Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Học viện chính sách và phát triển

Tên chương trình:  Kinh tế Phát triển

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kinh tế

Mã ngành: 52310101

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

[Ban hành tại quyết định số 4232/QĐ-NNH  ngày 29 tháng 12 năm 2015

của  Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam]

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra:

1.1. Mục tiêu chung

    Đào tạo Cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ; có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Về kiến thức:

– Kiến thức chung

+ Có những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng an ninh; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sang thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống.

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức chung về toán, tin, môi trường luật pháp, giao tiếp, kinh tế căn bản, lãnh đạo, ra quyết định… trong giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế phát triển. Từ đó để phát triển kiến thức mới và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

– Kiến thức chuyên môn

+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của kinh tế, tài chính, kế toán, marketing, phát triển vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế phát triển;

+ Hiểu được các học thuyết về kinh tế học, lý thuyết về phát triển kinh tế, kinh tế nhân lực, tài nguyên, môi trường vận dụng được vào các lĩnh vực kinh tế phát triển chuyên sâu như: lập, phân tích, thẩm định dự án, kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội;

+ Vận dụng được kiến thức về giới, thống kê, chính sách công, tài chính công, bảo hiểm và đầu tư trong quản lí dự án, quản lí đầu tư, quản lí thị trường, quản trị doanh nghiệp hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề kinh tế và phát triển xã hội;

+ Vận dụng được kiến thức về kinh tế cho các ngành, lĩnh vực, khu vực vào quản lí sản xuất kinh doanh; xây dựng, phân tích, đánh giá được chiến lược và kế hoạch phát triển ở các cấp; đề xuất được định hướng và giải pháp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế phát triển;

+ Vận dụng được các thông tin thu thập từ khảo sát thực tế và đi thực tập để có được kiến thức thực tế và bước đầu làm quen với các công việc về thuộc phạm trù kinh tế phát triển để dễ dàng đảm đương các vị trí công tác sau này;

+ Vận dụng được kiến thức lý thuyết và thực tiễn đã được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết một số vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế phát triển từ vi mô đến vĩ mô, trong nước và quốc tế.

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức về quản lý, điều hành, luật kinh tế và bảo vệ môi trường để thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

* Về kỹ năng:

+ Thu thập được thông tin,vận dụng công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế và phát triển;

+ Làm việc độc lập, làm việc nhóm và có kỹ năng quản lí lãnh đạo

+ Phân tích, đánh giá và tổng hợp được các ý kiến của tập thể, cập nhật những thành tựu mới về khoa học công nghệ để đưa ra được những giải pháp giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực kinh tế phát triển.

+ Lý giải, dự đoán được trước những hành vi ứng xử của các tác nhân tham gia trong các hoạt động kinh tế.

+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kinh tế phát triển;

+ Viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, các vấn đề về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [CNTT-TT], và một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT; Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu ở mức cơ bản.

+ Vận dụng được phần mềm chuyên ngành trong phân tích, đánh giá thông tin kinh tế;

+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt A2 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương.

+ Hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế phát triển; Diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; Viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan trong lĩnh vực kinh tế phát triển.

* Về đạo đức nghề nghiệp:

Yêu mến và gắn bó với nghề nghiệp; Luôn trung thành với đường lối chính sách của Đảng cộng sản và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá : 129 tín chỉ [Không tính giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng]

4. Ðối tượng tuyển sinh:

            Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT, trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

             Theo quyết định số 2397/QĐ-HVN, ngày 13 tháng 08 năm 2015 về Quy định dạy và học đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6. Thang điểm: Thang điểm 10 sau đó qui đổi thành thang điểm 4  

