Tiêu chảy mạn là gì

  • 18:00 04/03/2022
  • Xếp hạng 4.95/5 với 20275 phiếu bầu

Tiêu chảy mãn tính tuy không phổ biến nhưng gây ra khá nhiều nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm cho người mắc phải. Hiểu rõ bệnh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng tiêu chảy mãn tính và những hậu quả gây nên.

Tiêu chảy mãn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày và tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần. Bệnh không phổ biến, chỉ một số ít người mắc phải tuy nhiên hậu quả bệnh gây ra khá nguy hiểm.

Tiêu chảy mạn tính cũng có thể là do nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Có vô vàn các nguyên nhân gây tiêu chảy như do ăn uống, dị ứng, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc...Đối với tiêu chảy mãn tính các nguyên nhân gây bệnh có thể được nói đến như:


  • Các hội chứng kém hấp thu: Sụt cân, viêm dạ dày, bệnh Crohn, hội chứng ruột ngắn, tắc bạch mạch, viêm tụy mạn tính, ung thư biểu mô tụy, phát triển vi khuẩn quá nhanh như rối loạn tính di động, lỗ rò, túi thừa ruột non...
  • Các rối loạn tính di động do đầu mối bệnh là bệnh toàn thân hoặc sau phẫu thuật bụng, các rối loạn toàn thân như xơ cứng, đái tháo đường, cường giáp, hội chứng ruột kích thích...
  • Các bệnh mãn tính như ký sinh vật, vi khuẩn, nguyên sinh động vật...
  • Tiêu chảy thẩm thấu do các thuốc, các kháng acid...; tiêu chảy giả tạo...
  • Tiêu chảy bài tiết do thuốc, kém hấp thu muối mật, u tuyến có lông nhung...
  • Các bệnh viêm như viêm loét ruột kết, bệnh crohn, viêm ruột kết vi thể, viêm ruột non do chiếu xạ, ung thư lympho, ung thư tuyến...

Điều trị tiêu chảy mãn tính cần đúng nguyên tắc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất

Để điều trị tiêu chảy mãn tính hiệu quả, dứt điểm người bệnh cần phải giải quyết 3 vấn đề sau:

  • Điều trị triệu chứng, giảm số lần đi ngoài, điều trị đau bụng, nôn, buồn nôn nếu có.
  • Điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy, ở mối nguyên nhân, bác sĩ điều trị sẽ có định hướng, phác đồ điều trị phù hợp.
  • Phòng ngừa tái phát và biến chứng nếu có.

Theo đó, người bệnh cần giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy bằng cách:

  • Hạn chế tối đa rượu, bia, các chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng đường sữa, các chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Nếu tiêu chảy do nguyên nhân do dị ứng gluten trong bột mì hay lactose trong sữa... người bệnh cần tránh sử dụng các chế phẩm có các chất này.
  • Nếu tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid, thuốc có chứa magie, ... cần được bác sĩ khám và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp kịp thời.
  • Điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài như cường giáp, đái tháo đường.

Người bệnh tiêu chảy mãn tính cần được phòng ngừa và điều trị biến chứng nếu có bằng cách bù nước và điện giải thích hợp. Nếu bệnh nhân chưa có biêu rhienej mất nước hoặc mới mất nước ở độ nhẹ, người bệnh có thể bù nước tại nhà bằng uống nước, dung dịch oresol được pha đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Bù dịch sau mỗi lần đi ngoài và theo nhu cầu của người bệnh.

Riêng đối với trẻ nhỏ thì cần lượng dịch bù như sau: 50 ml sau mỗi lần đi ngoài đối với trẻ dưới 2 tuổi, 100-200ml với trẻ 2-10 tuổi. Trẻ lớn uống theo nhu cầu. Trong trường hợp người bệnh tiêu chảy mãn tính có biểu hiện mất nước nặng hoặc nguy kịch cần được điều trị theo dõi tại bệnh viện. Khi đó bác sĩ chỉ định bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch.

Người bệnh có thể được điều trị các biến chứng như điều trị tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu theo phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Ngoài ra người bệnh tiêu chảy mãn tính cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh như chế độ ăn uống cần mềm lỏng, dễ tiêu, không kiêng khem quá mức, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt người bệnh không được tự ý mua, sử dụng kháng sinh điều trị tùy tiện. Một số biện pháp dân gian cũng có thể điều trị tiêu chảy nhưng không có hiệu quả triệt để. Để điều trị dứt điểm, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện khám, phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị đúng đắn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

ỈA CHẢY MẠN TÍNH [Chứng Tiết Tả]

ỈA CHẢY MẠN TÍNH [Chứng Tiết Tả]

I. ĐẠI CƯƠNG:

Tiêu chảy mô tả phân lỏng xảy ra thường xuyên hơn hơn bình thường. Tiêu chảy là một cái gì đó trải nghiệm của tất cả mọi người. Tiêu chảy thường có nghĩa là đi thường xuyên hơn vào nhà vệ sinh và một khối lượng phân lớn hơn.

Trong hầu hết trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng tiêu chảy thông thường một vài ngày. Nhưng đôi khi tiêu chảy có thể hàng tuần. Trong những tình huống này, tiêu chảy có thể là một dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, hoặc tình trạng một ít nghiêm trọng, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy có thể gây ra mất một lượng đáng kể của nước và muối. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy khỏi mà không cần điều trị. Nhưng gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên mất nước hoặc nếu có máu trong phân

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Thể tỳ vị hư:

- Triệu chứng: phân nát, sống phân, ăn ít, người mệt, sắc mặt vàng nhợt, chất lưỡi nhợt, mạch nhu hoãn.

- Pháp chữa: bổ tỳ kiện vị.

- Phương: Sâm linh bạch truật tán.

Đẳng sâm 12g

Y dĩ sao 12g

Bạch biển đậu 12g

Trần bì 06g

Bạchtruật 12g

Liên nhục 12g

Cam thảo 06g.

Cát cánh 06g

2. Thể dương hư hay mệnh môn hỏa suy:hay gặp người già ỉa chảy mạn, những người dương hư...

- Triệu chứng: hay đi ỉa vào buổi sáng sớm, sôi bụng, đau bụng ở hạ vị, sống phân, bụng lạnh trướng, ăn kém, chậm tiêu, tay chân lạnh, mạch trầm tế, nhược..

- Pháp: Ồn bổ tỳ thận dương.

- Phương: phụ tử lý trung thang phối họp tứ thần thang.

Phụ tử chê 08g

Phá cố chỉ 12g

Đẳng sâm 12g

Ngô thù du 04g

Bạchtruật 12g

Nhục đậu khấu 06g

Can khương 06g

Ngũ vị tử 06g

Cam thảo sao 06g.

3. Thể can tỳ bất hòa:gặp ở người ỉa chảy do tinh thần.

- Triệu chứng: mỗi khi giận dữ, suy nghĩ, bị kích động sẽ bị ỉa chảy hoặc ỉa chảy nhiều hơn, đầy bụng, đau bụng, sôi bụng,ngực sườn đầy tức, ợ chua, ăn kém, mạch huyền.

- Pháp chữa: điều hòa can tỳ.

- Phương: Thống tảyếu phương họp tứ nghịch tán giagiảm.

Phòng phong 08g

Sài hồ 12g

Bạch thược 12g

Trần bì 06g

Bạchtruậtl2g

Chỉ xác 06g

Cam thảo 06g.

Nếu ỉa chảy kéo dài thêm ô mai 08g, mộc qua 12g, đầy bụng thêm mộc hương 06g, hương phụ 06g

Tiêu chảy mạn tính không phải là bệnh lý phổ biến thường gặp như tiêu chảy cấp. Tuy nhiên bệnh lại dai dẳng và khó điều trị hơn. Cách trị tiêu chảy mạn tính như thế nào sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Tiêu chảy mạn tính là gì?

Tiêu chảy mạn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày kéo dài hơn 4 tuần. Bệnh gặp ở 1-4% dân số và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến các nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính như do ăn uống, dị ứng, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc…

Tiêu chảy mạn tính có nguy hiểm không? [Ảnh internet]

Tiêu chảy mạn tính có nguy hiểm không? Tiêu chảy mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng bệnh dai dẳng có thể dẫn những hậu quả nặng nề cho người mắc. Như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, suy kiệt. Không những thế còn ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt thường ngày và làm việc của người bệnh.

2. Cách trị tiêu chảy mạn tính 

Chữa tiêu chảy mạn tính [Ảnh internet]

2.1. Nguyên tắc trong cách trị tiêu chảy mạn tính

Mục tiêu chữa tiêu chảy mạn tính giải quyết 3 vấn đề sau:

– Điều trị triệu chứng tiêu chảy nhằm giảm số lần đi ngoài, điều trị đau bụng, nôn… nếu có

– Điều trị nguyên nhân tiêu chảy: Tùy thuộc vào nguyên nhân tiêu chảy mà có các phác đồ điều trị thích hợp đi kèm.

– Phòng ngừa và điều trị biến chứng nếu có

2.2. Thuốc trị tiêu chảy mạn tính

– Điều trị triệu chứng

Thuốc chống tiêu chảy là một cách trị tiêu chảy nhanh chóng. Đặc biệt là các trường hợp tiêu chảy nhiều nguy cơ mất nước lớn. Một số thuốc chống tiêu chảy như:

  • Diosmectit: Diosmectit là silicat nhôm và magiê tự nhiên. Chúng tương tác với glycoprotein của niêm dịch bao phủ đường tiêu hóa, tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ xâm hại. Liều lượng: Smecta gói, ngày uống 1-3 gói chia 2-3 lần/ngày.
  • Bismuth [Pepto-Bismol]: Đây là một thuốc kháng axit và có tác dụng chống viêm. Thành phần hoạt tính bismuth subsalicylate bao bọc các mô bị kích thích ở dạ dày và ruột. Điều này giúp giảm viêm và giảm kích ứng.
  • Loperamide: Loperamide là một thuốc cầm ỉa chữa triệu chứng trong một số tiêu chảy cấp tính và mạn tính. Ðây là một dạng opiat tổng hợp. Ở liều bình thường rất ít tác dụng lên thần kinh trung ương. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, do đó giảm số lần đi ngoài. Liều dùng 4-8 mg/ngày. Tuy nhiên không nên sử dụng thường quy, không dùng cho trẻ em và một số đối tượng có chống chỉ định khác. Thuốc gây suy hô hấp hoặc tác động xấu lên hệ thần kinh trung ương nếu quá liều.
  • Racecadotril: Thuốc ức chế enzyme enkephalinase qua đó làm giảm tiết dịch và chất điện giải vào ruột. Kết quả giảm số lần đi ngoài phân lỏng, giảm số lượng phân, cầm tiêu chảy. Liều dùng 100-300 mg/ngày.
  • Thuốc có chứa codeine: Codein có thể ngăn ngừa số lần tiêu chảy. Tuy nhiên tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, khô miệng và táo bón, dùng kéo dài có thế gây nghiện. Vì vậy chỉ được kê toa sử dụng ngắn hạn cho các trường hợp tiêu chảy nặng.

– Điều trị nguyên nhân

+ Loại bỏ các nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy kéo dài như:
  • Bỏ rượu hoặc hạn chế rượu. Tránh sử dụng thức uống có caffein
  • Hạn chế sử dụng đường sữa hoặc chất tạo ngọt nhân tạo
  • Nếu tiêu chảy do dị ứng như dị ứng gluten trong bột mì, hay dị ứng lactose trong sữa… cần tránh sử dụng các chế phẩm có chúng. Liệu pháp miễn dịch hoặc giải mẫn cảm có thể được sử dụng để điều trị nguyên nhân dị ứng.
  • Nếu tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc. Như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid, thuốc có chứa magiê, NSAID [như aspirin và ibuprofen]. Trường hợp tiêu chạy nhẹ có thế tiếp tục dùng thuốc kết hợp điều trị triệu chứng tiêu chảy cũng như đề phòng mất nước. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng kéo dài ảnh hưởng tới thể chất cũng như sinh hoạt của bệnh nhân, cần thông báo với bác sỹ để ngừng thuốc hoặc đổi thuốc khác.
  • Điều trị các bệnh lý khác là nguyên nhân của tiêu chảy kéo dài như cường giáp, đái tháo đường…
+ Chỉ định dùng kháng sinh:
  • Kháng sinh được sử dụng để điều trị tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm trùng gây ra.
  • Không được sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Dùng kháng sinh theo kê toa của bác sỹ.
  • Chỉ định trong các tình huống cụ thể như tiêu chảy do lỵ amip, lỵ trực khuẩn, tả, hoặc Ecoli.
+ Trường hợp tiêu chảy do viêm đại tràng hoặc bệnh lý Crohn

Trường hợp tiêu chảy do viêm đại tràng hoặc bệnh lý Crohn cần có phác đồ điều trị thích hợp. Corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng cho bệnh nhân.

  • Nếu bệnh nhân chưa có biểu hiện mất nước hoặc mất nước mức độ nhẹ, có thể bù nước qua đường uống tại nhà bằng các dung dịch sẵn có. Như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo, nước hoa quả, nước gạo rang… Hoặc tốt nhất bù dịch và điện giải bằng dung dịch oresol được pha đúng liều lượng theo đúng hướng dẫn. Bù dịch sau mỗi lần đi ngoài và theo nhu cầu của người bệnh. Đối với trẻ nhỏ hơn thì cần lượng dịch bù như sau: 50 ml sau mỗi lần đi ngoài đối với trẻ dưới 2 tuổi, 100-200ml với trẻ 2-10 tuổi. Trẻ lớn uống theo nhu cầu.
  • Trường hợp người bệnh có biểu hiện mất nước nặng hoặc nguy kịch cần được theo dõi và điều trị tại viện. Khi đó bù dịch bằng truyền qua đường tĩnh mạch dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

+ Điều trị biến chứng khác nếu có như điều trị tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu… theo phác đồ.

– Một vài lưu ý khác trong chữa tiêu chảy mạn tính

  • Chế độ ăn cho người bệnh tiêu chảy mạn tính cần lưu ý mềm lỏng dễ tiêu. Không kiêng kem quá mức. Chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất khi tình trạng bệnh đỡ.
  • Không tự ý mua và sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện. Bởi vì có thể không mang lại hiệu quả mà còn gây nên tình trạng kháng kháng sinh.
  • Một số biện pháp dân gian có thể được người bệnh áp dụng giúp cải thiện vấn đề tiêu chảy. Tuy nhiên nếu bệnh cảnh nặng và kéo dài, cần tới bệnh viện khám để phát hiện nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

BS Huyền Hương

[Visited 2.575 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề