Tóm tắt đoạn trích Ông già và biển cả Ngữ văn 12

SoanBai123 » Học tốt Ngữ Văn » Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 » Tóm tắt cốt truyện ông già và biển cả

Tóm tắt cốt truyện ông già và biển cả

Soạn bài ông già và biển cả

Bài làm 

Xan-chi-a-gô là ông già làm nghề câu cá ở ngoài khơi La-ha-ba-na [Cu ba], ông già đã 84 tuổi này trước đó nhiều lần đi biển thất bại nên chuyến đi lần này không có chú bé Ma-nô-lin. Lão ra đến vùng biển Giếng lớn, thả mồi lúc trời chưa sáng hẳn rồi ngồi đối thoại với chim trời cá nước.

Một con cá kiếm khổng lồ cắn câu, lôi chiếc thuyền ra tận khơi xa. Đến lúc mặt trời lặn lần thứ ba ông lão mới giết được con cá.

Tóm tắt cốt truyện ông già và biển cả

Trên đường kéo con cá về, do đánh hơi nghe mùi máu, một đàn cá mập bơi theo rỉa hết thịt con cá kiếm. Ông đã chiến đấu đến cạn sức nhưng chẳng còn giữ lại được gì, đành đưa thuyền về không.

Đến sáng, ông lão về lều ngủ say và mơ về đàn sư tử ở châu Phi. Ngoài bến còn để lại một bộ xương cá to màu trắng.

Đề bài

Tóm tắt truyện Ông già và biển cả.

Lời giải chi tiết

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô - một “ông già” đánh cá người Cuba, 74 tuổi . Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa. Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc. Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông. Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập - phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh - giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ xương. Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ , rồi mơ về những con sư tử

TÓM TẮT TRÍCH ĐOẠN ĐỌC HIỂU TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Bằng tất cả kinh nghiệm và sự khéo léo lão thận trọng thu dây câu nhưng lão biết vòng tròn còn khá lớn, con cá hãy còn xa tầm tay của lão. Từng tí một lão cố gắng thu hẹp vòng lượn của con cá và phát hiện rằng con cá đã thấm mệt nên liên tục ngoi lên trong lúc bơi.

Sau cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây, lão sợ con cá nhảy lên có thể làm văng mất lưỡi câu. Nhưng con cá không nhảy lên mà bắt đầu lượn vòng chầm chậm. Lão cho đó là cơ hội lí tưởng để mình nghỉ ngơi dưỡng sức .

Đến vòng lượn thứ ba, lần đầu tiên lão thấy con cá như một cái bóng đen lướt qua dưới con thuyền, rồi trông thấy rõ hơn khi nó mấp mé mặt nước. Đến vòng lượn tiếp theo, lão trông thấy lưng cá nhưng nó vẫn còn ở xa thuyền. Lão chuẩn bị lao, và thu dần dây câu.Đến mấy vòng lượn sau con cá tiến gần mạn thuyền . Dù đã kiệt sức, lão vẫn giẫm chân giữ dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm vào chỗ hiểm giết chết được con cá. Máu cá loang ra nhuộm sẫm cả vùng nước chung quanh. Con cá chết thẳng đơ, trắng bạc và bồng bềnh theo sóng.

Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, lão cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến. Lão thật sự hài lòng và tự hào với thành quả lao động của mình.

Loigiaihay.com

Tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê là một tác phẩm văn học nước ngoài rất hay và đặc sắc. Cùng tham khảo bài tóm tắt Ông già và biển cả của Cunghocvui.com sau đây nhé!

Bài tóm tắt số 1

   Xan-ti-a-gô là một ông lão người Cuba, năm nay đã 74 tuổi và làm nghề đánh cá. Trong suốt 84 ngày, ông lão không hề câu được một con cá nào. Tất cả những người dân làng chài đều cho rằng ông đã đi đứt vì vận rủi đeo bám ông. Đến ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng Tây Bắc. Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng Đông. Cho đến ngày thứ ba thì con cá bắt đầu lượn vòng. Ông lão tuy đã già cả, sức yếu nhưng ông vẫn cố gắng thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu thì nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập - phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh, giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ xương. Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ, rồi mơ về những con sư tử cùng những nhiệt huyết thời trẻ của mình.

Xem thêm Dàn ý phân tích Ông già và biển cả

Phân tích Ông già và biển cả

Bài tóm tắt số 2

   Truyện ngắn Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê kể về cuộc lao động đánh cá vất vả của ông lão đã 74 tuổi người Cuba. Trong suốt một quãng thời gian dài, cụ thể là qua 84 ngày ông lão không thể câu được bất cứ thứ gì. Những tưởng chuyến đi câu của ông sẽ kết thúc từ đấy cho đến ngày thứ 85 thì ông lão đã thấy một con cá kiếm rất to, nó kéo dây thành những vòng tròn quanh thuyền của ông. Ông lão cố gắng bằng toàn bộ sức lực của mình để phóng lao đâm vào con cá và dong vào thuyền. Khi ông lão vừa phóng lao thì đàn cá mập đã thấy được sức hút từ máu của con mồi, chúng lao đến săn đuổi phía sau thuyền của ông lão. Ông lão chiến đấu với sự truy đuổi của đàn cá mập và giành chiến thắng . Dù đến khi vào bờ, con cá kiếm của lão chỉ còn bộ xương nhưng lão vẫn mơ về thời trai trẻ của mình với tiếng sóng gào, hương vị biển và những đàn sư tử.

Bài tóm tắt số 3

   “Ông già và biển cả” ra đời năm 1952 sau những năm Hê-minh-uê sống ở Cuba. Bối cảnh truyện là một làng chài ở La-ha-da-na và nhân vật Xan-ti-a-gô được lấy từ mẫu thủy thủ Phu-en-téc trên con tàu của ông.Trước khi được in thành sách thì truyện được đăng lên tạp chí Đời sống. Tác phẩm gồm mười chương , đoạn trích nằm ở cuối chương bảy và đầu chương tám. Kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm.

   Ông lão Xan-ti-a-gô thường đánh cá ở vùng Nhiệt lưu [bờ biển Nam Mĩ]. Đã 84 ngày không bắt được con cá nào nên cha mẹ cậu bé Ma-nô-lin không cho cậu theo lão nữa. Đêm ngủ, lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu và những đàn sư tử, chuyến ấy lão ra khơi một mình.

   Lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng Tây Bắc.

   Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng Đông.

   Đến ngày thứ ba, lần đầu tiên lão thấy con cá như một cái bóng đen lướt qua dưới con thuyền, rồi trông thấy rõ hơn khi nó mấp mé mặt nước. Đến vòng lượn tiếp theo, lão trông thấy lưng cá nhưng nó vẫn còn ở xa thuyền. Lão chuẩn bị lao và thu dần dây câu. Đến mấy vòng lượn sau con cá tiến gần mạn thuyền. Dù đã kiệt sức, lão vẫn giẫm chân giữ dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm vào chỗ hiểm giết chết được con cá. Máu cá loang ra nhuộm sẫm cả vùng nước xung quanh. Con cá chết thẳng đơ, trắng bạc và bồng bềnh theo sóng.

   Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, lão cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến. Lão thật sự hài lòng và tự hào với thành quả lao động của mình dù phải vượt qua sự rượt đuổi của đàn cá mập. Ông lão mệt mỏi rã rời lê từng bước về lều, chú bé Ma-nô-lin chạy đi tìm người đến chữa vết thương cho lão. Đêm ngủ lão lại mơ về thời trai trẻ với những đàn sư tử…

Thông qua bài tóm tắt Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để các bạn học sinh hiểu và phân tích tác phẩm được hay nhất. Chúc các bạn học tốt!

Tóm tắt tác phẩm ông già và biển cả

Hê-minh-uê [ hemingway 1899-1961] sinh ra trong một gia đình tri thức. 

Là một nhà văn Mĩ nổi tiếng trong văn xuôi hiện đại phương Tây, ông đã góp phần đổi mới, cách tân lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.

Ông cũng là người đề xướng ra nguyên lý sáng tác nghệ thuật “tảng băng trôi”.

+ Hiểu theo nghĩa đen: tảng băng ta nhìn thấy trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.

+ Người đọc sẽ phải tự khám phá, chiêm nghiệm về cái phần chìm đó để hiểu về ý nghĩa và giá trị của tác phẩm.

Ông là người đã khai sinh ra lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc: Đầu tiên là phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó giữ lại phần cối lõi  và lược bỏ đi những chi tiết không cần thiết rồi sắp xếp lại câu từ để người đọc vẫn có thể hiểu được những điều tác giả muốn gửi gắm.

Ngòi bút của Hê-minh-uê tập trung “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

Những tác phẩm tiêu biểu: 

+ Mặt trời vẫn mọc [1926].

+ Giã từ vũ khí [1929].

