Tổng thống mỹ là ai 2022

Theo giải thích của một số nhà quan sát, hành động cố thủ này của nguyên thủ Mỹ được giải thích phần nào bởi tính cách « tự mãn », « kiêu ngạo » của ông. Nguyên thủ Mỹ cho đến giờ cảm thấy khó « nuốt trôi » một thất bại mà ông chưa bao giờ tính đến. Thái độ này của ông Donald Trump đang gây ra nhiều khó khăn cho việc chuyển giao quyền lực với người kế nhiệm.

Chuyên gia về Hoa Kỳ, ông Jean-Eric Branaa, trường đại học Paris II – Pantheon, được tuần báo Pháp L’Express trích dẫn, quan ngại rằng « Donald Trump vẫn sẽ giữ nguyên đà cản trở này cho đến tận cuối nhiệm kỳ, khi khăng khăng cho rằng ông đã thắng và tiếp tục hành động trên cương vị một tổng thống ».

Căng thẳng chính trị còn gia tăng một nấc khi chỉ còn có hơn 60 ngày nữa là phải chính thức rời Nhà Trắng, tổng thống sắp mãn nhiệm không ngần ngại sa thải một số quan chức chính phủ cao cấp như giám đốc điều hành chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn diện – Michael Kuperberg [06/11], giám đốc an ninh mạng chính phủ – Chris Krebs [17/11/2020], trong đó số này đáng chú ý nhất là quyết định bãi nhiễm bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper cùng với nhiều quan chức cao cấp khác tại Lầu Năm Góc, và thay vào đó là những người trung thành với Donald Trump.

Donald Trump hy vọng và tính toán gì khi vẫn kiên quyết không công nhận kết quả bầu cử và tiến hành các thủ tục pháp lý chống lại phe đối thủ, bất chấp việc cản trở chuyển giao quyền lực có nguy cơ đe dọa an ninh nước Mỹ ? Phải chăng các quyết định chính trị của ông còn có một mục đích khác : Đó là chuẩn bị cơ sở cho cuộc bầu cử 2024 ? Thực hư thế nào, nhà báo Phạm Trần từ Washington phân tích.

*****

RFI Tiếng Việt : Kết quả kiểm phiếu cuối cùng đã khẳng định cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã về đầu với 306 lá phiếu đại cử tri so với 232 dành cho ông Donald Trump. Vì sao tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn kiên quyết không công nhận kết quả bầu cử và vẫn khăng khăng cho rằng có gian lận trong kiểm phiếu. Ông Donald Trump hy vọng có được điều gì khi làm như vậy?

Nhà báo Phạm Trần : Điều thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên ông Donald Trump, tổng thống đương nhiệm đã có ý niệm cho rằng cuộc bầu cử này là gian lận. Trong suốt thời gian tranh cử, ông ấy nói rằng « tôi chỉ thất cử nếu cuộc bầu cử này là gian lận ». Thế nên, ông Donald Trump cùng với ban tranh cử của đảng Cộng Hòa đã có tổng cộng khoảng 25-30 vụ kiện trên toàn nước Mỹ.

Ông Trump cho rằng tại nhiều nơi, các quan sát viên của đảng Cộng Hòa không được toàn quyền theo dõi cuộc đếm phiếu, hay là có những nơi, số phiếu của hai bên rất là sít sao, ví dụ như là ở bang Pennsylvania – nơi ông Donald Trump từng thắng bà Hillary Clinton năm 2016.

Hay như là ở Michigan, Georgia, những vùng miền nam nước Mỹ mà ông Donald Trump đã thắng cử năm 2016. Ông ấy nghĩ rằng không có lý do gì ông đã thắng lớn ở đó mà bốn năm sau ông ấy lại thất bại. Nhưng ông không nghĩ rằng là người dân Mỹ ở những nơi đó đã thay đổi các quan điểm của họ đối với ông cũng như là đối với đảng Dân Chủ.

Do vậy, thật sự là có những vụ kiện và ông Trump có hy vọng những vụ kiện đó sẽ đi đến quyết định cuối cùng là phải chuyển lên Tối Cao Pháp Viện. Như chúng ta đã biết, Tối Cao Pháp Viện có 9 vị thẩm phán, giờ đây phe đảng Cộng Hòa đã chiếm đa số, tức có 6 vị thuộc đảng Cộng Hòa, ba của đảng Dân Chủ.

Trước đây, thì bên phía Cộng Hòa là 5 người, và bên phía Dân Chủ là 4, nhưng mà sau khi một vị thẩm phán của đảng Dân Chủ qua đời, Thượng Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát, chấp thuận một vị thẩm phán của đảng Cộng Hòa và được ông Trump ủng hộ. Do vậy, ông Trump vẫn hy vọng nếu có vụ kiện nào đó mà phải chuyển lên Tối Cao Pháp Viện thì ông sẽ được xử.

Vì sao ông Trump lại có hy vọng này ? Trong lịch sử nước Mỹ đã từng có trường hợp nào như vậy chưa ?

Nhà báo Phạm Trần : Bởi vì kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2000 giữa tổng thống thuộc phe Cộng Hòa George W. Bush và ứng cử viên của đảng Dân Chủ là cựu phó tổng Al Gore, chỉ có một bang, Florida, lúc đó tranh giành nhau khoảng trên 500 lá phiếu, cuối cùng phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện.

Vào lúc đó định chế này đã biểu quyết 5/4, tức 5 vị thẩm phán thuộc phe Cộng Hòa thì ủng hộ ông Bush, cho rằng quyết định của bang Florida là chính xác, là đúng. Do vậy, ông Al Gore lúc đó đã thất cử mặc dù trên toàn nước Mỹ thời kỳ đó, ông Al Gore hơn phiếu ông George W. Bush rất nhiều. Đấy chính là nguyên do tại sao ông tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng Hòa, Donald Trump, vẫn hy vọng như thế.

Tuy nhiên, các tòa án ở những bang được gọi là « chiến trường » như Pennsylvania, Georgia, Arizona, hay như Michigan… đã bác bỏ những đơn kiện đó, bởi vì bên phía ông Trump nói chung không trưng ra được một bằng chứng nào có thể chấp nhận được là ở nơi đó có gian lận trong bầu cử, có hiện tượng đánh tráo thùng phiếu, sửa đổi lá phiếu…  

Gần đây, phe của tổng thống Donald Trump cáo buộc hai công ty chuyên cung cấp thiết bị và phần mềm phục vụ cho việc kiểm phiếu là Dominion và Smartmatic có những lập trình gian lận gây thiệt hại cho phía ông Donald Trump. Thực hư chuyện này là như thế nào ?

Nhà báo Phạm Trần: Điều này, mặc dù phía ông Donald Trump tố cáo nhưng điểm quan trọng là bộ An Ninh của Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố rất rõ ràng mà người lãnh đạo là do đảng của ông Donald Trump bổ nhiệm, tức là đảng Cộng Hòa kiểm soát bộ An ninh của Hoa Kỳ, đó là chưa bao giờ cuộc bầu cử của nước Mỹ lại có được bảo đảm an ninh như thế,  và không có một bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có sự xâm nhập từ bên ngoài hoặc của các công ty nào hoặc của các nhóm đã sử dụng các dữ liệu tin học để sửa đổi lá phiếu, đánh tráo lá phiếu, hay có những thủ thuật tin học để làm thay đổi lá phiếu có lợi cho ông Joe Biden.

Chính bộ An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra lời tuyên bố đó, do vậy, phe ông Trump sau khi có những thông cáo chính thức của một bộ An ninh như thế đưa ra, thì bên phía đảng Cộng Hòa không có phản ứng và cũng không có xúc tiến bất cứ biện pháp nào khác.

Theo ý ông, phải chăng là ẩn sau hành động cố thủ này của ông Donald Trump còn có một ý đồ chính trị khác, tức là tìm cách để lại dấu ấn trên chính trường Mỹ nhằm cản đường các ứng viên khác của đảng Cộng Hòa để ông Trump hay có thể người khác do ông chọn ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 ?

Nhà báo Phạm Trần : Điều rõ rệt nhất là ngay sau khi truyền thông Mỹ và các cơ quan thăm dò dư luận đã đồng ý là ông Joe Biden đã thắng cử, tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã thất cử, phía đảng Cộng Hòa, đặc biệt là những cố vấn thân cận mật thiết với ông Donald Trump đã cho thiết lập ngay một tổ chức để quyên góp, chuẩn bị cho ông Trump sẽ ra tranh cử hoặc là sẽ trở thành lãnh đạo của đảng Cộng Hòa trong bốn năm tới.  

Những cơ quan này sẽ tiến hành đi quyên góp, tổ chức các buổi nói chuyện cho ông – lúc đó tạm thời gọi là cựu tổng thống Donald Trump, để đi vận động, đoàn kết đảng Cộng Hòa của ông trở lại. Một là ông ấy chuẩn bị cho cuộc tranh cử trở lại bốn năm sau. Hai là ông Trump muốn đảng Cộng Hòa sẽ trở lại nắm quyền bất cứ với một người nào mà ông Trump muốn hay ủng hộ ra tranh cử.

Cho đến giờ này, trên nguyên tắc, ông Trump vẫn là lãnh tụ tối cao của đảng Cộng Hòa và ông ấy đã có ý niệm chuẩn bị tái tranh cử bốn năm sau. Điều này đã được thấy rất rõ ở Hoa Kỳ, không ai có thể chối cãi bởi vì đảng Cộng Hòa đã đứng ra thực hiện.

Còn có người nào khác hoặc có thể là do ông Donald Trump chọn thì thực sự cho đến giờ này chỉ có một người duy nhất là phó tổng thống Mike Pence, nhưng mà vị phó tổng thống này thì lại có vẻ như không mấy hài lòng về những gì mà ông Trump đã chuẩn bị cho mình, thay vì khi mà một tổng thống mãn nhiệm rồi thì nên để cho người phó tổng thống ra tranh cử, bởi vì một khi đã thất bại thì không nên ra một lần nữa. Thế nhưng đối với ông Trump, bất cứ một việc gì đều có thể xảy ra.

Đáng chú ý là chỉ còn có hơn 60 ngày nữa là phải rời Nhà Trắng, Donald Trump đã cho bãi nhiệm nhiều quan chức cao cấp, đặc biệt là bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper. Ông Trump có ý đồ gì khi ra quyết định như vậy ? Phải chăng ông thực sự muốn « thọc gậy bánh xe » cản trở chính quyền mới vận hành ?

Nhà báo Phạm Trần : Đó là bởi vì ông Esper bất đồng ý kiến với Donald Trump về vấn đề triệt thoái quân đội Mỹ ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở chiến trường Afghanistan. Trước khi bị bãi nhiệm, ông Esper có gởi một thư riêng cho tổng thống Mỹ, phó tổng thống Mỹ cũng như là các tư lệnh quân đội và bộ tổng tham mưu của Hoa Kỳ và nói rằng tình hình ở Afghanistan chưa có hội đủ điều kiện để cho quân đội Hoa Kỳ triệt thoái ở khu vực này.

Đó là vì ông Donald Trump đã có những quyết định đưa thêm quân đội về nước từ Afghanistan, từ Syria, Somalia hay ở những vùng ở châu Âu. Tổng thống Trump cho rằng quân đội Mỹ không cần ở những nơi đó, các nước đó phải tự bảo vệ lấy mình. Đây là chính sách « Nước Mỹ trên hết » mà ông Donald Trump đã đưa ra ngay từ năm đầu tiên.

Đó cũng chính là lý do tại sao ông Donald Trump đã sa thải ông Esper cũng như là một số các viên chức của bộ Quốc Phòng Mỹ thay vào đó là những người trung thành với ông Trump và ủng hộ đường lối triệt thoái quân của nước Mỹ khỏi Afghanistan cũng như là những vùng khác trên thế giới.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần từ Washington.

Ngay sau đó, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ có "một sự chuyển giao trật tự và hòa bình vào ngày 20-1 tới".

Phát biểu tại phiên họp, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence trong vai trò Chủ tịch Thượng viện Mỹ tuyên bố Quốc hội đã xác nhận toàn bộ số phiếu đại cử tri của các bang với kết quả cho thấy ông Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.“Với việc Quốc hội kiểm xong phiếu tại bang Vermont, ông Biden hiện giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri và đây là số phiếu tối thiểu để trở thành chủ nhân Nhà Trắng”, ông Pence khẳng định.

