Ngành Bảo vệ thực vật học trường nào

Skip to content

1. Bảo vệ thực vật là gì?

          Bảo vệ thực vật là ngành đào tạo những kiến thức liên quan đến cây trồng như: kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng ngừa, kiểm soát, quản lý sâu bệnh trên cây trồng nhằm bảo vệ sức khỏe và năng suất cây trồng bằng các biện pháp an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

2. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ Đại học có kiến thức chuyên ngành bảo vệ thực vật vững chắc; có kỹ năng về quản lý sâu bệnh trên cây trồng và bảo vệ thực vật thành thạo; có thái độ lao động nghiêm túc, đúng đắn, yêu nghề và hết lòng cống hiến cho xã hội. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp kỹ sư có thể thích ứng với mọi công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất, dịch vụ, kinh doanh chuyên về bảo vệ thực vật.

* Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức và kỹ năng về giám định dịch hại cây trồng và biết cách quản lý các đối tượng dịch hại như: côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại và động vật gây hại trong sản xuất nông nghiệp, giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền nông nghiệp bền vững.

3. Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ra trường ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên làm việc ở các vị trí:

– Giảng viên, Nghiên cứu viên, Cán bộ kỹ thuật… làm việc ở các viện trường, đơn vị sự nghiệp; Chuyên viên quản lý nhà nước về nông nghiệp như: Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; Kỹ thuật viên phân tích ở các phòng kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng về đất, nước, giống, tồn dư thuốc BVTV trong nông sản;

– Nhân viên phụ trách kinh doanh, kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp; Tự tạo lập công việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực cây trồng và nông sản.

– Trở thành cộng tác viên hoặc tham gia quản lý, điều phối các dự án trong nước và quốc tế nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với Biến đổi khí hậu, thích ứng hạn mặn, thay đổi sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Cơ hội học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: Có thể học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ về các lĩnh vực nông nghiệp tại các Viện, Trường trong nước và quốc tế.

4. Điều kiện tuyển sinh

Năm 2022, Trường Đại học Bạc Liêu tuyển sinh ngành Bảo vệ thực vật theo 04 phương thức sau:

04 PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH NĂM 2022
Mã trường: DBL

Phương thức 1: Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 Phương thức 2: Kết quả học bạ THPT 03 học kỳ lớp 11 và 12

Phương thức 3: Kết quả học bạ THPT 03 môn lớp 12

Phương thức 4: Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG – HCM tổ chức

1. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

3. Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Trường ĐHBL quy định.

Tham khảo: điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 Tại đây

1. Tốt nghiệp THPT

2. Tổng điểm trung bình 3 học kỳ [học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12] đạt từ 18 điểm trở lên.

Tham khảo: điểm chuẩn xét học bạ Tại đây

1. Tốt nghiệp THPT

2. Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Tham khảo: điểm chuẩn xét học bạ Tại đây

1. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Xem thông tin chi tiết Tại đây

TỔ HỢP XÉT TUYỂN

A02 [Toán, Lý, Sinh]

B00: Toán, Hoá, Sinh

A16 [Toán, KHTN,Văn]

D90 [Toán, KHTN, Anh]

A01[Toán, Lý, Anh]

A02 [Toán, Lý, Sinh]

B00: Toán, Hoá, Sinh

D07 [Toán, Hoá, Anh]

Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Thời gian nhận hồ sơ: 

– Phương thức 2: Từ 08/5 đến 15/7/2022

– Phương thức 3: Từ 08/5/ đến 15/7/2022

Thời gian thi dự kiến: Theo quy định của ĐHQG TP.HCM

Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Trường ĐHBL

Lưu ý:

Những thí sinh đang là học sinh lớp 12 chưa có kết quả xét tốt nghiệp THPT năm 2022 có thể đăng ký xét tuyển học bạ ngay trong đợt đầu tiên [từ ngày 08/5/2022] bằng cách nộp trước Phiếu đăng ký xét tuyển và bản photo công chứng học bạ THPT về Phòng Đào tạo Trường Đại học Bạc Liêu để được ưu tiên xét tuyển.

5. Môn học tiêu biểu

– Các môn học chuyên ngành: Khoa học cây trồng, Côn trùng hại cây trồng, Bệnh hại cây trồng, Quản lý dịch hại tổng hợp [IPM], Kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch, Phương pháp giám định bệnh cây trồng, Phương pháp giám định côn trùng hại cây trồng, Thực tập giáo trình BVTV, Thực tập nghề nghiệp…

– Những tố chất phù hợp với ngành:

+ Hiểu biết về cây trồng và có lòng yêu thích thiên nhiên.

+ Ham học hỏi, cần cù, không ngại khó ngại khổ.

+ Nhạy bén, linh hoạt, có niềm đam mê nghiên, cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

6. Bằng cấp

          Sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân Bảo vệ thực vật do trường Đại học Bạc Liêu cấp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Xem thêm

     Phòng Đào tạo – Trường Đại học Bạc Liêu
   – Địa chỉ: Số 178 Võ Thị Sáu, P8, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu
   – Điện thoại: 0291 3 821 107
   – Email:
   – Mobile/Zalo: 0918954518; 0917464119
   – Kênh tư vấn facebook:
     //www.facebook.com/tuyensinhdhbl/

2. Trường có bao nhiêu cơ sở, sinh viên sẽ học tại đâu?

Trường hiện có 2 cở sở với diện tích 4,06ha

– Cơ sở 1 đặt tại số 178 Võ Thị Sáu, Phường 8, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu. Đây là cơ sở chính phục vụ cho công tác quản lý và đạo tạo sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Nông nghiệp, Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ, Cơ sở THSP Mầm non.

– Cơ sở 2 đặt tại số 112 Lê Duẩn, Phường 1, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu chủ yếu phục vụ đào tạo sinh viên Khoa Sư phạm và Kinh tế.

Các phòng học, phòng thực hành, phòng tập đa năng, thư viện, cơ sở thực hành mầm non… của trường được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, trường còn có hệ thống nhà thể dục – thể thao đa chức năng, ký túc xá cho sinh viên theo học tại trường.

3. Phương thức xét tuyển đại học năm 2022

Trường thực hiện xét tuyển sinh theo 4 phương thức sau:

–  Phương thức 1: Xét tuyển từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 [xét 50% chỉ tiêu của ngành].

–  Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả học tập THPT [Học bạ], xét 40% chỉ tiêu của ngành:

Căn cứ vào tổng điểm 03 môn trong tổ hợp môn xét tuyển, cụ thể thí sinh có 2 lựa chọn như sau:

  • Cách thức 1: Các môn trong tổ hợp môn xét tuyển lấy trung bình 03 học kỳ [học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12].
  • Cách thức 2: Các môn trong tổ hợp môn xét tuyển lấy trung bình 02 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 12].

– Phương thức 3: Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, xét 10% chỉ tiêu của ngành.

– Phương thức 4 [chỉ dành riêng cho ngành cao đẳng Giáo dục Mầm non]: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 [xét 50% chỉ tiêu của ngành] hoặc học bạ [xét 50% chỉ tiêu của ngành] kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu [Đọc diễn cảm, Hát].

5. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở KTX?

– Ký túc xá ĐH Bạc Liêu nằm tại Cơ sở 1 Số 178 Võ Thị Sáu, Phường 8, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu , có sức chứa hơn 400 sinh viên

– Tân sinh viên chuẩn bị: Hợp đồng nội trú [theo mẫu], 01 Bản sao Giấy báo nhập học, 01 Bản sao Giấy CMND và 01 ảnh 2×3

– Lệ phí Ký túc xá [tham khảo năm học 2019 – 2020]:

  • Phòng loại 1 [2 sinh viên ở]: 3.000.000đ/SV/năm học [10 tháng].
  • Phòng loại 2 [3 sinh viên ở]: 2.000.000đ/SV/năm học [10 tháng].
  • Phòng loại 3 [4 sinh viên ở]: 1.500.000đ/SV/năm học [10 tháng].

 [*] Chí phí điện, nước sinh hoạt tính theo đồng hồ riêng của từng phòng ở.

7. Học phí của trường như thế nào?

– Học phí hợp lý và học bổng đa dạng, đồng hành của Doanh nghiệp

– Sinh viên đóng học phí làm 2 đợt, mỗi đợt sinh viên đóng 50% mức học phí/năm vào đầu mỗi học kỳ. Sinh viên thuộc diện miễn hoặc giảm học phí thực hiện theo quy định hiện hành. 

– Tham khảo mức học phí năm học 2020 – 2021: Học phí hệ Đại học: 9.000.000đ/năm, Hệ Cao đẳng: 7.500.000đ/năm [đối với ngành Đại học Công nghệ thông tin học phí: 11.000.000đ/năm]

Video liên quan

Chủ Đề