+ Chuông nguyện hồn ai [1940].

+ Một nơi sạch sẽ và sáng sủa  [1933].

+ Ông già và biển cả [1962]…

2. Khái quát về tác phẩm ông già và biển cả

2.1. Hoàn cảnh sáng tác ông già và biển cả

“Ông già và biển cả” được viết vào năm 1952 sau 10 năm ông sinh sông tại Cu Ba, đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối của tác phẩm.

2.2. Bố cục ông già và biển cả

Được chia làm hai phần:

+ Phần 1 [từ đầu đến … trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền]: Cuộc chiến đấu gay cấn của Xan-ti-a-gô với con cá.

+ Phần 2 [còn lại]: Hành trình đưa con cá về của Xan-ti-a-gô.

2.3. Giá trị nội dung của ông già và biển cả

Tác phẩm giàu hình ảnh biểu tượng, thế hiện rõ nguyên lý tảng băng trôi.

+ Con cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp, sức mạnh của thiên nhiên.

+ Ông lão Xan-ti-a-gô biểu tượng cho vẻ đẹp kiên cường, gan dạ, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

+ Hình ảnh ông lão đánh cá một mình đơn độc trên chiếc thuyền cùng lòng dũng cảm săn đuổi con cá kiếm khổng lồ là một biểu tượng cho vẻ đẹp của hành trình gian khổ của con người khi chinh phục và biến ước mơ thành hiện thực. 

2.4. Biểu tượng nghệ thuật trong ông già và biển cả

Lựa chọn hình ảnh kĩ lưỡng, mang nhiều lớp nghĩa, mang tính biểu tượng.

Nghệ thuật độc thoại, độc thoại nội tâm mới mẻ.

3. Top 4 bài tóm tắt tóm tắt ông già và biển cả hay

3.1. Tóm tắt ông già và biển cả [mẫu số 1]

Xantiago 74 tuổi là một ông lão đánh cá nhiều năm trời. Nhưng trong suốt 84 ngày ròng rã, ông lão không bắt được con cá nào dù to hay nhỏ, vì vậy mẹ cậu bé Ma-nô-lin  không cho cậu đi câu với ông lão nữa.

Vào ngày thứ 85, Santiago quyết định ra khơi tìm kiếm vận may, một mình ông trên con thuyền ra biển lớn. Sau những ngày dài lênh đênh trên biển, cuối cùng cũng có một con các cắn câu. Đó là một con cá kiếm khổng lồ, vì vậy ông không thể dễ dàng kiểm soát và chinh phục được nó, nó khỏe đến mức đã kéo cả cái thuyền của ông lão về hướng Tây Bắc.

Ngày thứ hai trong quá trình rượt đuổi con cá, khi con cá nhảy lên ông mới được trực tiếp nhìn thấy sự to lớn và vẻ đẹp của con cá. Nó to hơn tất thảy những con cá mà ông thấy trước đây. Con cá dường như vẫn chưa đuối sức, nó vẫn tiếp tục thay đổi lộ trình, kéo Santiago cùng chiếc thuyền về phía Đông. Sang đến ngày thứ ba, dù đã đuối sức nhưng con cá vẫn lượn vòng khiến Santiago choáng váng. Ông phải dùng toàn bộ sức mạnh còn lại  và kinh nghiệm lâu năm của mình có mới có thể phi lao trúng tim con cá và buộc nó vào mạn thuyền để mang về. Sau bao ngày vất vả, Santiago thấy hài lòng vì thành quả lao động của mình.

Tuy nhiên, mùi máu tanh của con cá đã thu hút lũ cá mập, chúng lao tới tấn công, xẻ thịt con cá kiếm.  Santiago lại một lần nữa dùng hết chút sức lực còn lại để chiến đấu với lũ cá mập, đánh đuổi được chúng đi thì con cá kiếm cũng chỉ còn lại cái đầu và bộ xương trắng.

Khi vào được tới bên, Santiago mệt mỏi đi về nhà, nằm vật xuống giường, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và mơ về những con sư tử.

Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc đoạn cuối của tác phẩm tập trung miêu tả vào cuộc chiến đấu gay cấn giữa Santiago và con cá kiếm trong ngày thứ ba đuổi bắt. 

3.2. Ông già và biển cả tóm tắt [mẫu số 2]

Câu truyện kể về hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão đánh cá tên Xan-ti-a-gô. Suốt 84 ngày liền, ông đã không bắt được con cá nào dù là con nhỏ nhất. 

