Tiếng suối được so sánh với gì

Trang chủ » Lớp 7 » Soạn văn 7 tập 1

Câu 1 Luyện tập [Trang 81 - SGK Ngữ văn 7] Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” [Cảnh khuya] có gì giống và khác nhau?

Bài làm:

  • Giống nhau:
    • Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
    •  Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người. Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.
  • Khác nhau: Cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca

Từ khóa tìm kiếm Google: bài côn sơn ca văn 7, câu 5 trang 81 văn 7, soạn văn câu 5 trang 81 văn 7, trả lời câu 5 trang 81 văn 7,

Lời giải các câu khác trong bài

1. Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới:

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới :

Đã có ai lắng nghe

           Tiếng mưa trong rừng cọ ?

    Như tiếng thác dội về

 Như ào ào trận gió.

a] Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh của .............

b] Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ............

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em đọc kĩ câu thơ 2, 3, 4 và chú ý phép so sánh.

Lời giải chi tiết:

a] Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh của tiếng thác, tiếng gió.

b] Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn và rất vang động.

Câu 2

Viết vào chỗ trống trong bảng dưới đây những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn sau :

a]     Côn Sơn suối chảy rì rầm

 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

b]  Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

     Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

c] Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

Âm thanh của ...

Từ so sánh

Âm thanh của ...

a] Tiếng suối chảy

 .................

 .................

b]......................

 .................

 .................

c]......................

 .................

 .................

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy đọc kĩ các câu và tìm những âm thanh được so sánh với nhau.

Lời giải chi tiết:

Những âm thanh được so sánh với nhau là:

Âm thanh của ...

Từ so sánh

Âm thanh của ...

a] Tiếng suối chảy

như

tiếng đàn cầm

b] Tiếng suối trong

như

tiếng hát xa

c] Tiếng chim kêu

như

tiếng xóc những rổ tiền đồng

Câu 3

Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :

     Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em đọc diễn cảm đoạn văn, dùng dấu chấm để ngắt các câu. Khi viết lại, chú ý viết hoa chữ đầu câu.

Lời giải chi tiết:

    Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Câu 4

Chọn từ ngữ thích hợp [tiếng mưa rơi, tiếng thác chảy tận đằng xa] điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a] Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào như ..............

b] Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như .............

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em đọc kĩ các câu, chú ý chọn những âm thanh thích hợp để so sánh với nhau.

Lời giải chi tiết:

a] Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào như tiếng mưa rơi.

b] Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Cách so sánh để miêu tả tiếng suối của nhà thơ trong câu thơ thứ nhất bài “ Cảnh khuya”:

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa "
" Tiếng suối " trong câu thơ khiến ta liên tưởng đến " tiếng đàn cầm " của Nguyễn Trãi nhưng nó không được ví với " tiếng đàn cầm mà là " tiếng hát xa ". Biện pháp tu từ so sánh độc đáo ấy giúp ta hình dung được tiếng suối chảy vô cùng êm ái, trong trẻo như tiếng hát của con người. Cách so sánh này khiến cho tiếng suối vô hồn trở nên sống động. Không gian bình yên nhưng vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Cảnh rừng đêm khuya mà biết bao gần gũi, yêu thương. Câu thơ đã cho thấy sự giao cảm tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên như một người bạn tri ân, tri kỉ của con người 
         " Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa " 
Câu thơ cho ta hình dung được ánh trắng lồng vào cổ thụ, tán lá cổ thụ lại tạo thành hình bông hoa xinh xắn in xuống mặt đất. Điệp từ lồng kết hợp đã làm cho cảnh vật đan lồng nhau tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp với nhiều tầng lớp, nhiều đường nét. lung linh ánh sáng. Nét đậm là hình dáng vòm cổ thụ lấp lánh ánh trăng. Nét nhạt là bóng cây, bóng lá lung linh, xao động trên mặt đất làm các vật thể cách xa nhau lại thêm quấn quýt. Bức tranh đêm trăng rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật nên thơ, lung linh ánh sáng, mang lại những nét đẹp cổ kính, quyến rũ. Qua bưc tranh ấy tao cảm nhận được tâm hồn nhà thơ - tâm hồn của người thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.

Video liên quan

Chủ Đề