Tóm tắt kiến thức tin học lớp 10

Loạt tài liệu Tóm tắt kiến thức lý thuyết Tin học lớp 9 đầy đủ, chi tiết theo từng bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức và học tốt môn Tin học 9.

  • Lý thuyết Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 6: Tin học và xã hội [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 7: Phần mềm trình chiếu [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 8: Bài trình chiếu [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 9: Định dạng trang chiếu [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 11: Tạo các hiệu ứng động [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 12: Thông tin đa phương tiện [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Bài 14: Thiết kế phim bằng phần mềm Movie Maker [hay, chi tiết]

Lý thuyết Tin học 9 Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính

a] Mạng máy tính là gì?

    • Tập hợp các máy tính kết nối được nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu phần mềm, máy in, …

    • Các kiểu nối mạng cơ bản:

       ◦ Kết nối kiểu hình sao.

       ◦ Kết nối kiểu đường thẳng.

       ◦ Kết nối kiểu vòng.

b] Các thành phần của mạng

    • Các thiết bị đầu cuối: máy tính, máy in,… kết nối với nhau tạo thành mạng.

    • Môi trường truyền dẫn: cho phép tín hiệu truyền được qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ, hồng ngoại, …

    • Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển, mạch [switch], môđem, router, … có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng cùng với môi trường truyền dẫn.

    • Giao thức truyền thông [Protocol]: tập hợp các quy tắc định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

a] Mạng có dây và mạng không dây [môi trường truyền dẫn của mạng]

    • Mạng có dây: môi trường truyền dẫn là các dây dẫn [cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, …].

    • Mạng không dây: môi trường truyền dẫn không dây [các loại sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, …].

    • Mạng không dây thực hiện kết nối ở mọi thời điểm, mọi nơi trong phạm vi mạng.

b] Mạng cục bộ và mạng diện rộng [phạm vi địa lý của mạng]

    • Mạng cục bộ [LAN]: hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi hẹp. Thường được dùng trong gia đình, trường học, văn phòng, …

    • Mạng diện rộng [WAN: hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi rộng. Có thể là một khu vực nhiều toà nhà, một tỉnh, một quốc gia [là kết nối của các mạng LAN].

    • Mô hình mạng máy tính phổ biến là mô hình khách – chủ [cilent – sever].

a] Máy chủ [sever]

    • Máy tính có cấu hình mạnh, được cài đặt chương trình điều khiển quản lý phân bổ tài nguyên mạng.

    • Có thể có nhiều máy chủ trong một mạng.

b] Máy trạm [cilent, workstation]

    • Sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.

    • Có thể truy cập vào các máy chủ để dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, khai thác tài nguyên, …

    • Dùng chung dữ liệu: sao chép dữ liệu mà không cần ổ đĩa di động. Có thể lưu dữ liệu tập trung máy chủ, người dùng có thể truy nhập khi cần thiết.

    • Dùng chung các thiết bị phần cứng: chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác.

    • Dùng chung các phần mềm: chỉ cần cài đặt lên một máy tính để dùng chung cho toàn mạng thay vì cài lên tất cả các máy tính. Tiết kiệm chi phí mua phần mềm.

    • Trao đổi thông tin: trao đổi thông qua phần mềm trò chuyện [chat].

Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet

    • Là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin: đọc, nghe, xem tin trực tuyến, …

    • Mạng Internet là của chung, được quản lý bởi các tổ chức khác nhau.

    • Giao tiếp với nhau bằng một giao thức chung: TCP/ IP tạo nên một mạng toàn cầu.

    • Các máy tính, mạng máy tính tham gia Internet một cách tự nguyện.

    • Internet đem đến người dùng khả năng tiếp cận thông tin ở khắp nơi trên các thế giới một cách thuận tiện về mặt không gian, thời gian.

a] Tổ chức và khai thác thông tin trên web

    • Word Wide Web [www]: tổ chức thông tin [văn bản, hình ảnh, …] dưới dạng các trang nội dung, gọi là các trang web.

    • Người dùng có thể truy cập các trang web bởi chương trình máy tính [trình duyệt].

    • Có thể truy cập đến các trang web khác nhau do chúng có sự liên kết.

b] Tìm kiếm thông tin trên Internet.

    • Máy tìm kiếm: công cụ giúp tìm kiếm thông tin dựa trên cơ sở các từ khoá liên quan.

    Ví dụ: công cụ tìm kiếm Google, Bing, …

    • Danh mục thông tin [directory]: trang web chứa danh sách các trang web khác có nội dung được phân theo chủ đề.

    Ví dụ: danh mục thông tin trên các trang web của yahoo.

    • Lưu ý: cần chú ý về vấn đề bản quyền trên Internet.

c] Thư điện tử

    • Là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua hộp thư điện tử, có thể gửi phần mềm, hình ảnh, video, … cho nhau.

    • Có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.

    • Ví dụ: thư điện tử của google, yahoo, …

a] Hội thảo trực tuyến

    • Tổ chức các hội thảo, cuộc họp từ xa với sự tham gia nhiều người ở các nơi khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của người dùng được phát trực tuyến hiển thị qua màn hình, loa.

    Ví dụ: phần mềm Skype, Facetime, Zalo Time, …

b] Đào tạo qua mạng

    • Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn, bài tập từ giáo viên, tài liệu học tập,… ngay qua mạng mà không cần phải đến lớp.

    Ví dụ: Vietjack website về giáo dục có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam.

c] Thương mại điện tử

    • Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo về sản phẩm lên trang web.

    • Người dùng có thể truy cập Internet, vào các “chợ”, “gian hàng” điện tử để lựa chọn sản phẩm và chuyển về tận nhà.

    • Nhờ khả năng thanh toán qua mạng, các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể sử dụng với Internet, tạo sự thuận tiện cho mọi người.

    Ví dụ: Trang web thương mại điện tử Amazon, Taobao, Tiki, Lazada, …

    • Ngoài ra chúng ta còn có mạng xã hội [Facebook, Twiter], trò chơi trực tuyến [Pubg, Csgo, Dota 2, …], diễn đàn trực tuyến [Voz, Tinhte,… ] nhờ Internet.

    • Đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet [ISP] để được hỗ trợ cài đặt: VNPT, Viettel, FPT, …

    • Sử dụng modem, đường kết nối riêng [ADSL, WIFI, …] các máy tính có thể kết nối mạng. Internet là mạng của các mạng máy tính.

    • Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng những nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới.

....................................

....................................

....................................

Loạt tài liệu Tóm tắt kiến thức lý thuyết Tin học lớp 8 đầy đủ, chi tiết theo từng bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức và học tốt môn Tin học 8.

  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 thực hành 1: Làm quen với Free Pascal [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For...do [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While...do [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số [hay, chi tiết]
  • Lý thuyết Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lí dãy số trong chương trình [hay, chi tiết]

Lý thuyết Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

• Nội dung chính

- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh

- Chương trình là bản hướng dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.

1. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc

   - Khái niệm câu lệnh: là những chỉ dẫn, nhiệm vụ cần được thực hiện được đưa ra để ra lệnh cho máy tính làm việc.

   - Khái niệm chương trình: là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu để thực hiện theo.

   - Mục đích của việc viết chương trình: chương trình được tạo ra nhằm khai thác tốc độ và khả năng tính toán của máy tính để ứng dụng nó vào các bài toán trong cuộc sống, công việc, học tập. chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

   - Máy tính thực hiện các câu lệnh 1 cách tuần tự, từ trên xuống dưới.

ví dụ: Chương trình Rô-bốt nhặt rác sẽ có thể có cách lệnh được thực hiện từ trên xuống dưới như sau:

   - Tiến 2 bước

   - Quay trái, tiến 1 bước

   - Nhặt rác

   - Quay phải, tiến 3 bước

   - Quay trái tiến 2 bước

   - Bỏ rác vào thùng

2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình

- Khái niệm ngôn ngữ máy: là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

- Khái niệm ngôn ngữ lập trình: là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

- Ý nghĩa của ngôn ngữ lập trình: thay thế cho ngôn ngữ máy, bởi vì ngôn ngữ máy rất khó để sử dụng, ngôn ngữ lập trình thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

- Khái niệm chương trình dịch: Ngôn ngữ lập trình chỉ có con người hiểu được, để máy tính hiểu được thì phải dùng ngôn ngữ máy. Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.

- 2 bước tạo ra chương trình máy tính:

   + Viết chương trình bằng 1 ngôn ngữ lập trình

   + Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được

- Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết nạp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

• Nội dung chính:

- Ngôn ngữ lập trình là gì?

- Từ khóa của ngôn ngữ lập trình

- Cấu trúc chung của 1 chương trình máy tính.

1. Ví dụ về chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal

2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

   - Ngôn ngữ lập trình được tạo nên từ bảng chữ cái và các quy tắc. Các câu lệnh chỉ được viết từ những chữ cái đó.

   - Khái niệm bảng chữ cái: là tập các kí tự cấu tạo nên các câu lệnh. Thường bao gồm các chữ cái tiếng anh và một số kí hiệu khác như phép toán +, -, ∗, ⁄,…

   - Mỗi câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình phải tuân thủ 1 quy tắc nhất định, nếu sai quy tắc chương trình sẽ bị lỗi.

3. Từ khóa và tên

a. Từ khóa

   - Là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác. Mỗi từ khóa có chức năng riêng biệt.

   - Trong hình 2.2, ta có thể thấy các từ khóa: Program, Uses, Begin, Writeln, End.

b. Tên

- Do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn:

   + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau

   + Tên không được trùng với các từ khóa

   + Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Ví dụ: Stamgiac, ban_kinh,…

4. Cấu trúc chung của chương trình

Gồm 2 phần:

- Phần khai báo:

   + Khai báo tên chương trình

   + Khai báo các thư viện.

- Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc phải có.

Trong hình 2.3, ta thấy:

- Phần khai báo: gồm 2 câu lệnh là khai báo tên chương trình là CT_Dau_Tien và khai báo thư viện Ctr.

- Phần thân: dùng từ khóa begin và end cho biết điểm bắt đầu và kết thúc chương trình và 1 câu lệnh in ra màn hình.

5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

- Sử dụng môi trường lập trình Free Pascal.

- Sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình như dưới đây

- Ấn tổ hợp Alt + F9 để dịch chương trình, nhập tên để lưu chương trình lại cho những lần sử dụng sau này.

- Nhấn tổ hợp Ctrl + F9 để chạy chương trình.

....................................

....................................

....................................

Video liên quan

Chủ Đề