Tổ tiên việt nam là ai

Chiều 12.6, Viện toán học Việt Nam đã tổ chức bài giảng đại chúng Đa dạng di truyền và nguồn gốc người Việt Nam. Bài giảng do GS Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, thực hiện.

Tại đây, GS Nông Văn Hải đã công bố một số kết quả mới trong nghiên cứu sự đa dạng, lịch sử di truyền và nguồn gốc người Việt Nam. Công trình là sản phẩm hợp tác giữa nhóm các khoa học tại Viện Nghiên cứu hệ gen với các nhà khoa học Đức, Pháp và Mỹ.

Ở phần mở đầu bài giảng, GS Nông Văn Hải đặt vấn đề: “Theo truyền thuyết, chúng ta là quốc gia đa sắc tộc, từ bố Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ, từ 2 bộ tộc nhập vào nhau rồi lại chia thành nhiều bộ tộc khác. Truyền thuyết đó có cơ sở khoa học hay không?”.

Theo GS Hải, sau khi tham gia thực hiện công trình nghiên cứu trên, cá nhân ông nhận thấy giữa truyền thuyết và kết quả nhóm nghiên cứu có được có những mối liên hệ nhất định. “Có thể tin rằng, người xưa, tổ tiên của chúng ta, không phải ngẫu nhiên mà có những câu chuyện đó để truyền lại cho đời sau nguồn gốc của mình”, GS Hải nói.

GS Hải cho biết, hiện nay chúng ta có ADN của người cổ thông qua các bộ xương người cổ được phát hiện trong các công trình khảo cổ. ADN ty thể là mạch vòng được bảo tồn trong tự nhiên hàng nghìn năm, hàng chục nghìn năm. Chúng ta có thể tách chiết ADN để nghiên cứu trình tự chuỗi của người xưa, qua đó so sánh với người hiện đại thì sẽ có thể thấy những điểm giống nhau hay khác biệt thế nào. Nghiên cứu ADN của người cổ là một hướng rất quan trọng để đi tìm nguồn gốc, để tìm mối liên hệ giữa chúng ta với tổ tiên của chúng ta.

Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hệ gen hợp tác với các nhà khoa học quốc tế đã phân tích hệ gen ty thể và vùng đặc hiệu giới tính nam trên nhiễm sắc thể Y của hơn 600 người thuộc 17 dân tộc thuộc 5 hệ ngôn ngữ, nhưng trong đó mẫu của người Kinh [ngữ hệ Nam Á] là chủ đạo.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ gen chip hiện đại với gần 600.000 điểm đa hình nucleotide đơn [SNP] cho các quần thể người, đã phân tích đa dạng toàn bộ hệ gen của 259 cá thể thuộc 22 dân tộc, so sánh với hệ gen của các quần thể người châu Á và trên thế giới cũng như các hệ gen người cổ đã được công bố trước đây hoặc từ các cơ sở dữ liệu hệ gen quốc tế.

Sau khi giải trình tự và phân tích hệ gen ty thể của một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các nhà khoa học đã có những phát hiện quan trọng.

“Phát hiện 111 dòng/nhánh mới của riêng các dân tộc của Việt Nam mà trên thế giới chưa phát hiện ra. Chúng tôi đã phát hiện đỉnh cao của sự đa dạng ADN ty thể 2.500 - 3.000 năm trước, tức là khoảng thời gian trùng với giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Như vậy, đây là một bằng chứng về gen cho thấy thời kỳ Hùng Vương của chúng ta đã có tập trung về dân cư và về văn hóa. Đây là bằng chứng khoa học mới, đầu tiên trên thế giới về di truyền phân tử người liên quan khoảng thời gian ra đời của nền văn hóa Đông Sơn”, GS Hải chia sẻ.

Cần những kiến thức liên ngành khi nghiên cứu nguồn gốc người Việt

GS Nông Văn Hải cho biết, việc có được những phát hiện mới trong nghiên cứu hệ gen là nhờ đến công cụ rất hiệu quả, đó là xác suất thống kê.

GS Hải nói: “Xác suất thống kê cho ta tính toán về mức độ tập trung của một nhóm nào đó trong quá trình lịch sử. Toán học cũng cho phép chúng ta tính toán được một bài toán rất hay, về việc mở rộng quần thể dân cư. Nhờ một thuật toán chúng ta tính được ngược dòng thời gian trong một khoảng rất lâu về trước thì dân cư của một tộc người phát triển đến đâu. Ví dụ, chúng ta có thể tính được trong khoảng 450 - 600 năm trở lại đây dân số người Kinh, người Mường tăng với tốc độ rất nhanh”.

Đến nghe bài giảng không chỉ là các nhà toán học mà còn có đông đảo nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Trong phần tọa đàm sau bài giảng, nhiều nhà nghiên cứu về nhân học, dân tộc học… cho biết họ thu hoạch được nhiều thông tin bổ ích từ bài giảng của GS Nông Văn Hải.

