Tiêu chí phụ của các trường đại học 2022

Vừa qua, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội đã xuất hiện trường hợp 67 thí sinh tuy đạt điểm chuẩn Đại Học, song không trúng tuyển vì không đáp ứng tiêu chí phụ.

Do dịch COVID-19, nhiều thí sinh được đặc cách tốt nghiệp, không tham gia kỳ thi THPT 2021. Các trường đại học được yêu cầu bổ sung phương án tuyển sinh cho nhóm đối tượng...

Ngày 26/9, PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết những em này không đạt điểm trung bình 6 kỳ học bậc THPT của các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 7 trở lên.

Những năm gần đây, bên cạnh yêu cầu về điểm chuẩn, trường đặt ra tiêu chí về điểm học bạ, công bố trong đề án tuyển sinh, website và fanpage. Tuy nhiên, nhiều thí sinh không chú ý đến điều kiện này, vẫn đăng ký xét tuyển. Đến khi đạt điểm chuẩn, làm thủ tục xác nhận nhập học và trải qua khâu hậu kiểm của trường, các em mới biết không đủ điều kiện.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã gửi công văn, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh kết quả trúng tuyển cho 67 thí sinh trong thời gian xét tuyển đợt 1, đồng thời liên hệ với đại học mà các em trúng tuyển ở nguyện vọng tiếp theo để tạo điều kiện nhập học.

Năm 2020, khoảng 30 thí sinh nộp nguyện vọng vào Đại học Bách khoa Hà Nội cũng rơi vào trường hợp này. Rút kinh nghiệm nhiều em học 2-3 buổi mới nhận thông báo không đủ điều kiện trúng tuyển, năm nay Đại học Bách khoa Hà Nội đã hậu kiểm sớm, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Ông Kiên nhấn mạnh, các em khi nộp nguyện vọng vào trường cần đọc kỹ yêu cầu, tiêu chí phụ, tránh xảy ra trường hợp tương tự.

Một số thí sinh không trúng tuyển Đại Học do không thoả tiêu chí phụ

Điểm chuẩn năm 2021 của Đại học Bách khoa Hà Nội dao động 23,25-28,43, cao nhất là ngành Khoa học máy tính [IT1]. Ngành Quản trị kinh doanh chương trình liên kết với Đại học Troy [Mỹ] lấy thấp nhất.

Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 7.400 sinh viên cho 59 chương trình đào tạo. Ban đầu, trường dự kiến xét tuyển bằng ba phương thức gồm xét tuyển tài năng, xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và dựa vào kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức. Tuy nhiên, do Covid-19, trường phải hủy kỳ thi kiểm tra tư duy, dành toàn bộ chỉ tiêu của phương thức này cho xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

> Điểm chuẩn Đại học năm 2021 tăng bất ngờ, Bộ GD&ĐT nói gì?

> TS Lê Viết Khuyến nhận xét về những thay đổi trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Theo VnExpress

TAGS: tuyển sinh 2021 thi THPT 2021 điểm chuẩn đại học

Ngày 17/9, thông tin từ Cục Đào tạo, Bộ Công an cho biết, một số mức điểm xét tuyển vào các trường CAND sẽ có thêm “tiêu chí phụ”. Việc xây dựng thêm tiêu chí phụ để đảm bảo khi nhiều thí sinh cùng 1 mức điểm xét tuyển [điểm chuẩn], nếu lấy hết số thí sinh đó thì sẽ vượt chỉ tiêu, nên phải áp dụng thêm tiêu chí phụ để xét tuyển. Những thí sinh trên mức điểm xét tuyển, sẽ không phải áp dụng tiêu chí phụ.

Việc xây dựng thêm tiêu chí phụ, theo Cục Đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trường CAND trong xét tuyển, đồng thời đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho thí sinh.

