So sánh dòng điện trong các môi trường đã học

Dòng điện là sự chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện trong môi trường. Ở môi trường khác nhau, các hạt mang điện này có cấu tạo khác nhau, tạo nên bản chất của dòng điện trong các môi trường. Gia Sư Việt xin cung cấp cho các em học sinh những kiến thức về dòng điện trong từng môi trường cụ thể gồm: Kim loại, Chất bán dẫn và Không khí.

1. Dòng điện trong Kim loại

Xét về cấu tạo của Kim loại

Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể bao gồm các ion dương dao động tại các nút của mạng, các electron tự do chuyển động một cách hỗn loạn theo mọi hướng khác nhau. Khi đặt một nguồn điện vào hai đầu của kim loại sẽ tạo nên sự chênh lệch về điện thế, làm các electron tự do di chuyển thành dòng bên trong kim loại. Dòng electron tự do này, di chuyển từ cực âm đến cực dương bên trong kim loại. Như vậy, dòng điện bên trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron bên trong kim loại.

Điện trở của dây dẫn Kim loại

Các ion dương trong cấu trúc mạng tinh thể của Kim loại chỉ di chuyển xung quanh nút mạng, cản trở sự di chuyển của dòng electron. Sự cản trở này tạo thành điện trở.

Công thức tính điện trở của kim loại: R= ρl/ S

Trong đó:

+ R: điện trở của dây dẫn kim loại [Ω]

+ l: chiều dài của đoạn dây [m]

+ S: tiết diện ngang của dây dẫn [m2]

+ ρ: điện trở suất của dây dẫn [Ωm]

Bên cạnh đó, điện trở suất của dây dẫn cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, theo công thức: ρ=ρ0[1+α.∆t]

Trong đó:

+ ρ: điện trở suất của dây dẫn

+ ρ0: điện trở suất của kim loại sau khi thay đổi nhiệt độ

+ ∆t: độ biến thiên nhiệt độ

+ α: hằng số nhiệt điện trở

2. Dòng điện trong Không khí

Bản chất của dòng điện trong không khí

Bình thường, không khí là môi trường cách điện, hay còn gọi là chất điện môi. Khi có ngọn lửa ga hay chiếu bức xạ vào không khí thì chúng trở thành dẫn điện. Khi có các tác nhân ion hóa [lửa ga, bức xạ,…] nhờ có năng lượng cao, chúng đã ion hóa không khí, tách các phân tử khí trung hòa, tạo thành ion tích điện dương và các electron mang điện tích âm. Các electron tự do này, sau khi kết hợp với các phân tử khí trung hòa, tạo thành ion tích điện âm. Các hạt tích điện dương và âm này gọi là hạt tải điện trong không khí.

Như vậy, dòng điện trong không khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường. Quá trình vừa mô tả là quá trình dẫn điện [phóng điện] không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi có hạt tải điện được đưa vào môi trường [do các tác nhân ion hóa tạo ra] ở giữa hai bản cực cực và sẽ chất dứt khi không còn hạt tải điện nữa. Sự thay đổi điện thế giữa hai bản cực này tạo nên hiệu điện thế [U] và dòng điện [I] đi qua không khí. Quá trình này không đi theo định luật Ôm.

Điều kiện tạo ra dòng điện trong không khí

Để duy trì được dòng điện trong chất khí, quá trình dẫn điện [phóng điện] mô tả trên phải trở thành một quá trình tự lực. Tùy các cơ chế khác nhau mà sinh ra các hiện tượng phóng điện tự lực khác nhau. Hai hiện tượng phóng điện tự lực hay gặp nhất là tia lửa điện và hồ quang điện. Tức là liên tục tạo ra các hạt tải điện trong môi trường. Có bốn cách để tạo ra dòng điện này:

  • Khi dòng điện đi qua chất khí, làm nhiệt độ tăng, tạo ra hiện tượng ion hóa không khí.
  • Điện trường của môi trường không khí rất lớn, làm cho các phân tử khí có thể tự ion hóa dù ở nhiệt độ thấp.
  • Catot của dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng tự phát ra electron. Hiện tường này là hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
  • Các ion dương có năng lượng lớn đập vào các catot làm bật các electron ra khỏi catot, tạo thành hạt tải điện.

3. Dòng điện trong Chất bán dẫn

Có những chất không thể xem là kim loại hay điện môi chúng được gọi là chất bán dẫn. Chất bán dẫn có điện trở suất nằm khoảng trung gian giữa kim loại và điện môi. Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn rất lớn khiến chúng không dẫn điện. Khi tăng nhiệt đô cao, điện trớ uất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở thành giá trị âm. Chất bán dẫn có khả năng dẫn điện.

Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn

Xét trên phân tử của Silic [Si] là chất bán dẫn thuần tinh khiết, có thể nhận thấy mỗi phân mỗi tinh thể Si có bốn Eletron hóa trị nên có thể tạo được liên kết với bốn nguyên tử lân cận. Các Eletron hóa trị này khi tham gia vào liên kết, không thể tham gia dẫn điện. Tuy nhiên khi nhiệt độ của chất nóng lên, các liên kết bị phá vỡ, các Eletron này trở thành Electron tự do tạo thành hạt tải điện.

Chỗ nguyên tử bị phá vỡ liên kết với Eletron lại trở về mang điện tích dương tạo thành hạt tải điện dương hấp dẫn một electron hóa trị của nguyên tử Silic lân cận, để điền vào trở lại, tạo nên dòng dịch chuyển của các Electron. Các hạt tải điện dương này gọi là lỗ trống. Như vậy, dòng điện trong chất bán dẫn là dòng dịch chuyển có hướng của các Electron và lỗ trống.

4. Tổng kết bài học

Kết luận: Dòng điện trong các môi trường khác nhau đều có bản chất khác nhau, tuân theo những quy luật riêng. Để tìm hiểu rõ các tính chất của chúng phải nắm rõ bản chất của từng môi trường mà dòng điện tồn tại. Những kiến thức ở trên được đội ngũ giáo viên Lý giàu kinh nghiệm tại Gia Sư Việt tổng hợp. Chúng tôi hi vọng nó sẽ giúp các em học tập, tiếp thu môn Lý hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:

♦ Làm sao để học tốt chuyên đề “Điên nặng” môn Vật lý lớp 12?

♦ Khái niệm, ứng dụng & hướng dẫn giải bài tập Khúc xạ ánh sáng

Những câu hỏi liên quan

-so sánh tính chất dẫn trong các môi trường sau:

A kim loại, chất bán dẫn, chất khí, chất điện phân.

B kim loại, chất bán dẫn, chất điện phân, chất khí.

C chất khí, chất điện phân, chất bán dẫn, kim loại.

D chất khí, chất bán dẫn, chất điện phân,kim loại.

+so sánh tính chất dẫn trong các môi trường sau:

A kim loại, chất bán dẫn, chất khí, chất điện phân.

B kim loại, chất bán dẫn, chất điện phân, chất khí.

C chất khí, chất điện phân, chất bán dẫn, kim loại.

D chất khí, chất bán dẫn, chất điện phân,kim loại.

So sánh bản chất thì dòng điện trong các môi trường nào do cùng một loại hạt tải điện tạo nên:

A. kim loại và chân không 

B. chất điện phân và chất khí 

C. chân không và chất khí  

D. không có hai môi trường như vậy

So sánh bản chất thì dòng điện trong các môi trường nào do cùng một loại hạt tải điện tạo lên?

A. Kim loại và chân không.

B. Chất điện phân và chất khí.

C. Chân không và chất khí.

D. Không có hai môi trường như vậy.

Dòng điện trong chất khí được tạo thành bởi những loại hạt tải điện nào ? Các loại hạt tải điện này chuyển động như thế nào trong điện trường giữa hai điện cực anôt và catôt của ống phóng điện ? Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong chất khí.

Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn là đúng ?

A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là các êlectron dẫn.

B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống.

C. Các hạt tải điện trong chất bán dần luôn bao gồm cả êlectron dẫn và lỗ trống.

D. Cả hai loại hạt tải điện gồm êlectron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm.

Chất điện phân là gì? Nêu loại hạt mang điện, nguyên nhân tạo ra, so sánh sự dẫn điện của chất điện phân và chất khí. Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.

Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng ?

A. Kim loại là chất dãn điện.

B. Kim loại có điện trở suất khá lớn, lớn hơn 107 Ω.m

C. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ của dây kim loại thay đổi không đáng kể.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề