Tiếp xúc bao lâu thì là f1

Hiện nay thành phố đã phát hiện 4 trường hợp nhiễm mới với Covid – 19. Để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các biện pháp phòng dịch đã được triển khai trong đó quan trọng nhất là việc khẩn trương truy vết tiếp xúc, xét nghiệm nhanh các trường hợp tiếp xúc gần. Hiện nay tâm lý hoang mang dẫn đến những phản ưng chưa phù hợp cũng đã xuất hiện. Trong cuộc chiến với COVID-19, bình tĩnh để xử trí đúng chính là chìa khóa của thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Tiếp xúc gần (F1) là gì?

Bằng chứng hiện nay cho thấy COVID-19 lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi), gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh). Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.

Do đó Bộ Y tế đã quy định tiếp xúc gần F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ... Nếu là người lành mang trùng (người không có bất cứ triệu chứng gì) thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tiếp xúc của tiếp xúc gần (F2) là gì?

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Vì sao F2 được chỉ định cách ly tại nhà?

Khả năng nhiễm bệnh của F2 phụ thuộc rất lớn vào kết quả xét nghiệm của F1. Nếu F1 âm tính thì F2 sẽ được giải tỏa vì thời điểm F2 tiếp xúc gần với F1, F1 không có khả năng lây bệnh. Nếu F1 dương thì F2 sẽ trở thành F1 và tiến hành các biện pháp phòng bệnh dành cho F1. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của F1, để hạn chế khả năng có thể lây bệnh cho cộng đồng nên F2 cần thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà.

Các tiếp xúc xa hoặc tiếp xúc không rõ ràng là gì?

Khác với F1 được xác định rõ về tiếp xúc gần, các trường hợp này có sự tiếp xúc không rõ ràng về thời gian hoặc khoảng cách khi tiếp xúc bệnh nhân COVID – 19 ví dụ sống cùng trong một tầng nhà hay cùng 1 khu phố, đến cùng nơi mà bệnh nhân từng tới. Do COVID – 19 lây lan qua gián tiếp các vật dụng nên các trường hợp được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm nhưng không cao. Do đó để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan, Thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát mở rộng cho những trường hợp này. Với trường hợp tiếp xúc không rõ ràng thì Ngành tế đánh giá nguy cơ của từng trường hợp để có những khuyến cáo phòng dịch phù hợp. Ví dụ nếu tiếp xúc trong một không gian mở sẽ có nguy cơ thấp hơn không gian kín. Do đó người từng đến phòng tập gym sẽ có nguy cơ cao hơn người đi ăn tại cùng một quán ăn có thông khí tốt.

Vì sao lấy mẫu xét nghiệm các trường học?

Thành phố chỉ đạo lấy mẫu mở rộng các học sinh, sinh viên tại các trường học có liên quan đến bệnh nhân Covid – 19. Điều này không có nghĩa là đã có sự lây lan trong trường học mà đây là xét nghiệm giám sát mở rộng để đánh giá nguy cơ.

Các F3, F4 và các F… và những phản ứng chưa phù hợp

Trong quy định của Bộ Y tế hiện nay về truy vết, xứ trí tiếp xúc chỉ dừng ở F1, F2. Một số trường hợp đang tự xếp mình là các F3, F4, F5 và F… là không phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Điều nay cho thấy chúng ta đang hoang mang về đánh giá nguy cơ của mình dẫn đến cách xử trí chưa phù hợp trong giai đoạn có sự lây nhiễm COVID – 19 trong cộng đồng.

Ngành Y tế tập trung điều tra xử lý chính các trường hợp F1, F2 là vì chúng ta cần tập trung đến nhóm này. Xử lý tốt nhóm này là chúng ta cơ bản kiểm soát được chuỗi lây truyền. Khi thực hiện truy vết nhanh, xét nghiệm khẩn các F1 thì sẽ phát hiện sớm các trường hợp dương tính. Khi đó Ngành Y tế sẽ truy vết, khoanh vùng tiếp để cắt đứt nguồn lây. Nếu F1 âm tính thì đóng lại trường hợp này để tập trung cho hoạt động khác. Do đó việc quan trọng của người dân Thành phố là cùng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thực hiện thành một nếp sống mới thay vì hoang mang tự đánh giá mình là các loại F3,F4… rồi có những phản ứng chưa phù hợp.

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu, chúng ta cần làm gì?

Phòng chống Covid – 19 trong tình hình mới quan trọng là chúng ta luôn phải cảnh giác cao độ, tránh tâm lý chủ quan nhưng cũng không nên hoang mang để có những phản ứng quá mức, chưa phù hợp. Cả nước đang thực hiện theo phương châm trạng thái bình thường mới để đạt mục tiêu kép. Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là bình tĩnh, hợp tác, xứ trí đúng mức theo khuyến cáo Ngành Y tế, tránh làm xáo trộn lớn đến cuộc sống bình thường.

Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính chúng ta loạn thông tin gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với COVID– 19. Trong chiến tranh, chúng ta đều biết người chiến thắng là người bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Nếu chúng ta rối loạn thì chúng ta thất bại vì chính mình chứ không phải vì COVID – 19.

Hãy nhớ luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để chung sống an toàn với dịch bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Nội dung này được đề cập tại Công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và tiếp xúc gần.

Tiếp xúc bao lâu thì là f1

Hướng dẫn xác định F0, F1 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế (Ảnh minh họa)

1. Các trường hợp xác định nghi nhiễm Covid-19

Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau:

1.1. Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:

- Sốt và ho; hoặc

- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

1.2. Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại điểm b, c của mục 1.2).

1.3. Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.

Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

2. Các trường hợp xác định là F0

Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:

2.1. Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).

2.2. Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm 1.1, 1.3 của mục 1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

2.3. Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

3. Các trường hợp xác định là người tiếp xúc gần (F1)

Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định:

- Đối với ca bệnh xác định có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 3 ngày sau khi hết triệu chứng (sốt và các triệu chứng đường hô hấp).

- Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy mẫu có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Ở cùng không gian kín tối thiểu 15 phút với F0 được xác định là F1

Tác giả PV

Thứ năm, 30/12/2021 12:51 0 Bình luận

(Mặt trận) - Theo quy định mới, người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc ở cùng không gian hẹp, kín tối thiểu 15 phút với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 được xác định là F1.

Lãnh đạo Việt Nam tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

Triển khai áp dụng giảm thuế bảo vệ môi trường từ 11/7

Thủ tướng: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hơn 225 nghìn tỷ đồng thuế phí ngay trong năm nay

Tiếp xúc bao lâu thì là f1
Ảnh: Zing.vn

Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, ca bệnh nghi ngờ và trường hợp F1 (người tiếp xúc gần).

Theo đó, người dân được xác định là F1 nếu thuộc một trong số các trường hợp:

- Có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30. Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trước đây, Bộ Y tế quy định F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí…, cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng đến khi được cách ly y tế.

Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, F0 đã xác định được nguồn lây thì F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly. Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây thì F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly.

Như vậy, theo quy định mới, nếu người dân có đeo khẩu trang và tiếp xúc với F0 trong không gian hẹp, kín tối thiếu 15 phút mới được coi là F1. Bên cạnh đó, cách tính thời kỳ lây truyền cũng được giảm xuống so với quy định cũ.

Nhóm người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền được tính thuộc diện “có yếu tố dịch tễ” (không bao gồm F1). Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động cũng thuộc nhóm này.

Cũng trong công văn, Bộ Y tế nêu 4 trường hợp cụ thể để xác định một người là F0 (ca bệnh xác định):

- Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

- Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

- Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2, có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

- Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau: Người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.

Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên. Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 (trừ 3 trường hợp xác định F0).

Tiếp xúc bao lâu thì là f1

COVID-19

Tiếp xúc bao lâu thì là f1

Lãnh đạo Việt Nam tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

Tiếp xúc bao lâu thì là f1

Triển khai áp dụng giảm thuế bảo vệ môi trường từ 11/7

Tiếp xúc bao lâu thì là f1

Thủ tướng: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hơn 225 nghìn tỷ đồng thuế phí ngay trong năm nay

Tiếp xúc bao lâu thì là f1

Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