Vào ngày thứ 85, ông quyết định ra biển tìm vận may của mình. Lần này ông đi rất xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Sau mấy ngày không câu được con nào thì khoảng trưa, một con cá lớn đã cắn câu, nó mạnh đến mức kéo cả con thuyền về hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, khoảnh khắc con cá nhảy lên ông mới được tận mắt nhìn thấy dáng vẻ và sự to lớn của con cá. Đó là một con cá kiếm khổng lồ, nó lớn hơn bất kỳ con cá nào ông đã nhìn thấy trước đây. Con cá lại lặn xuống, nó kéo con thuyền về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, khi đã dần đuối sức con cá bắt đầu lượn vòng. Lúc này Xan-ti-a-gô cũng đã kiệt sức, nhưng ông vẫn kiên trì thu phục con cá, rồi cơ hội đến ông dốc toàn bộ sức lực phóng lao đâm chết được con cá và buộc nó vào mạn thuyền kéo về. Nhưng chẳng bao lâu mùi máu tanh đã thu hút đàn cá mập đến. Chúng xâu xé con các kiếm, dù đã đem hết sức tàn chống chội với lũ cá mập nhưng khi đã duổidduowjc chúng đithì von cá kiếm của lão cũng còn trơ lại một bộ xương.

Cuối cùng ông cũng đưa được thuyền vào cảng, về đến lều ông nằm vật người xuống giường, nhanh chống chìm vào giấc ngủ và mơ về những con sư tử.

3.3. Tóm tắt tác phẩm ông già và biển cả [mẫu số 3]

Sau khi con các cắn câu, sang đến ngày thứ ba, con cá đuối sức, nó bắt đầu lượn vòng. Bằng tất cả kinh nghiệm và sự khéo léo của mình, Santiago thu dây câu một cách thận trọng. Chầm chậm từng tí một, ông cố gắng thu hẹp vòng lượn của con cá và thấy rằng con cá đã đuối sức khi liên tục ngoi lên trong lúc bơi. Sau cú quật đột ngột của con cá và cú nảy mạnh ở sợi dây, ông sợ nếu con cá nhảy lên bây giờ sẽ làm văng mất lưỡi câu. Nhưng thật may, con cá không nhảy lên mà lại bắt đầu lượn vòng chầm chậm. Lúc này ông cũng nghỉ ngơi để dưỡng sức. Đến vòng lượn thứ ba, ông được nhìn thấy con cá qua cái bóng đen lướt qua dưới con thuyền, sau đó được thấy rõ hơn khi nó mấp mé mặt nước. Đến vòng lượn tiếp theo, ông đã trực tiếp nhìn thấy lưng con cá nhô lên mặt nước nhưng còn khá xa con thuyền.  Ông chuẩn bị lao và dùng hết sức lực còn lại của mình để phóng lao đâm vào tim và giết chết được con cá. Không thể đưa con cá lên thuyền được vì nó qua lớn so với cái thuyền, ông bèn buộc nó vào mạn thuyền và giương buồm kéo nó về. Sau những ngày vất vả chinh phục con cá, ông thật sự hài lòng và tự hào với thành quả của mình.

3.4. Tóm tắt truyện ông già và biển cả [mẫu số 4]

Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về ngày thứ ba chiến đấu với con cá kiếm của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô. Hành tình chinh phục con cá kiếm khổng lồ của ông lão vô cùng gian nan vất vả. Bằng tất cả sự khéo léo và kinh nghiệm đánh cá lâu năm của Santiago, ông đã từ từ thận trọng thu dây câu để không kinh động đến con cá làm nó đau. Cuối cùng, cơ hội cũng đến, con cá đến gần thuyền, ông đã dùng tất cả sức lực còn lại của mình phóng lao trúng tim con cá, con các chết thẳng đơ, máu loang ra khắp một vùng biển. Nhưng vì con cá quá lớn không đem lên thuyền được nên ông đã buộc nó vào mạn thuyền kéo về. Đoạn trích kết thúc với hình ảnh con cá mập đầu tiên bơi đến tấn công.

Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức của tác phẩm “Ông già và biển cả”, bài viết sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện cho việc học, ôn tập. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các tác phẩm văn học khác trong chương trình Ngữ văn 12 tại website hoctot.net.vn của chúng tôi. Chúc các bạn thành công.

THAM KHẢO THÊM:

Chi tiết: Soạn văn ông già và biển cả

Bài văn mẫu: Kết bài phân tích ông già và biển cả

Video liên quan

Chủ Đề