kiểm soát cường độ còn việc điện thoại sẽ rung như thế nào có lẽ chúng ta phải chờ tới Android 11.

    Khi điện thoại đang không sử dụng kết nối nào và mạng Wi-Fi đang xuất hiện ở khu vực xung quanh, người dung sẽ thấy 1 thẻ bao gồm 3 đề xuất trong Cài đặt Giao diện Người dùng. Nếu tắt Wi-Fi sau một khoảng thời gian, điện thoại cũng sẽ nhắc nhở bật lại kết nối.

    Ảnh đại diện tài khoản Google được hiển thị trên cùng trong mục Cài đặt, đối xứng với biểu tượng tìm kiếm. Trong phần cài đặt Trợ năng, Android 10 cung cấp cho người dùng một thanh trượt Cân bằng âm thanh giữa loa trái và loa phải khi điện thoại có nguồn âm thanh nổi.

    Nếu người dùng sử dụng mã PIN để khóa màn hình sẽ phát hiện ra một thay đổi nhỏ khi phím xác nhận đã chuyển thành biểu tượng Enter.

    Thời gian hoạt động của điện thoại kể từ lần tắt cuối cho đến khi khởi động lại được hiển thị trong phần Cài đặt/Giới thiệu về điện thoại.

    Với việc kết nối Bluetooth, 3 thiết bị được kết nối gần nhất sẽ được hiển thị trực tiếp trong phần Cài đặt Thiết bị đã kết nối. Khi bấm vào mục Thiết bị được kết nối trước đó, danh sách tất cả thiết bị đã được kết nối sẽ hiện ra.

    Nếu người dùng bật hiển thị phần trăm pin trong thanh trạng thái, khi kéo xuống Cài đặt nhanh sẽ thấy ước tính thời gian thiết bị còn kéo dài được bao lâu dựa vào tần suất sử dụng thiết bị hiện tại.

    Trợ lý Google mới

    Trợ lý Google xuất hiện lần đầu trên chiếc điện thoại Pixel đầu tiên vào năm 2022, kể từ đó công ty đã không ngừng phát triển tính năng này. Một bản cập nhật lớn của tính năng này sắp được ra mắt nhưng sẽ có mặt trên Pixel 4 đầu tiên. Vì vậy, Trợ lý Google mới sẽ có thể bị giới hạn trong dòng Pixel 4 một khoảng thời gian trước khi hoàn thiện và sẵn sàng có mặt trên tất cả các thiết bị Android khác.

    Trợ lý mới sẽ xử lý các yêu cầu với độ trễ gần như bẳng không. Trợ lý này sẽ quản lý tất cả dữ liệu trên thiết bị của người dùng vì vậy có thể sử dụng tìm kiếm mà không cần bật kết nối Internet. Tất nhiên, để tìm kiếm trên mạng thì người dùng phải bật kết nối Internet.

    Live Caption

    Live Caption đã từng được công bố trên sân khấu sự kiện Google I/O. Nhờ khả năng học máy trên thiết bị, điện thoại sẽ phát được phụ đề trực tiếp cho bất kỳ phương tiện media nào mà không cần kết nối Internet.

    Tất cả các đoạn video, tin nhắn âm thanh trên điện thoại sẽ đều được đưa ra phụ đề. Tính năng này rất có ích đối với những người khiếm thính hoặc không nghe rõ.

    Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu một số tính năng ẩn của Android 10.

    Đối với điện thoại có thể gập lại và smartphone 5G

    Điện thoại thông minh có thể gập lại đang là một lĩnh vực rất nhiều công ty tập trung nghiên cứu và Android 10 cũng có thể hỗ trợ cho dòng điện thoại mới này. Hệ điều hành được thiết kế để cho phép chuyển đổi liền mjach giữa màn hình trong và ngoài, đa nhiệm tốt hơn trên màn hình lớn hơn và thích ứng với mọi kích thước màn hình.

    Android 10 cũng có hỗ trợ tích hợp 5G, điều này cũng đã xuất hiện trên hệ điều hành trước, điển hình là những điện thoại hỗ trợ 5G đã tồn tại đều sử dụng Android 9. Tuy nhiên, Android 10 cung cấp các công cụ dành cho nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng sử dụng kết nối nhanh hơn với trải nghiệm trò chơi và AR.

    Cập nhật hệ thống bằng Google Play

    Hầu như năm nào Google cũng tuyên bố rằng việc cập nhật hệ điều hành đã được cải thiện đáng kể nhưng tính đến nay những cải tiền gần như chưa làm thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Với Android 10, liệu Google có thể thành công hơn?

    Lần này, Google sẽ cập nhật các tính năng của hệ điều hành Android 10 cũng như các bản vá bảo mật thường xuyên và nhỏ lẻ hơn. Người dùng sẽ không cần phải chờ đợi các bản vá bảo mật trong khoảng thời gian khá lâu từ các nhà sản xuất phần cứng như trước đây.

    Dù là cập nhật dưới nền từ Google Play nhưng người dùng cũng cần phải khởi động lại thiết bị thì hệ thống mới sử dụng các tính năng và bản vá mới.

    Về lý thuyết, cách làm này của Google rất đáng để người dùng mong đợi, tuy nhiên để biết được chính xác cải tiến này của công ty có thực sự hiệu quả hay không còn phải dựa vào quá trình sử dụng.

    Mã hóa cho mọi người

    Mọi thiết bị khởi chạy Android 10 sẽ được yêu cầu mã hóa dữ liệu được người dùng lưu trữ theo Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao [AES], không chỉ đối với điện thoại mà còn cả với các thiết bị khác như máy tính bảng, TV,… Tính đến thời điểm hiện tại, những dòng điện thoại thuộc phân khúc tầm thấp chưa thể bật mã hóa vì bộ xử lý chưa đủ mạnh để hỗ trợ.

    Kết luận

    Có thể thấy qua tên gọi cũng như các tính năng mới cập nhật, Google đã rất cố gắng để mang đến một hệ điều hành tối tân hơn đến cho người dùng, mang lại những tính năng thông minh để giúp việc trải nghiệm điện thoại trở nên dễ chịu hơn rất nhiều nhờ tốc độ xử lý nhanh.

    Tất nhiên, sẽ có những tính năng mới cập nhật trên Android 10 gây tranh cãi và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dùng. Nhưng khi hệ điều hành này được phổ biến rộng rãi hơn trên nhiều thiết bị, từ những phản ánh của người dùng chắc chắn Google sẽ tung ra các bản cập nhật và vá lỗi để khắc phục cũng như phát huy tối đã sức mạnh của Android 10.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 8 Tính Năng Mới Trên Android 10 Rất Thiết Thực Và Hữu Ích
  • 7 Tính Năng Mới Trên Android 10 Mà Chúng Ta Nên Biết
  • Android 10 [Android Q]: 47 Tính Năng Mới Bạn Cần Thử Ngay
  • Hướng Dẫn Thoát Ế Trên Facebook Với Tính Năng Mới Secret Crush
  • Facebook Cập Nhật Tính Năng Hẹn Hò Chính Thức Tại Việt Nam
  • Bạn đang xem bài viết Android 10 Có Gì Mới? Đánh Giá, So Sánh Android 9 Và 10 trên website 3mienmoloctrungvang.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Video liên quan

    Chủ Đề