PGS Đinh Hồng Hải, Khoa Nhân học, Trường đại học Khoa học xã hội nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nói: “Qua buổi này cho thấy, chúng tôi phải học hỏi nhiều bên khoa học tự nhiên. Tôi nhận thấy, đặc biệt là với các bạn trẻ nghiên cứu về ngôn ngữ học, dân tộc học rất cần phải dựa trên di truyền học. Sự kết nối giữa tự nhiên và xã hội của chúng ta đang rất lỏng lẻo, nếu giờ kết hợp được với nhau thì sẽ làm sáng tỏ được những vấn đề đang gây tranh cãi”.

PGS Đinh Hồng Hải cho biết, nguồn gốc dân tộc là câu hỏi mà rất nhiều nhà khoa học lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn tìm kiếm nhưng chưa có câu trả lời tổng thể. Mỗi người chỉ có thể quan sát, nghiên cứu từ góc nhìn chuyên môn hẹp. GS Đinh Hồng Hải nói: “Ở Việt Nam chúng ta không thiếu người nghiên cứu, không thiếu người nghiên cứu tốt, nhưng mỗi người một mảng nên không khác gì mấy ông thầy bói mù sờ voi. Nếu chúng ta kết hợp lại thì chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề”.

Tin liên quan

Chúng ta không thể chọn được cha mẹ và nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tổ tiên ta cũng vậy. Di cư là hiện tượng phổ biến trong lịch sử từ xưa tới nay. Nếu người khôn ngoan không thiên di khỏi châu Phi, sẽ không có loài người hiện đại.

"Vào thời tiền sử, vùng đất gốc của tổ tiên chúng ta chưa là Trung Quốc ngày nay. Trong nghiên cứu nguồn gốc tộc người, việc lấy biên giới quốc gia hiện tại, dựa vào những tranh chấp này nọ để quy kết này khác là phản khoa học”, Tạ Đức chia sẻ.

Cuốn Nguồn gốc người Việt - người Mường. Sách dày 846 trang, khổ lớn [24 x 16cm], tham khảo gần 300 tài liệu chuyên ngành.

Cuốn sách nghiên cứu của Tạ Đức tựu thành từ phương pháp liên ngành, kết nối các tư liệu khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, nhân chủng học và di truyền học…, cách tiếp cận hệ thống - tổng thể: xem xét nguồn gốc người Việt - người Mường trong mối liên hệ với nguồn gốc của nhiều tộc người ở Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Á…, và dựa trên những thành tựu mới trong khoa học xã hội và nhân văn trong hơn 40 năm qua.

Sách đi vào được những vấn đề cụ thể như: nguồn gốc của văn hoá Đá mới Phùng Nguyên và văn hoá Đồng thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỷ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt [những nước được coi là của tổ tiên người Việt]…

Tôi thường nói, văn hóa của người Việt, là "văn hóa của lòng biết ơn". Và, người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Chúng ta đã khảo chứng theo hướng đi tìm sự xác tín, tính xác thực của lịch sử trên văn bản, trên khảo cổ, trên dấu tích chữ viết, trên gen, thiên văn... Nhưng đây đó, bản thân thực tại đời sống của con người vẫn như một dòng chảy liên tục và bất tận, vẫn cứ diễn ra thì chúng ta lại ít đề cập đến.

Hai chữ "tổ tiên" đã được hiểu như thế nào trên tiến trình đi tìm lịch sử của dân tộc?

Tổ tiên, là cách gọi khác của hai chữ "nguồn cội". Thờ tổ tiên chính là thờ nguồn cội mình. Người Việt, từ rất sớm, đã có ý thức đó để duy trì lịch sử giống nòi của mình. Chỉ có chúng ta, chỉ có con cháu bây giờ mới chưa bắt đầu tìm tòi sâu xa từ điều đó.

Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Trên dòng chảy đất nước này, nơi tộc người Việt của chúng ta, có thờ và giỗ cội nguồn tổ tiên của mình không? Và việc thờ, cúng giỗ có nâng lên thành quốc giỗ như vậy không?

Câu trả lời là có.

Khác chăng là ở đất nước này, người dân, đại bộ phận thì không còn đọc được chữ viết của cha ông, nên việc, đã từng diễn ra là bài bác, đốt phá và bôi nhọ lên chính cội nguồn, nghi ngờ về Thần Nông... nghi ngờ chính tổ tiên mình trở thành chuyện bình thường. Còn giới nghiên cứu thì không xem trọng cái nền "cội nguồn", cái nền "tổ tiên" vô cùng thiêng liêng và quý báu trong việc "thờ" như một minh chứng lịch sử bất di của dân tộc, của thời đại Hữu Hùng.

Trên đất nước này, nếu tước đi phần thờ, thờ tổ tiên [nguồn cội] trong gia đình và thờ tổ tiên [các anh hùng dân tộc] ở đền miếu, thì... đất nước này không còn linh hồn [văn hóa] Việt, lịch sử Việt.

Trở lại việc chúng tôi muốn đề cập trên ban thờ mỗi gia đình. Là người Việt, không có một người Việt nào không có ban thờ tổ tiên trong ngôi nhà của mình.

"Có thờ có thiêng", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "chim có tổ người có tông"... đó là những di ngôn của giống nòi Việt từ khởi thủy, truyền đi qua nhiều ngàn năm, con cháu vâng giữ thành nếp đạo của dân tộc.

Nếp đạo ấy đã thành tục lệ tế Thần Nông ở làng quê tôi mỗi vụ mùa lên xuống đồng vẫn còn.

Nếp đạo ấy thành hội làng giỗ Thành Hoàng làng ở khắp các tỉnh miền Bắc từ Lão Tử, Triệu Đà, Lưu Bang... vẫn đó.

Nếp đạo ấy, là Hiếu với tổ tiên, là "ly hương bất ly tổ", là cội nguồn dân tộc mà cháu con nhờ "thờ và giổ" mà không quên cho đến nay.

Tôi ngạc nhiên là, khi khắp nơi nơi, ở những ngôi nhà miền Trung đều thờ Tran ở hai đầu hồi, họ gọi là Tran Ông Tran Bà. Chính vì cách gọi rất Việt nhưng rất ư bình dị này mà người ta đã bỏ dần, bỏ đi nhiều việc thờ Tran Ông Tran Bà này ở nhân gian của từng gia đình người Việt hiện giờ.

Tran Ông là thờ ai? Tran Bà là thờ ai?

Ở miền Bắc, việc thờ ở gia đình gọi là "ngũ tự gia đường", là thờ ai ở đó?

Tổ nghề, Tổ Bách Nghệ là ai? Tổ Chủ Bách Cốc là ai? Và "họ" là ai mà được người Việt ta thờ cúng nhiều đời lưu truyền trong nhà?

Trên tran Tiên Sư, nhà nhà người dân quê tôi, xưa, ông bà đặt ba bát hương ở đó.

Một bát, thờ: "Tam Giáo Thánh Hiền Lịch Đại Tiên Sư".

Bát thứ hai, thờ: "Bách Công Kỹ Nghệ Tổ Sư Tôn Thần".

Bát thứ ba, chung cho: "Đông Trù Tư Mạnh Táo Quân" và "Thổ Công Ngũ Phương Ngũ Vị Tôn Thần".

Tran Tiên Sư phải đặt thờ bên đầu hồi phía tay phải, mặt trông hướng ra theo hướng nhà. Và, phải đặt cao hơn ban gia tiên.

Tôi từ nhỏ, cứ không hiểu, sao đã có ban tổ tiên thờ uy nghi giữa nhà, còn thờ thêm cái Tran làm gì? Thuở thầy tôi còn, Người cũng không giải đáp làm tôi thỏa mãn.

Sau này, ra miền Bắc, thấy nhà nào cũng thờ ban thờ trang nghiêm giữa nhà, nhưng, cái làm tôi thắc mắc, không có câu trả lời, sao lại thờ chung thần linh lên ban gia tiên?

Vì, như hồi ấy tôi hiểu, quê tôi "không thờ thần linh", trên ban gia tiên, sao ngoài này lại thờ chung trên ban gia tiên? Đi sâu tìm hiểu, đi thực tế đến các gia đình, tìm hỏi các nơi còn lưu giữ sự cổ kính truyền thống thờ nhiều đời nơi gia đình, hỏi các thầy cúng... mới vỡ lẽ.

Con đường, mỗi ngày được khơi nguồn sáng từ tổ tiên để chúng tôi hiểu ra ngọn nguồn tổ tiên mình, ngọn nguồn dân tộc mình.

Tôi thường nói, văn hóa của người Việt, là "văn hóa của lòng biết ơn". Và, người Việt, đi qua nhiều ngàn năm, đã có cách để xây dựng lòng biết ơn riêng cho dân tộc mình.

Thật vậy.

Chúng ta chỉ thực sự bị đánh mất giá trị văn hóa của lòng biết ơn gần đây thôi.

"Bách Công Kỹ Nghệ Tổ Sư" là ai? Mà người dân quê tôi thờ trong nhà bao đời truyền nhau như vậy?

Ở Hà Nội, nơi khu phố cổ Hàng Bạc, người xưa đã dựng một ngôi đền thờ Tổ Nghề. Đó là ngôi đình Kim Ngân, có số là 42, phố Hàng Bạc. Người dân làng nghề, từ làng Châu Khê, lên đây lập phố, lập phường làm nghề và lập ra ngôi đình này.

Tôi ngạc nhiên khi thấy nơi đây, dựng đình thờ ông tổ nghề chạm bạc Cụ Lưu Xuân Tín, họ không quên thờ Tổ Bách Nghệ cao nhất. Vậy, " Bách Công Kỹ Nghệ Tổ Sư Tôn Thần" được thờ trong mỗi nhà người Việt, và đức "Bách Nghệ Tổ Sư" ở Đình Kim Ngân là ai? Là một hay là hai với vị thần được thờ ở Tran Tiên Sư?

Từ những gợi mở này, mong rằng chúng ta sẽ lưu tâm hơn và hiểu về Đạo thờ Tổ Tiên của người Việt đúng với tầm vóc một đi sản lớn vô cùng quý giá nhất của dân tộc.

Thượng toạ Thích Tâm Hiệp

Video liên quan

Chủ Đề