Tiền giả có đổi được ở ngân hàng không

Ông Ðào Văn Thiêm ở huyện Si Ma Cai [Lào Cai] vẫn không quên được hình ảnh người vợ đã ngất lịm ngay tại phòng giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội, khi mà 60 triệu đồng tiền bán trâu của gia đình được cán bộ ngân hàng thông báo là tiền giả. Ba con trâu là tất cả gia tài nhưng trâu bán đi lại nhận về 60 triệu đồng tiền giả. Khoản tiền bán trâu đó, ông Thiêm dự định vừa dùng để trả nợ và để "vá víu" lại căn nhà đã rách nát bấy lâu. Nhưng nợ cũ chưa kịp trả, nhà không sửa được, ông bà tiếp tục phải gánh thêm nỗi đau do tiền giả gây ra.

Không riêng các huyện miền núi xa xôi, mà việc sử dụng tiền giả diễn ra ở ngay chính giữa đô thị, tại các trung tâm mua sắm lớn, nơi có cả các thiết bị phát hiện tiền giả. Chị Nguyễn Thu Hồng, nhân viên bán nước hoa tại Trung tâm thương mại Vincom Hà Nội cho biết, sau khi nới lỏng giãn cách, các trung tâm mua sắm được mở cửa trở lại, tâm lý có khách mua hàng là niềm vui nên khi một người khách trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại đã đặt mua luôn ba lọ nước hoa. Chính sự hào phóng và quyết nhanh trong việc mua bán làm chị quên đi việc kiểm tra tiền. Với hơn hai triệu đồng tiền giả, chị Hồng đã phải bỏ tiền túi để bù lại cho cửa hàng. Trong khi đó, việc mua bán trực tuyến giao hàng cũng đã xuất hiện nhiều nạn nhân của việc sử dụng tiền giả. Sau khi tìm kiếm được những món hàng có giá trị cao, các đối tượng đã đặt hàng và yêu cầu phương thức nhận hàng mới thanh toán tiền mặt. Sau khi hoàn thành giao dịch, những người vận chuyển mới phát hiện những cọc tiền mà khách trả lại là tiền giả, trong khi thông tin khách hàng, địa chỉ cũng đều là giả.

Ðược biết, một số thủ đoạn các đối tượng tiêu thụ tiền giả đó là trộn lẫn tiền giả với tiền thật, giao dịch mua bán luôn nhanh và lúc đêm tối, dùng tiền mệnh giá cao để mua hàng giá trị thấp nhằm đổi lại tiền thật. Trước thực trạng này, lực lượng công an đã luôn đẩy mạnh công tác đấu tranh với loại tội phạm này.

Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự [Công an tỉnh Bình Dương] cho biết đã bàn giao Võ Văn Tình [26 tuổi, hộ khẩu thường trú tại Phú Yên] cho Phòng An ninh điều tra để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Qua khám xét, lực lượng công an thu giữ 235 tờ tiền có mệnh giá 500 nghìn đồng. Tại cơ quan công an, Tình thừa nhận đã lên mạng học cách làm tiền giả. Sau đó tự mua máy, thiết bị về ngôi nhà thuê tại thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất tiền giả bán cho khách có nhu cầu. Liên tiếp trong nhiều năm qua, hàng trăm đối tượng cùng hàng tỷ đồng tiền giả đã bị bắt giữ. Qua các vụ bắt giữ có thể thấy, một triệu tiền thật sẽ mua được từ 4 đến 5 triệu đồng tiền giả. Và việc mua bán tiền giả cũng công khai rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Chỉ cần gõ từ khóa "tiền giả" trên Facebook, có thể cho hiển thị hàng trăm trang cá nhân "Trao đổi tiền giả", "Bán tiền giả", hay "Bán tiền giả như thật"… Mệnh giá tiền giả đa dạng, từ 5 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Các đối tượng buôn bán tiền giả ngoài việc quảng cáo công khai trên Facebook, còn để lại số điện thoại để tư vấn và giao dịch qua Zalo. Khi đạt được thỏa thuận mua-bán, người bán tiền giả sẽ chuyển hàng qua đường bưu điện, khi nhận được hàng thì người mua mới phải trả tiền chuyển khoản.

Theo Luật sư Nguyễn Xuân Sang [Ðoàn Luật sư thành phố Hà Nội], hành vi sản xuất, mua bán và lưu hành tiền giả thường được thực hiện bởi nhiều người, nhiều giai đoạn khác nhau và không phải ai cũng phát hiện được tiền giả. Khi lưu hành ra thị trường phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa đã có nhiều người trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của hành vi vi phạm pháp luật này... Ðể xử phạt hành vi vi phạm này, các cơ quan chức năng có thể căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] và các văn bản liên quan. Cụ thể, tại Ðiều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] có nêu rõ mức phạt tù người vi phạm khi thực hiện hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có thể từ ba năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Ðối với người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm... Trường hợp xuất hiện thêm một số tình tiết tăng nặng thì người phạm tội có thể phải chịu thêm mức án tù theo quy định…

Ðể ngăn chặn có hiệu quả hành vi sản xuất, mua bán và lưu hành tiền giả thì trước tiên mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức nhận biết tiền thật, tiền giả. Theo một cán bộ ngân hàng, tránh rủi ro do nhận phải tiền giả, cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của đồng tiền và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch. Theo đó, tiền giả chủ yếu được in trên nilon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật, khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm. Khi kéo, xé nhẹ ở cạnh [mép] tờ tiền sẽ dễ bị giãn hoặc rách. Khi soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị, tiền giả có hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau hoặc vuốt nhẹ mặt trước, tiền giả chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật. Còn khi chao nghiêng, tờ tiền giả có thể đổi mầu nhưng không đúng mầu như ở tiền thật, đồng thời không có yếu tố hình ẩn.

Ngày 17.1, TAND tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Dương Hoàng Hà [37 tuổi, ngụ xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang] 8 năm tù về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Theo cáo trạng, chiều tối ngày 21.3.2021, Hà đến Cửa hàng giao dịch Viettel ở phường Dương Đông, TP.Phú Quốc [Kiên Giang] rồi lấy 6 tờ tiền Việt Nam đồng thật và 2 tờ tiền giả, loại mệnh giá 500.000 đồng để trộn vào nhau và yêu cầu nhân viên cửa hàng chuyển 4 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng.

Lúc này, nhân viên cửa hàng phát hiện 2 tờ tiền nghi giả, do có cùng số seri nên không thực hiện yêu cầu chuyển tiền cho Hà. Biết mình bị phát hiện nên Hà lấy 5 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng có cùng số seri ném bỏ và định rời đi nhưng bị nhân viên cửa hàng và người dân xung quanh giữ lại, báo công an bắt quả tang cùng tang vật.

Tại phiên tòa, Hà thừa nhận vào khoảng giữa tháng 3.2021, thông qua mạng xã hội Facebook, Hà đã mua được 20 triệu đồng tiền Việt Nam giả, loại mệnh giá 500.000 đồng với giá 2 triệu đồng tiền thật. Sau đó, Hà đến Phú Quốc dùng thủ đoạn dùng tiền thật trộn với tiền giả đến các cửa hàng giao dịch Viettel để chuyển tiền vào tài khoản của Hà.

Với phương thức này, Hà đã thực hiện trót lọt 3 lần, thu lợi bất chính được 2 triệu đồng.

Câu chuyện một người rút tiền ở ngân hàng X với số lượng tiền lớn và đến ngân hàng Y giao dịch thì phát hiện có tờ tiền giả 200.000đ. Người rút tiền không được ngân hàng X bồi hoàn mà còn bị ngân hàng Y tịch thu tờ tiền.

Nhiều bạn đọc đặt vấn đề: "Làm sao người dân có thể phát hiện tiền giả khi nhận số lượng tiền lớn từ ngân hàng? Vì thông thường ít ai ngồi soi chiếu kiểm tra từng tờ tiền để tìm tiền giả khi tổng số tiền nhận được lên đến hàng ngàn tờ".

Người dân khó biết thật - giả

Luật sư [LS] Lê Cao [Đoàn luật sư TP Đà Nẵng] cho biết theo quy định tại Điều 9 thông tư số 01/2014/TT-NHNN, người nộp hoặc lĩnh tiền mặt phải chứng kiến khi ngân hàng kiểm đếm hoặc kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng. 

Quy tắc là thế nhưng trên thực tế nhiều người tin tưởng ngân hàng nên không thực hiện việc kiểm đếm này.

“Đây là một vấn đề rất dễ gây ra các rủi ro cho khách hàng. Nếu có ai đó cố tình dùng tiền giả để giao dịch với khách hàng, hoặc máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền giả bị hư hỏng, từ đó các tờ tiền giả lẫn vào trong tiền thật thì khách hàng rất khó để biết được” - LS Lê Cao nói.

Hiện nay theo quy định, người dân có thể đổi lại tiền giả nếu phát hiện ngay khi giao dịch. Khi đã mang ra khỏi ngân hàng rồi, nếu muốn đổi được tiền giả, người dân phải chứng minh số tiền giả đó do ngân hàng phát hành và giao cho mình.

