Tổng quan thị trường dược phẩm Việt Nam

Theo IQVIA, giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 103,912 tỷ đồng (+2% YoY), đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoan 2018-2020.

Tốc độ tăng trưởng của ngành dược năm 2020 chậm lại so với các năm trước do việc siết chặt các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong các bệnh viện và thu nhập của người lao động giảm do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch.

Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4,300 đại lý bán buôn, và hơn 62,000 đại lý bán lẻ.

Kênh ETC là động lực tăng trưởng của toàn ngành

Tổng quan thị trường dược phẩm Việt Nam
Tổng quan thị trường dược phẩm Việt Nam
Kênh ETC là động lực tăng trưởng chính của ngành dược trong năm 2020 với mức tăng 5% trong năm 2020 lên khoảng 76 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ CAGR là 9% trong giai đoang 2018-2020.

Dù kênh OTC có sự tăng trưởng bất thường trong thời điểm trước cách ly xã hội, tập trung vào các sản phẩm giảm đau, hạ sốt, thuốc sát trùng, nước rửa tay, thuốc tăng sức đề kháng. Nhưng sự sụt giảm của tổng cầu sau đó làm giá trị kênh OTC trong năm 2020 sụt giảm 9% còn 28 nghìn tỷ đồng

Thuốc ngoại chiếm ưu thế ở những phân khúc thuốc có giá trị cao

Kết thúc 4M 2021, thuốc nhóm 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đấu thầu thuốc kênh ETC (39%), tương đương 12.5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, thuốc ngoại vẫn chiếm tỷ trọng chi phối thuốc nhóm 1 (98%).

Hơn nữa, thuốc ngoại cũng thống trị thuốc biệt dược gốc (99%) và chiếm tỷ trọng cao (60%) thuốc nhóm 2.

Doanh nghiệp Việt Nam tập trung đấu thầu vào thuốc nhóm 3 và thuốc 4. Thuốc nhóm 3, và nhóm 4 chiếm tỷ trọng lần lượt là 18% và 21% trong tổng giá trị trúng thầu kênh ETC trong 4M 2021. Trong đó, giá trị trúng thầu của các công ty Việt Nam tại nhóm 3 và nhóm 4 lần lượt là 82% và 99%.

Thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 47% nhu cầu

Thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 47% nhu cầu. Theo Tổng Cục Hải Quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3.3 tỷ USD dược phẩm (+7.4% YoY) trong năm 2020, với CAGR vào khoảng 9% trong giai đoạn 2018-2020.

Kháng sinh vẫn là nhóm dược phẩm dẫn đầu về kim ngạch, hiện thị phần nhập khẩu của nhóm thuốc này chiếm khoảng 48.5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm.

Thị trường nhập khẩu thuốc chủ yếu từ các nước như Pháp, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ý, Hàn Quốc, Bỉ, v.v.

Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm tỷ trọng 85% tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu

Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu làm giá nguyên liệu tăng cao

Dịch Covid-19 bùng phát gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn API nghiêm trọng do việc sản xuất API ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị gián đoạn trong thời gian phong tỏa. Tình trạng khan hiếm này khiến giá trung bình của hầu hết các loại nguyên liệu đều tăng.

Hơn nữa, tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam và đối tác nước ngoài tiếp tục bị trì hoãn bởi việc hạn chế di chuyển. Điều này cản trở tiến độ đánh giá nhà máy đạt tiêu chuẩn cao và xét duyệt quá trình chuyển giao công nghệ.

Lợi nhuận phân hóa giữa các công ty trong ngành

Dù được dự đoán sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2021, nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều khó khăn đang đến với các doanh nghiệp trong ngành. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đầu ngành dược giữ được đà tăng trưởng lợi nhuận, nhưng nhiều doanh nghiệp khác ghi nhận lợi nhuận đi ngang, thậm chí sụt giảm.

Ở trong nước, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 liên quan nhiều đến các bệnh viện, vì thế kênh ETC bị ảnh hưởng nghiêm trọng do người dân hạn chế đến khám chữa bệnh.

Không ít doanh nghiệp dược ghi nhận lợi nhuận giảm sút như Công ty cổ phần Dược phẩm OPC (OPC), Công ty cổ phần Dược Hà Tây (DHT), Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (MED), Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 (DP3)…

Trong khi đó, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG), Công ty cổ phần Traphaco (TRA), Công ty cổ phần Pymepharco (PME) là những điểm sáng trong bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp dược.

Quý III khó khăn

Việc phong tỏa, hạn chế đi lại ở không ít tỉnh, thành phố bắt đầu từ đầu tháng 7 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số của các doanh nghiệp dược trong quý III/2021.

Đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 liên quan nhiều đến các bệnh viện, vì thế kênh ETC bị ảnh hưởng nghiêm trọng do người dân hạn chế đến khám chữa bệnh. Tuy nhiên, điều này lại góp phần giúp kênh bán lẻ tại các nhà thuốc (OTC) phát triển. Giá thuốc kênh OTC không bị ràng buộc về Luật Đấu thầu nên đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dược cạnh tranh, cải tiến R&D và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.

Mặc dù vậy, nguồn cung thuốc thành phẩm nhập khẩu vẫn bị hạn chế, gây áp lực đến giá thuốc trên thị trường. Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm tỷ trọng 85% tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu. Hơn nữa, tiến độ hợp tác giữa các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam và đối tác nước ngoài tiếp tục bị trì hoãn bởi các quy định hạn chế di chuyển. Điều này cản trở tiến độ đánh giá nhà máy đạt tiêu chuẩn cao và xét duyệt quá trình chuyển giao công nghệ.

Các doanh nghiệp dược đang phải đối phó với thách thức kép là vừa phải đảm bảo an toàn sản xuất – kinh doanh trong mùa dịch, vừa phải có chiến lược tồn kho hợp lý khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nhiều biến động.

  • Theo chiến lược quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định 68/QĐ – TTg), thì mục tiêu của ngành Dược là sản xuất thuốc trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng và chiếm 80%. Trong đó thuốc từ Dược liệu là 30%.
  • Ban hành chính sách ưu đãi cho việc sản xuất các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc bào chế đặc biệt, thuốc Generic, vắc xin, sinh phẩm… Hạn chế nhập khẩu các loại nguyên liệu thuốc, thuốc Generics mà Việt Nam sản xuất.
  • Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam và mang thương hiệu Quốc Gia.

Dân số Việt Nam hiện nay (2020) khoảng 97,58 triệu người, thu nhập bình quân đầu người hơn 2.207USD/ năm. Năm 2020, Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu vì Covid, Việt Nam vấn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Đại dịch diễn ra khiến mọi người dân thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, hành vi, thói quen và hầu hết được trang bị những kiến thức vô cùng hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tự nguyện.

Kết thúc năm 2020,  tổng doanh thu mảng dược phẩm Việt Nam cán mốc 6.4 tỷ USD, tăng trưởng dương 2% so với năm 2019. giảm rõ rệt so với 15% của năm 2019. Các nhóm thuốc tăng trưởng mạnh nhất là ức chế miễn dịch (40%), vaccine (36%), ung thư (13%), đái tháo đường (11%). Trong khi đó, tăng trưởng âm lại bất ngờ ghi nhận với những nhóm thuốc vốn được sử dụng khá thông dụng trước đây như nhóm kháng virus đường toàn thân (-20%), dung dịch truyền (-17%), kháng vi khuẩn đường toàn thân (-8%), thuốc bảo vệ gan và tăng tiết mật (-7%), thuốc kháng acid – chống đầy hơi – giảm loét (-4%).

Tổng quan thị trường dược phẩm Việt Nam

Với các biện pháp kiểm soát dịch tốt, doanh thu thị trường Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số so với năm 2020 để cán mốc 6.9 tỷ USD. Thị trường Dược phẩm Việt Nam tuy còn nhỏ nhưng dự đoán sẽ tiếp tục phát triển nhanh nhất châu Á và có tiềm năng cao để đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021 và 16,1 tỷ USD năm 2026 , với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11%. Tương đồng với kết luận được rút ra từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành dược gần đây của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). 

Việt Nam là nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành Dược toàn cầu. Bởi dân số đông, nền kinh tế đang phát triển nhanh. và công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sức khỏe chủ động ngày càng được đẩy mạnh.

Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn “già hóa” với tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay (World Bank cảnh báo), tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050), đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên.
Khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi bệnh tật thì ngày càng tăng cao… là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược.

Việt nam sẽ tiếp tục đạt mục tiêu gần như toàn bộ người dân đều có bảo hiểm y tế vào giai đoạn 2016-2020 (90,7% trong năm 2020). Độ phủ của bảo hiểm y tế tăng từ 60% trong năm 2010 và 90% trong năm 2019, (theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng góp phần tăng chi tiêu cho y tế và sức khỏe. Dân số đô thị hóa của Việt Nam đạt 36,2 triệu người trong năm 2020, và có thể tăng từ 33,6% trong năm 2015 lên 36,8% trong năm 2020.

Còn nữa…

TẢI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC TẠI ĐÂY: 

Dịch vụ NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TỔNG QUAN & CHUYÊN SÂU