Bản chất của khủng hoảng kinh tế là gì năm 2024

Để tìm hiểu một cách đơn giản về khủng hoảng kinh tế, chúng ta có thể sử dụng mô hình đơn giản trong kinh tế học để thể hiện nền kinh tế

Trong mô hình này, nền kinh tế chỉ bao gồm hai chủ thể là doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho hộ gia đình và ngược lại, hộ gia đình cung cấp cho doanh nghiệp sức lao động. Đó là vòng xoay kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế khác với tổn thất. Nếu một ngôi nhà bị sập, một kho hàng bị cháy, đó là tổn thất. Còn đối với khủng hoảng, hàng hoá trong kho không bán được, sức lao động cũng không bán được [tức là thất nghiệp]. Do vậy, một cách đơn giản, khủng hoảng kinh tế chính là khi vòng xoay kinh tế kia quay chậm hơn bình thường hoặc có trục trặc ở một khâu nào đó. Theo những bằng chứng từ lịch sử, mắt xích yếu nhất dễ bị đổ vỡ chính là hệ thống tài chính, mà trước tiên là hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.

2. Lạm bàn về những mặt trái của cơ chế hỗ trợ lãi suất hiện nay

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng hoặc suy thoái, Chính phủ cần có những biện pháp thường được gọi là “kích cầu”. Những biện pháp này, về bản chất, là các phương thức để làm cho vòng xoay kinh tế vận hành nhanh chóng trở lại như bình thường. Một trong các phương thức đó chính là tìm cách hỗ trợ nền kinh tế bằng những khoản tài trợ lớn từ nguồn vốn nhà nước. Phương thức tài trợ chủ yếu bao gồm: giảm thuế [tức là nhà nước đã “hy sinh” quyền lợi của mình và tặng lại những khoản tiền thuế đó cho người nộp thuế] và hỗ trợ tín dụng [bởi những khoản cho vay, hoặc bù trừ lãi suất như cách Việt Nam đang tiến hành hiện nay].

Hỗ trợ lãi suất hiện nay đang áp dụng là việc các doanh nghiệp được vay ưu đãi với mức hỗ trợ của nhà nước là 4%/năm. Hiện hành, mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố là 7%/năm, và ngân hàng có quyền cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, tức là tối đa 10,5%/năm. Với 4% lãi suất hỗ trợ, doanh nghiệp sẽ được vay vốn với mức lãi suất tối đa là 6,5%/năm. Vậy 4% đó ai trả? Đương nhiên là nhà nước phải trả cho ngân hàng.

Với nguồn vốn tín dụng được hỗ trợ, cùng với chính sách cắt giảm thuế, doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh với chi phí thấp hơn, nên người tiêu dùng [các hộ gia đình] có thể mua được hàng hoá, dịch vụ với giá cả thấp hơn. Hàng hoá bán được, doanh nghiệp sẽ cần thêm nhân công, và tình trạng thất nghiệp sẽ giảm xuống.

Bên cạnh những ưu điểm trên, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng có những mặt trái của nó.

Thứ nhất, về nguồn cung tiền để hỗ trợ lãi suất. Nếu nhà nước sử dụng các nguồn tiền sẵn có từ các quỹ dự trữ thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu quỹ dự trữ không đủ, một hoặc nhiều các kịch bản sau đây sẽ được thực hiện:

Một là, nhà nước phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nhưng nếu phát hành trái phiếu trong nước thì không đạt được mục đích kích cầu, vì những khoản tiền đáng lẽ sẽ dùng để mua hàng hoá, dịch vụ lại chuyển thành mua trái phiếu, và hệ quả kéo theo là, doanh nghiệp sẽ không bán được nhiều hàng hoá như mong đợi.

Như vậy, nhà nước chỉ có thể phát hành trái phiếu ở nước ngoài. Tuy nhiên, kinh tế thế giới đang suy thoái, nên cũng không dễ dàng gì.

Hai là, nhà nước sẽ không thanh toán ngay các khoản bù lãi suất cho ngân hàng. và như vậy, nguồn vốn thật của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Ngân hàng sẽ không có đủ tiền để tiếp tục cho vay. Tức là, cơ chế bù lãi suất sẽ không thể tiếp tục. Vấn đề chỉ là, ngân hàng có khả năng xoay xở đến đâu

Ba là, nhà nước sẽ phát hành tiền để thanh toán cho các ngân hàng. Về mọi phương diện, đây không phải là một giải pháp thông minh. Nó sẽ làm mất giá đồng tiền và lạm phát sẽ tiếp tục xảy ra.

Thứ hai, chính sách của nhà nước có thể sẽ bị lợi dụng. Những hình thức lợi dụng cơ bản là:

– Sử dụng tiền để quay vòng. Hiện nay, lãi suất huy động vốn khoảng 7% – 8%/năm, rất có thể trong thời gian tới còn tăng vì các ngân hàng phải tăng cường nguồn vốn để cho vay hỗ trợ lãi suất [mà dựa vào đó, ngân hàng cũng có lợi]. Sẽ có nhiều doanh nghiệp lập dự án để vay vốn, nhưng sau đó bằng những cách khác nhau, gửi lại khoản tiền này vào ngân hàng và hưởng chênh lệch [khoảng 1,5%/năm. Hãy tưởng tượng, nếu số tiền vay đó là 100 tỷ đồng, thì một năm, doanh nghiệp “hưởng không” khoản tiền 1,5 tỷ đồng mà chẳng cần làm gì cả: không thêm hàng hoá, không thêm việc làm!]. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất để đảo nợ, tức là sử dụng vốn vay ưu đãi để trả các khoản vay trước đây có lãi suất cao hoặc đã đến hạn.

– Cơ chế cho vay ồ ạt sẽ dẫn đến khả năng kiểm soát tính khả thi của dự án bị ảnh hưởng. Ngân hàng, và bản thân doanh nghiệp, phớt lờ rủi ro để thực hiện những dự án phiêu lưu. Vì ngân hàng được hỗ trợ, nên nó càng cho vay nhiều càng có lợi. Nhà nước như là chủ thể bảo lãnh cho doanh nghiệp, vừa như “con nợ” của ngân hàng.

– Hiện nay, nhiều ngân hàng đang có hiện tượng tăng lãi suất, vì họ đánh rằng, khách hàng của mình có khả năng chịu lãi suất cao hơn. Như vậy, những thiệt thòi của Nhà nước sẽ chuyển thành lợi nhuận của ngân hàng, nôm na gọi là “đục nước béo cò”.

– Đầu tư sai mục đích. Cơ chế hỗ trợ lãi suất hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này, sự tách bạch tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không rõ ràng. Chính vì vậy, những khoản tiền vay núp dưới lý do vay kinh doanh để được hỗ trợ lãi suất có thể được sử dụng cho mục đích tiêu dùng./.

Chủ Đề