Sau khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden, đương kim Tổng thống Donald Trump tuyên bố mặc dù ông không hoàn toàn đồng ý với kết quả của cuộc bầu cử, song cam kết sẽ có một cuộc chuyển giao trong trật tự vào ngày 20-1 tới. “Tôi luôn nói rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh để bảo đảm chỉ những lá phiếu hợp pháp được kiểm đếm. Dù điều này đồng nghĩa với sự kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử tổng thống, nhưng cũng sẽ mở ra cuộc chiến đấu của chúng tôi để “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Donald Trump nói.

Cuộc họp của lưỡng viện Quốc hội Mỹ kéo dài từ 1 giờ chiều 6-1 đến 4 giờ ngày 7-1 [giờ Washington] do bạo loạn và kết quả bầu cử ở một số bang bị phản đối.Ảnh: lemonde.fr

Trước đó, lúc 13 giờ ngày 6-1, giờ Washington [tức 1 giờ ngày 7-1, giờ Hà Nội], lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã nhóm họp bắt đầu quá trình kiểm đếm số phiếu đại cử tri từ tất cả 50 bang và thủ đô Washington. Ngay sau 5 phút phiên họp chung của quốc hội nhằm xác nhận kết quả bầu cử của từng bang theo thứ tự bảng chữ cái, một hạ nghị sĩ và một thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa đã phản đối bằng văn bản đối với kết quả ở bang Arizona, buộc hai viện phải thảo luận riêng. Tuy nhiên, các phiên thảo luận đột ngột bị gián đoạn sau khi một đám đông người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào bên trong tòa nhà Quốc hội, đập phá và xô xát, khiến các nghị sĩ phải sơ tán. Thông tin từ Sở Cảnh sát thành phố Washington, có 4 người thiệt mạng và 52 đối tượng đã bị bắt giữ trong vụ bạo loạn này.

Sau khi tình trạng bạo loạn được giải quyết, lưỡng viện Quốc hội đã nối lại các cuộc thảo luận.Với 303 phiếu thuận và 121 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã phủ quyết nỗ lực nhằm đảo ngược chiến thắng của ông Joe Biden tại bang Arizona. Trước đó, Thượng viện Mỹ cũng đã có quyết định tương tự.

Tuy nhiên, trở ngại thứ hai trong việc chứng nhận ông Biden đắc cử tổng thống năm 2020 lại xuất hiện khi ông Pence chấp thuận đơn phản đối kết quả kiểm phiếu đại cử tri tại bang Pennsylvania. Điều này đồng nghĩa với việc Thượng viện và Hạ viện lại tiếp tục họp bỏ phiếu đối với đơn phản đối trên. Với tỷ lệ phiếu áp đảo, lưỡng viện Quốc hội đã phủ quyết nỗ lực đảo ngược kết quả kiểm phiếu đại cử tri tại bang Pennsylvania.

Hơn 10 giờ hỗn loạn làm rung chuyển nước Mỹ cuối cùng đã khép lại với kết quả xác nhận ông Joe Biden chính thức giành chiến thắng để trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Để bảo đảm an toàn cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 20-1 tới, thị trưởng thủ đô Washington Muriel Bowser thông báo gia hạn tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày-vốn có hiệu lực từ 18 giờ ngày 6-1 tới 15 giờ ngày 21-1. Theo bà Bowser, nhiều khả năng những đối tượng bất bình với kết quả bầu cử có thể tiếp tục tiến hành biểu tình trong suốt lễ nhậm chức. Ngoài ra, Phó thị trưởng của thủ đô Washington Kevin Donahue được ủy quyền để thực hiện các biện pháp "cần thiết hoặc thích hợp để bảo vệ người và tài sản ở thủ đô khỏi các vấn đề do tình trạng khẩn cấp gây ra".

Giới phân tích cho rằng, những gì diễn ra trong ngày 6 và 7-1 vừa qua ở Mỹ đang khoét sâu thêm sự chia rẽ và bất đồng không chỉ trên chính trường mà cả trong xã hội nước này. Trong bối cảnh chỉ còn hai tuần nữa là tới thời điểm ông Biden tuyên thệ nhậm chức, người dân Mỹ hơn bao giờ hết cần sự đoàn kết để sớm đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng.

BÌNH NGUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề