Tiếng việt lớp 1 công nghệ giáo dục là gì năm 2024

Những ngày đầu năm học mới 2018 - 2019, khắp các diễn đàn trên mạng xã hội tranh luận, bàn tán về những bài học đầu tiên môn tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục [CNGD]. Hoang mang, lo lắng, thậm chí bức xúc xé luôn cả sách của con em mình là những trạng thái của nhiều phụ huynh khi đề cập đến vấn đề này. Là một giáo viên tiểu học, từng được học và tìm hiểu về tiếng Việt, đặc biệt là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phương pháp dạy học tiếng Việt bậc tiểu học dưới mái trường sư phạm, xin được chia sẻ một số điều xung quanh vấn đề này mà nhiều người hiện đang nhầm lẫn.

Thứ nhất, chương trình tiếng Việt lớp 1 CNGD và đề xuất cải tiến chữ viết của Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Bùi Hiền hoàn toàn khác nhau. Chương trình tiếng Việt lớp 1 CNGD đã được triển khai từ rất lâu trong khi đề xuất cải tiến chữ viết của ông Bùi Hiền mới được đưa ra từ cuối năm 2017. Tại Hải Dương, chương trình tiếng Việt lớp 1 CNGD đã được ngành giáo dục áp dụng trong toàn tỉnh khoảng 4 năm học gần đây chứ không phải hoàn toàn mới mẻ.

Thứ hai, đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt là các âm tiết [tiếng] tách bạch rõ ràng cả khi nói và viết. Khi nói, chúng ta sẽ đếm được các tiếng mình phát ra và mỗi tiếng được thể hiện bằng một chữ khi viết. Ví dụ: câu “Tôi là giáo viên” khi nói có 4 tiếng và khi viết cũng có 4 chữ. Quay trở lại chương trình Tiếng Việt lớp 1 CNGD, phần I của bài “Tiếng” [bài học đầu tiên] học sinh được học cách “tách lời ra từng tiếng”, qua đó giúp các em hiểu lời nói của chúng ta có thể tách thành các tiếng rõ ràng, có thể đếm chính xác có bao nhiêu tiếng. Có tiếng được viết bằng nhiều con chữ như: trường, huyện…; lại có tiếng được viết bằng ít con chữ như: ao, a… Vào lớp 1, học sinh chưa biết đọc chữ nên việc nhìn chữ để đếm tiếng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, người biên soạn sách đã mô hình hóa các chữ thành các hình dạng trực quan [hình vuông, hình tam giác] để học sinh tách lời và đếm tiếng. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh giai đoạn đầu tiểu học. Việc mô hình hóa như trên còn giúp các em ghi nhớ mỗi tiếng phát ra tương ứng với một chữ để sau này không đọc thiếu, đọc thừa và không cần chỉ tay dò chữ. Tóm lại, mục đích của phần này không để học sinh đọc chữ bởi học sinh vẫn chưa biết chữ để đọc, cũng không phải nhìn vào các hình vuông, hình tam giác được in trong bài mà có thể luận ra chữ để đọc.

Thứ ba, về một số quy luật chính tả với phụ âm đầu. Hầu hết các nền giáo dục trên thế giới đều lựa chọn chuẩn chính âm để dạy đọc, phát âm cho học sinh ngay từ những năm đầu đi học, sau đó dựa trên các quy luật chính tả để thể hiện các âm đó trên chữ viết. Ngược lại, Việt Nam lại dựa trên các quy luật chính tả để dạy cách phát âm [dạy phát âm dựa trên hình thức chữ viết mà không dựa trên bản chất chính âm]. Chúng ta quen với phát âm dựa trên hình thức chữ viết mà không dựa trên bản chất chính âm. Tuy nhiên, nếu để ý thì sẽ thấy rằng, việc dạy theo hình thức chữ viết, ban đầu trẻ sẽ dễ đọc dễ viết, nhưng sau này rất nhiều trẻ nói ngọng và viết sai chính tả một cách tràn lan. Đây là vấn đề khiến nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học phải tốn nhiều thời gian để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn, sửa lỗi chính tả cho học sinh.

Việc dạy tiếng Việt CNGD chính là dạy đọc và phát âm theo đúng bản chất chính âm của tiếng Việt, sau đó dựa trên các quy luật chính tả để thể hiện các âm đó sang chữ viết. Nhìn một cách khách quan, đây không phải là cải cách, là điểm mới trong dạy và học nói chung, dạy và học ở tiểu học nói riêng. Chương trình Tiếng Việt lớp 1 CNGD đến nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhưng chắc chắn việc học tiếng Việt theo CNGD sẽ không làm cho học sinh học kém hơn, không làm cho học sinh mù chữ như nhiều người đã bức xúc phát biểu trên mạng xã hội.

Thiết nghĩ, trước khi bày tỏ quan điểm về một vấn đề nào đó, mọi người nên tìm hiểu thấu đáo hơn, tránh những hiểu nhầm, tránh "hội chứng đám đông" dẫn tới xúc phạm cá nhân và có thể ảnh hưởng không tốt tới việc học tập của con em trong tương lai.

Cách đánh vần trong clip là cách đánh vần theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đang được thí diểm dạy ở tiểu học. Đây là vấn đề gây khá nhiều băn khoăn suốt những năm qua.

Cuộc tranh luận nhiều năm chưa dứt

Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này khiến các bậc phụ huynh thấy khác thường. Nhiều ý kiến cho rằng cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường mà trước đây các phụ huynh từng được học. Nhiều người ý kiến chỉ trích cho rằng cải cách này làm khó học sinh. Rất nhiều phụ huynh bày tỏ hoang mang, nhất là những người có con sắp vào lớp 1.

Cách đánh vần trong clip là cách đánh vần theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại và giáo viên này đang tuân thủ đúng theo phương pháp của giáo trình. Khi đánh vần sẽ theo âm, không đánh vần theo chữ. Ví dụ: ca: /cờ/ - /a/ - ca/; quê: /cờ/ - /uê/ - /quê/. Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo luật chính tả: âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k [ca]. Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q [cu], âm đệm viết bằng chữ u…

Theo GS Hồ Ngọc Đại, chương trình giúp học sinh hiểu sâu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt, từ đó phát huy sức sáng tạo của học sinh, có thể và cần thiết dạy cho học sinh lớp 1 các kiến thức, khái niệm ngữ âm học. Đó chính là sự khác biệt giữa chương trình cải cách và chương trình dạy tiếng Việt truyền thống.

Thực tế, bộ sách trên đã được áp dụng thử nghiệm nhiều năm và nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh cũng như tạo nên cuộc tranh luận trong giới chuyên môn suốt nhiều năm qua. Sách của GS Hồ Ngọc Đại đã được dạy từ năm 1979 ở Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục - ngôi trường do chính GS sáng lập. Từ đó đến nay, bộ sách cũng đã trải qua những thăng trầm khi ngành giáo dục lúc thì dừng, lúc lại tiếp tục cho dạy thí điểm ở trường tiểu học.

Năm 2006, sau một số năm gián đoạn dạy trong trường tiểu học, GS Hồ Ngọc Đại đưa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. GS đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách vào dạy. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh. Năm 2013 Bộ GD-ĐT đồng ý tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành phố lựa chọn. Dù vậy, sự tranh luận vẫn không ngừng diễn ra nên năm 2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ban hành quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định lại.

Vẫn chỉ là thí điểm?

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học [Bộ GD-ĐT] cho hay, tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đi theo hướng ngữ âm học và đã triển khai nhiều năm nay. “Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ các năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì” - ông Nguyễn Đức Hữu nói. Theo ông Hữu, thực tế có nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường. Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này.

Ngày 27-8, trao đổi với báo chí, GS Hồ Ngọc Đại cho hay, cách đánh vần này được dạy theo bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, được xây dựng trên tinh thần giải pháp công nghệ giáo dục do ông khởi xướng. Cách đánh vần theo bộ sách này đến nay đã được triển khai ở 49 địa phương với hơn 800.000 học sinh theo học. GS Hồ Ngọc Đại nêu rõ, theo yêu cầu giáo dục, đối với học sinh khi học hết lớp 1 cần phải đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả tiếng Việt, không thể tái mù chữ. Chương trình dạy theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục sẽ giải quyết triệt để, giúp học sinh lớp 1 có thể thực hiện toàn bộ yêu cầu trên. Đặc biệt, các em ở miền núi, vùng khó khăn, xa xôi nhất, chưa bao giờ đến trường nhưng chỉ cần 1 năm học theo chương trình sẽ đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả tiếng Việt.

Thực tế, nhiều địa phương đã mở rộng dạy chương trình của GS Hồ Ngọc Đại. Đơn cử Nam Định dạy ở 100% các trường tiểu học từ 6 năm nay. Tuy vậy, trong xã hội vẫn tồn tại các đánh giá khác nhau đối với chương trình này. Người thích thì ca ngợi, người không thích thì lại phê phán. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT không nên cho phép song hành 2 cách phát âm như vậy, cần có sự thống nhất trong cả nước và phải có một hội đồng để thống nhất cách dạy, cách học cũng như giữ gìn sự ổn định, trong sáng của tiếng Việt.

Là một thí nghiệm khoa học [?]

Ngày 27-8, trao đổi với PV Báo SGGP, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa [SGK] giáo dục phổ thông mới cho biết, sách Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là một thí nghiệm khoa học, không phải SGK bởi hiện nay vẫn đang thực hiện một chương trình, một bộ SGK.

“Chúng ta nên nhìn nhận đó là một thí nghiệm có thể tốt hoặc chưa hoàn toàn tốt. Thí nghiệm này cũng không liên quan gì đến chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của học sinh ở các môn học, nội dung khái quát các môn học, phương pháp dạy học, đánh giá. Chương trình không quy định chi tiết việc dạy học vần ở lớp 1 chẳng hạn, vì thế tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại không liên quan đến chương trình mới”, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.

Vẫn theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình hiện nay vẫn đang được biên tập để chuẩn bị ban hành, khi nào có chương trình thì mới tổ chức viết SGK, vì thế, phụ huynh học sinh không nên hoang mang.

“Tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại hiện nay vẫn chỉ mang tính chất thí điểm. Tới đây khi triển khai chương trình phổ thông mới, nếu định đưa vào nhà trường thì phải phù hợp với chương trình phổ thông mới cả về yêu cầu cần đạt, mức độ với các lớp, quan điểm dạy học. Nếu muốn trở thành SGK được lựa chọn thì phải được hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và muốn được thông qua thì phải phù hợp về yêu cầu giảm tải, mức độ”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói và cho hay, với chương trình mới, ở tiểu học cũng sẽ không dạy những kiến thức sâu về ngôn ngữ học, mà tập trung chủ yếu là kỹ năng đọc, nói, nghe.

Trước đó, hội đồng thẩm định quốc gia đã yêu cầu chỉnh sửa và cho phép thí điểm sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đến khi chương trình phổ thông mới ban hành.

Chủ Đề