Khi hai bên không thống nhất được với nhau, tranh chấp xảy ra thì chuyện khách hàng chứng minh được việc mình nhận tiền giả từ ngân hàng là rất khó.

Theo LS Nguyễn Thanh Hà [chủ tịch Công ty Luật Sblaw], trường hợp khách hàng rút tiền tại ngân hàng này, mang sang ngân hàng khác giao dịch mới phát hiện tiền giả thì khách hàng sẽ là người chịu rủi ro bởi ngân hàng đầu tiên đã hết trách nhiệm.

“Tuy nhiên, khách hàng cũng nên quay lại ngân hàng đầu tiên đã giao dịch để thông báo sự việc để ngân hàng kiểm tra lại quy trình xem có lỗi về máy móc hay con người dẫn tới có lọt tiền giả vào giao dịch hay không”, LS Nguyễn Thanh Hà nói.

LS Lê Cao cũng đưa ra lời khuyên đối với những giao dịch lớn, người dân nên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, giao dịch bằng tiền mặt chỉ nên thực hiện với các giao dịch nhỏ.

“Đồng thời nên có quy trình chặt chẽ hơn để quản lý công tác giao dịch tiền mặt của các nhân viên ngân hàng. Không nên để sự gian lận hoặc non kém nghiệp vụ của người vận hành hoặc những hỏng hóc, lỗi kỹ thuật của máy móc gây nên những rủi ro mà người phải gánh chịu thường là khách hàng” - LS Lê Cao nói.

Ngân hàng nên bảo vệ quyền lợi khách hàng

Theo một chuyên gia về ngân hàng, trên nguyên tắc thì ngân hàng luôn phải đảm bảo tiền là thật trước khi niêm, cho nên khó có chuyện tiền từ một ngân hàng lại là giả, trừ khi có những yếu tố bất thường về mặt con người.

Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm với số tiền khách hàng đã đem ra khỏi ngân hàng vì không thể biết được họ có giao dịch phát sinh gì bên ngoài hay không.

“Đó là về mặt nguyên tắc, nhưng nếu ngân hàng có thiện chí bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cũng có thể xem xét kỹ lại các quá trình của mình xem có sơ suất gì không” – chuyên gia này nói.

Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM, đề xuất các hệ thống ngân hàng nên rà soát lại quá trình kiểm đếm tiền của mình.

“Thường thì khi kiểm đếm chỉ quan tâm về mặt số lượng chứ chưa đặt vấn đề kiểm tra thật - giả làm trọng tâm. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, các ngân hàng nên lưu ý kỹ hơn về vấn đề này” - PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói. 

Theo LS Nguyễn Thanh Hà, tiền của Việt Nam và tiền của các quốc gia khác đều có dấu bảo an và các ngân hàng tại Việt Nam đều đầu tư công nghệ hiện đại để phát hiện tiền giả.

Vì thế, việc có tiền giả tại ngân hàng có thể do một nhóm cá nhân hoặc nhóm người nào đó đánh tráo và trong nhiều trường hợp, người chịu thiệt thòi là khách hàng.

“Vì vậy, theo quan điểm của tôi, khi nhận tin báo từ khách hàng, ngân hàng cũng nên tiếp nhận và tiến hành điều tra nội bộ để xem do lỗi kỹ thuật hay lỗi con người. Nếu là lỗi của con người thì cần rà soát lại nội bộ, xử lý nghiêm và tạo lòng tin cho khách hàng giao dịch.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam cũng nên học kinh nghiệm của ngân hàng thương mại nước ngoài về kinh nghiệm chống tiền giả, cải thiện và hoàn thiện quy trình để nâng cao chất lượng dịch vụ”, LS Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh.

Không nên quá tin tưởng ngân hàng

“Ngân hàng là nơi quản lý tiền thì chính họ phải có trách nhiệm phân loại tiền thật hay giả để giao dịch với khách hàng! Anh B. tin vào việc tiền do ngân hàng phát ra là thật và cũng không ngồi đó kiểm tra từng tờ xem thật hay giả đành chấp nhận hên xui thôi!” - một bạn đọc nói.

Nhiều bạn đọc khác cũng cho rằng việc yêu cầu khách hàng tự kiểm tra tiền thật-giả là quá sức của người dân bình thường vì họ không có đủ kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn để phân định.

Hơn nữa, nếu có sự tác động bất thường của yếu tố con người trong giao dịch thì người dân cũng khó lòng biết được và có cách bảo vệ quyền lợi của mình hợp lý.

Mời bạn đọc nghe các phát biểu trong bài:

>> LS Lê Cao: 

>> LS Nguyễn Thanh Hà:

VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN

Video liên quan

Chủ Đề