Tiêu chí phụ áp dụng một số điểm như sau:

1. Học viện An ninh nhân dân

- Địa bàn 2 đối với nam tổ hợp D01: 26.49 điểm, tiêu chí phụ: điểm xét tuyển theo công thức tính của Bộ Công an không tính điểm ưu tiên là 26.49.

- Địa bàn 2 đối với nam tổ hợp A01: 26.73 điểm, môn Toán đạt 9.2 điểm.

2. Học viện Cảnh sát nhân dân

- Địa bàn 2 đối với nam tổ hợp A00: 26.33 điểm, tiêu chí phụ: điểm xét tuyển theo công thức tính của Bộ Công an không tính điểm ưu tiên là 26.08 điểm.

3. Học viện Chính trị CAND

- Phía Nam, đối với nam tổ hợp C00: 27.19 điểm, môn ngữ văn đạt 7.5 điểm.

4. Trường Đại học An ninh nhân dân

- Địa bàn 6: đối với nam tổ hợp C03: 24.38 điểm, tiêu chí phụ: điểm xét tuyển theo công thức tính của Bộ Công an không tính điểm ưu tiên là 24.38 điểm.

5. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân

- Địa bàn 5 đối với nam tổ hợp A00: 25.63 điểm, trung bình cộng điểm tổng kết 3 năm học trung học phổ thông đạt 8.77 điểm.

6. Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND

- Phía Bắc: đối với nam tổ hợp A01: 25.66 điểm, tiêu chí phụ: điểm xét tuyển theo công thức tính của Bộ Công an không tính điểm ưu tiên là 25.66.

Thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Ngay sau khi Báo CAND đăng thông tin điểm chuẩn vào các trường CAND, nhiều phụ huynh, học sinh đã hỏi về các phương thức tuyển sinh được Bộ Công an áp dụng trong năm nay, về cách tính điểm xét tuyển, cách tính tiêu chí phụ. Giải đáp những câu hỏi này, Cục Đào tạo cho biết, năm 2021, Bộ Công an tuyển sinh hệ đại học chính quy theo 3 phương thức:

- Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT. Áp dụng đối với tất cả các trường CAND.

- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế [chứng chỉ IELTS Academic hoặc chứng chỉ TOEFL iBT hoặc chứng chỉ HSK] với kết quả học tập THPT. Áp dụng đối với Học viện Quốc tế, Học viện Chính trị CAND, ngành Nghiệp vụ An ninh, Nghiệp vụ Cảnh sát]

- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp [A00, A01, B00, C00, C03, D01, D04] kết hợp với kết quả học tập THPT. Áp dụng đối với tất cả các trường CAND.

Thí sinh trúng tuyển vào các trường CAND phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản chính về đơn vị Công an nơi thí sinh sơ tuyển.

Về điểm xét tuyển [ĐXT], theo Cục Đào tạo, ĐXT là tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường CAND và điểm trung bình cộng kết quả học tập 3 năm THPT lớp 10, 11, 12 được quy về thang điểm 30 làm tròn đến 2 chữ số thập phân cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, điểm thưởng theo quy định của Bộ Công an. Công thức tính như sau:

ĐXT = [[M1+M2+M3]+[L10+L11+L12]/3]x3/4+KV+ĐT+ĐTh, trong đó:

+ ĐXT: điểm xét tuyển

+ M1, M2, M3: điểm 03 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển vào trường CAND

+ L10, L11, L12: điểm tổng kết 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12

+ KV: điểm ưu tiên khu vực theo quy chế của Bộ GD&ĐT

+ ĐT: điểm ưu tiên đối tượng theo quy chế của Bộ GD&ĐT

+ ĐTh: điểm thưởng cho thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia theo quy định của BCA.

Trong trường hợp số lượng thí sinh cùng một mức điểm xét tuyển, nếu lấy hết sẽ vượt chỉ tiêu phân bổ thì xét trúng tuyển theo thứ tự như sau:

+ Thứ nhất, xét thí sinh có tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường CAND và điểm trung bình cộng kết quả học tập 3 năm THPT lớp 10, 11, 12 được quy về thang điểm 30 làm tròn đến 2 chữ số thập phân, lấy từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu;

+ Thứ hai, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì xét thí sinh có điểm môn Toán học cao hơn đối với thí sinh dự tuyển tổ hợp Toán học + Vật lý + Hóa học, Toán học + Vật lý + Tiếng Anh; xét thí sinh có điểm môn Ngữ văn cao hơn đối với thí sinh dự tuyển tổ hợp Toán học + Ngữ văn + Lịch sử; Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý; xét thí sinh có điểm môn Tiếng Anh cao hơn đối với thí sinh dự tuyển tổ hợp Toán học + Ngữ văn + Tiếng Anh; xét thí sinh có điểm môn Tiếng Trung Quốc cao hơn đối với thí sinh dự tuyển tổ hợp Toán học + Ngữ văn + Tiếng Trung Quốc; xét thí sinh có điểm môn Sinh học cao hơn đối với thí sinh dự tuyển tổ hợp Toán học + Hóa học + Sinh học lấy từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu;

+ Thứ ba, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì xét thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập 3 năm THPT lớp 10, 11, 12 từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu.

Để không mất cơ hội, các thí sinh cần nghiên cứu kỹ các tiêu chí phụ trong tuyển sinh 2021.

Mất cơ hội vì tiêu chí phụ

Năm 2020, một số thí sinh đã trúng tuyển vào trường Đại học Dược Hà Nội hay trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phải ngậm ngùi rút hồ sơ chuyển nguyện vọng sang trường khác học vì không đảm bảo điều kiện cần mà trường yêu cầu. Đó là điều kiện về kết quả học bạ trong thời gian học THPT đối với những môn trong tổ hợp xét tuyển.

Năm nay, trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức xét tuyển theo 3 phương thức:

Xét tuyển thẳng theo quy định về tuyển thẳng ưu tiên xét tuyển của trường. Trong đó, tuyển thẳng các đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT; cộng điểm khuyến khích cho các đối tượng có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với mức điểm từ 0,25 đến 1,75 tùy theo điểm thí sinh đạt được theo quy đổi của trường; những thí sinh đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường [Tổ hợp A00, Toán, Lý, Hóa] và đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi cấp quốc gia được cộng từ 0,25 đến 1 điểm.

Phương thức 2 bao gồm hai hình thức: xét tuyển thẳng đối với các trường hợp có chứng chỉ SAT hoặc ACT. Tuy nhiên có điều kiện đi kèm về kết quả học THPT phải đạt học lực giỏi 3 năm và mỗi môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt không dưới 8,0.

Hình thức thứ hai là xét tuyển đối với học sinh giỏi các lớp chuyên của trường THPT năng khiếu, chuyên trên toàn quốc. Thí sinh phải đạt học lực giỏi 3 năm liền và các môn trong tổ hợp xét tuyển đạt không dưới 8,0.

Phương thức 3 là xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với những thí sinh tham gia phương thức này cần lưu ý phải có kết quả học tập THPT từng năm học của mỗi môn thuộc tổ hợp xét tuyển không dưới 7,0.

Năm nay, trường tuyển 2 ngành là Dược học với 700 chỉ tiêu, trong đó 450 chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, 250 chỉ tiêu dành cho 2 phương thức còn lại. Ngành Hóa dược tuyển 60 chỉ tiêu, với 40 chỉ tiêu dành cho xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, các phương thức khác là 20 chỉ tiêu.

Để tránh những cái "chết" được báo trước, trường đưa ra một số lưu ý đối với thí sinh.

Đối với các thí sinh xét tuyển theo phương thức 2 và 3: ngoài thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh bắt buộc đăng ký trực tuyến qua website của trường ĐH Dược Hà Nội từ ngày 1/6 đến 30/6 trên website của trường.

Thí sinh không thực hiện đăng ký trực tuyến qua website của trường sẽ không được xét tuyển vào trường Đại học Dược Hà Nội [bao gồm các thí sinh thay đổi nguyện vọng sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021].

Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi. Nhà trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi so với hồ sơ gốc hoặc không đạt điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển [mục 5, phần Các thông tin của năm tuyển sinh].

Chú ý những đặc thù

Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội quay lại tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực [ĐGNL] với những điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện tại.

Tuy nhiên, trong các trường thành viên, tiêu chuẩn, tiêu chí xét tuyển lại khác nhau. Trường Đại học Y dược tuy là trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng không lấy kết quả kỳ thi ĐGNL để xét tuyển.

Năm 2021, trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng 3 phương thức tuyển: dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021; xét tuyển thẳng đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội; xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5,5 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.

Trong khi đó, trường Đại học Ngoại ngữ lại chọn lấy kết quả kỳ thi ĐGNL là một trong 3 phương thức tuyển sinh dù năm nay, môn ngoại ngữ không được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi như những kỳ thi ĐGNL trước đây.

Với phương thức xét tuyển này, trường Đại học Ngoại ngữ chỉ lấy điều kiện cần là học lực 5 kỳ học THPT của thí sinh đối với môn ngoại ngữ đạt từ 7.0 trở lên. Còn điểm trúng tuyển sẽ dựa theo độ dốc kết quả thi ĐGNL cho đến hết 20% chỉ tiêu đã được thông báo.

Lý giải điều này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay do yêu cầu đào tạo đặc thù, Trường ĐH Y dược Hà Nội cần dựa vào kết quả thi môn sinh và môn hóa của thí sinh.

Trong khi đó, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức thi 2 môn này mà chỉ có bài thi khoa học, trong đó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên, cả khoa học xã hội. Nếu sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, trường lại phải tổ chức thi thêm các môn hóa, sinh, thì lại gây phiền phức cho thí sinh.

Còn với trường Đại học Ngoại ngữ, nhà trường cho rằng với mỗi phương thức xét tuyển nhà trường có một yêu cầu đặt ra để tuyển được những sinh viên phù hợp. Ví dụ như phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL, nhà trường yêu cầu năng lực tư duy của thí sinh bên cạnh đó cũng cần năng lực ngoại ngữ phù hợp.

Năm nay, lần đầu tiên trường Đại học Sư phạm TP. HCM có tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để xét tuyển kết hợp.

Trường tuyển sinh theo 3 phương thức chính:

Phương thức 1 là xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Phương thức 2 là xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT [6 học kỳ] áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021.

Phương thức 3 là xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT [sử dụng điểm 6 học kỳ] kết hợp kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường Đại học Sư phạm TP. HCM tổ chức.

Phương thức này chỉ áp dụng với các ngành gồm: sư phạm toán học, sư phạm tin học, công nghệ thông tin, sư phạm vật lý, sư phạm hóa học, hóa học, sư phạm sinh học, sư phạm ngữ văn, văn học, Việt Nam học, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Pháp, ngôn Ngữ Nga, ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc. Phương thức này xét cho tối đa 20% chỉ tiêu các ngành.

Theo PGS. TS Đỗ Văn Dũng, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, thí sinh cần đọc thật kỹ đề án tuyển sinh của các trường. Qua những lần về các địa phương tư vấn, PGS. Dũng nhận thấy thí sinh đọc chưa kỹ đề án tuyển sinh.

Điều này sẽ bất lợi cho thí sinh khi xét tuyển. Vì ngoài các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, một nội dung khác thí sinh cần quan tâm đó là học phí của các trường cũng được đưa ra trong đề án. Nhiệm vụ của thí sinh không chỉ xem xét lựa chọn cơ hội trúng tuyển mà còn phải cân nhắc học phí phù hợp với điều kiện của mình.

Video liên quan

Chủ Đề