7. Nội dung chương trình:

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực

hành

HP học trước

BB

TC

Khối kiến thức

TỔNG SỐ PHẦN ĐẠI CƯƠNG

42

38

4

1

ML01001

Những NL cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

Principle of Marxism and Leninism 1

2

2

0

x

2

ML01002

Những NL cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

Principle of Marxism and Leninism 2

3

3

0

Những NL cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

x

3

ML01004

Đường lối CM của Đảng cộng sản VN

Revolutionary guideline of Vietnamese C P

3

3

0

x

4

ML01005

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology

2

2

0

x

5

SN01032

Tiếng Anh 1

English1

3

3

0

x

6

SN01033

Tiếng Anh 2

English 2

3

3

0

Tiếng Anh 1

x

7

KT01002

Phát triển cộng đồng

Community Development

3

3

0

x

8

KT01005

Giao tiếp công chúng

Public Speaking

2

2

0

x

9

KT01003

Kỹ năng quản lý và làm việc nhóm

Group Working Skills

2

2

0

x

10

TH01012

Giải tích

Analytical Mathematics

3

3

0

x

11

TH01007

Xác suất thống kê

Probability and Statistics

3

3

0

Giải tích

x

12

KT02011

Toán kinh tế

Mathematical Economics

3

3

0

Kinh tế vi mô I

x

13

KT01000

Địa lý kinh tế

Geographical Economics

2

2

0

x

14

KT01001

Kinh tế Việt Nam

Vietnam Economics

2

2

0

Kinh tế vĩ mô I

x

15

ML01009

Pháp luật đại cương

Introduction to laws

2

2

0

x

16

KT02043

Ứng dụng tin học trong kinh tế

Applied Informatics in Economics

2

1.5

0.5

x

17

KT01008

Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định

Decision Making and Leadership Skills

2

2

0

x

18

KQ01217

Tâm lý quản lý

Psychology in Business Management

2

2

0

x

19

KQ03204

Quan hệ công chúng

Public Relation

2

2

0

x

20

ML01007

Xã hội học đại cương 1

Introduction to Sociology 1

2

2

0

x

TỔNG SỐ PHẦN CƠ SỞ NGÀNH

23

21

2

21

KT02001

Kinh tế vi mô I

Microeconomics I

3

3

0

x

22

KT02002

Kinh tế vĩ mô I

Macroeconomics I

3

3

0

x

23

KT02007

Kinh tế lượng

Econometrics

3

3

0

x

24

KT02006

Nguyên lý thống kê kinh tế

Principles of Economic Statistics

3

3

0

x

25

KT02009

Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Research Methods in Economics

2

2

0

x

26

KT02004

Lý thuyết phát triển

Development Theories

2

2

0

x

27

KQ02303

Tài chính – tiền tệ

Fundamentals of Monetary and Finance

3

3

0

Kinh tế vĩ mô I

x

28

SN03056

Tiếng Anh chuyên ngành cho Kinh tế

English for Economics

2

2

0

Tiếng Anh 2

x

29

KQ02014

Nguyên lý kế toán

Principles of Accounting

3

3

0

x

30

KT03040

Kinh tế học sản xuất

Production Economics

2

2

0

Kinh tế lượng

x

31

KQ03107

Marketing căn bản 1

Basics of Marketing

2

2

0

x

TỔNG SỐ PHẦN CHUYÊN NGÀNH

51

47

4

32

KT03001

Kinh tế vi mô II

Microeconomics II

2

2

0

Kinh tế vi mô I

x

33

KT03002

Kinh tế vĩ mô II

Macroeconomics II

2

2

0

Kinh tế vĩ mô I

x

34

KT03028

Kinh tế phát triển

Development Economics

3

3

0

x

35

KT03021

Chính sách công

Public Policies

3

3

0

x

36

KT03009

Kinh tế công cộng

Public Economics

3

3

0

Kinh tế vi mô I

x

37

KT03008

Kinh tế môi trường

Environmental Economics

2

2

0

Kinh tế vi mô I

x

38

KT03038

Thống kê kinh tế – xã hội

Socio – Economic Statistics

3

3

0

x

39

KT03033

Quản lý dự án phát triển

Management of Development Project

3

3

0

x

40

KT01004

Kỹ năng đào tạo người lớn tuổi

Adult Training Skills

3

3

0

x

41

KT03029

Giới và phát triển

Gender and Development

2

2

0

x

42

KT03010

Kinh tế nguồn nhân lực

Human Resource Economics

2

2

0

Kinh tế vi mô I

x

43

KT03005

Kinh tế quốc tế

International Economics

2

2

0

Kinh tế vĩ mô I

x

44

KT03027

Phát triển nông thôn

Rural Development

3

3

0

x

45

KT03025

Chiến lược và kế hoạch phát triển

Development Strategies and Planning

3

3

0

x

46

KT03007

Kinh tế tài nguyên

Natural Resource Economics

2

2

0

Kinh tế vi mô I

x

47

KT03003

Kinh tế đầu tư

Investment Economics

2

2

0

Kinh tế vi mô I

x

48

KT03045

Thực hành nghề nghiệp

Internship

2

0

2

x

49

KT03044

Quy hoạch và Bố trí dân cư

Population Planning and Settlement

2

2

0

x

50

PKT03030

Phân tích kết quả HQ SXKD

Analysis of Production and Business Performance

3

3

0

Nguyên lý thống kê kinh tế

x

51

KQ03304

Tài chính công

Public Finance

2

2

0

Kinh tế vĩ mô I

x

52

KT03012

Kinh tế và quản lý lao động

Labor Economics and Management

2

2

0

x

53

KQ03114

Thị trường giá cả

Markets and Prices

3

3

0

Marketing căn bản I

x

54

KT03046

Dân số và Phát triển

Population and Development

2

2

0

x

55

KT03004

Kinh tế bảo hiểm

Insurance Economics

2

2

0

Kinh tế vi mô I

x

56

KT03023

Quản lý nhà nước về kinh tế

State Management of Economics

3

3

0

x

57

Bổ trợ

4

2

2

58

ML03027

Luật kinh tế

Economic Law

2

2

0

x

59

KT03011

Kinh tế đất

Land Economics

2

2

0

x

60

KT03014

Kinh tế nông hộ

Farm Households Economics

2

2

0

x

61

KT03024

Kinh tế thương mại dịch vụ

Economics of Trade and Services

2

2

0

x

62

KT04994

Khóa luận tốt nghiệp

Bacherlor Thesis of Development Economics

9

x

9

Thay thế khóa luận

9

63

KT03019

Kinh tế các ngành sản xuất

Production Sectoral Economics

3

3

0

x

64

KT03018

Phân tích chính sách

Policy Analysis

3

3

0

x

65

KT03016

Tổ chức công tác khuyến nông

Organzing Agricultural Extension

3

3

0

x

Tổng số tín chỉ

129

Tín chỉ bắt buộc

117

Tín chỉ tự chọn

12

 8. Kế hoạch giảng dạy [dự kiến]

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Kiến thức giáo dục đại cương

9.1.1.Các học phần bắt buộc.

1. ML01001    Những nguyên lý CB của chủ nghĩa Mác – Lê Nin 1 [2TC: 2 – 0-4].  Những vấn đề chung về triết học và lịch sử phát triển của triết học; Những nguyên lý và quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học Mác Lê Nin. Học phần học trước: không

2. ML01002       Những nguyên lý CB của chủ nghĩa Mác – Lê Nin 2 [3TC: 2 – 0 – 6].

Các quy luật kinh tế trong kinh tế thị trường: tăng trưởng, phát triển kinh tế; hàng hoá, giá trị, giá cả; Quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, lưu thông tiền tệ; Những quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, phát triển của các hình thái kinh tế  – xã hội; Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề thời đại, nhà nước, dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên minh giai cấp, dân tộc, tôn giáo, gia đình, con người… trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê Nin 1.

3. ML01004       Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. [3TC: 3 – 0 – 6]. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai; Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa….Đường lối, chính sách kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Những bài học chủ yếu trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Học phần học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. ML01005         Tư tưởng Hồ Chí Minh.[ 2TC: 2 – 0- 4]. Nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng cộng sản Việt Nam, về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; về đạo đức nhân văn và văn hoá. Những vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay. Học phần học trước: không

5. SN00010        Tiếng Anh [English].[1TC: 1 – 0 – 2]. Cung cấp những thông tin cần thiết về chương trình, kế hoạch học tập môn tiếng Anh tại Học viện nông nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn sinh viên làm quen với dạng đề TOEIC, cách thức làm bài, các phương pháp học tập hiệu quả. Học phần học trước:Không

7. SN01032     Tiếng Anh 1. [English 1] .[3TC: 3 – 0 – 6]. Các hiện tượng ngữ pháp: sở hữu cách; từ loại: danh từ, tính từ, trạng từ…; thời hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ; các dạng câu hỏi. Các chủ điểm nghe, nói, viết: chào hỏi và làm quen; giao thông [công cộng]; hoạt động giải trí; quá khứ và hiện tại; mua sắm; khẩu vị; sắp xếp và quản lý thời gian; miêu tả người và sự vật, hiện tượng. Học phần học trước: Không.

8. SN01033     Tiếng Anh 2. [English 2].[3TC: 3 – 0 – 6]. Các hiện tượng ngữ pháp: các cấp độ so sánh; các động từ khuyết thiếu; thời hiện tại hoàn thành; đại từ bất định, sở hữu; liên từ nối. Các chủ điểm nghe, nói, viết: cuộc sống ở thành thị và nông thôn; định hướng nghề nghiệp; lối sống và quan niệm sống; sở thích và đam mê; kinh nghiệm và thành công trong cuộc sống; công nghệ và cuộc sống trong tương lai; quan hệ xã hội; dự định và hoạch tính trong tương lai. Học phần học trước: Tiếng Anh 1.

9. SN03056   Tiếng Anh chuyên ngành  cho Kinh tế. [English for Economics].[2TC: 2-0- 4]. Các hiện tượng ngữ pháp: danh động từ; quá khứ tiếp diễn; mệnh đề quan hệ; ngữ danh từ và ngữ động từ. Các chủ điểm nghe, nói, viết: các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống; cảm xúc; bày tỏ chính kiến; điện ảnh; khoa học và phát minh khoa học; tính cách và số phận. Học phần học trước: Tiếng Anh 2. [4]

10. KT01002. Phát triển cộng đồng [Community Development]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Một số vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng; Giới thiệu tổ chức phát triển cộng đồng; Sự tham gia và hợp tác trong phát triển cộng đồng; Giám sát và đánh giá trong quá trình phát triển cộng đồng. Học phần học trước: Không.

11. KT01005. Giao tiếp công chúng. [Public Speaking]. [2TC: 2 – 0 – 4].

Những vấn đề cơ bản của giao tiếp công chúng; Các hình thức giao tiếp công chúng chủ yếu; Chuẩn bị cho giao tiếp công chúng; Các bước tiến hành trình bày trước công chúng; Tiến hành trình bày bài phát biểu trước công chúng; Một số kỹ năng cần có khi giao tiếp; Kỹ năng giao tiếp công chúng.  Học phần học trước: Không.

12. KT01003. Kỹ năng quản lý và làm việc nhóm [Group Working Skills]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Tổng quan về làm việc nhóm; Hoạt động của nhóm; Điều hành nhóm; Kỹ năng làm việc nhóm. Học phần học trước: Không.

13. TH 01012       Giải tích .[3TC: 3 – 0 – 6]. Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về toán học; Giúp sinh viên kỹ năng suy luận logic và kỹ năng tư duy khoa học; Môn học cũng giúp sinh viên những kiến thức cần thiết  để học các môn cơ sở của ngành kinh tế, Môi trường và Quản lý đất đai. Học phần học trước: Không.

14.TH 01007     Xác suất thống kê. [3TC: 3 – 0 – 6]. Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất  của môn xác suất; Giới thiệu những ứng dụng của xác suất trong bài toán thống kê. Môn học là cơ sở toán học giúp sinh viên học các chuyên ngành Nông học, Kinh tế, Môi trường, Chăn nuôi, Thú y, Cơ điện…. Học phần học trước: Không.

15. KT02011. Toán kinh tế [Economic Mathematics]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Giới thiệu mô hình toán kinh tế; Phân tích cân bằng tĩnh; Phân tích so sánh- Ứng dụng của đạo hàm và vi phân trong phân tích kinh tế; Tối ưu hóa sản xuất và tiêu dùng; Bài toán Quy hoạch tuyến tính; Bài toán vận tải. Học phần học trước: Kinh tế vi mô I.

16. KT01000. Địa lý kinh tế [Geographical Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Đối tượng, nhiệm vụ và phương  pháp nghiên cứu môn học; Những vấn đề cơ bản về tổ chức lãnh thổ; Tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên nhân văn; Tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp Việt Nam; Tổ chức lãnh thổ ngành nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam; Tổ chức lãnh thổ các ngành dịch vụ Việt Nam; Các vùng kinh tế xã hội Việt Nam. Học phần học trước: Không.

17. KT01001. Kinh tế Việt Nam [Vietnam Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học Kinh tế Việt Nam;  Tăng trưởng và chính sách kinh tế ở Việt Nam; Huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế Giáo dục – đào tạo, lao động – việc làm và an sinh xã hội; Hội nhập kinh tế quốc tế. Học phần học trước: Không.

9.1.2. Các học phần tự chọn

1. KT01006. Tin học ứng dụng trong kinh tế [Application Informatics in Economics]. [2TC: 1 – 1 – 4]. Giới thiệu Chương trình Excel ứng dụng trong chuyên ngành; Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra; Một số công cụ thường dùng [thống kê, kinh tế lượng, tài chính, toán kinh tế]; Giới thiệu Chương trình SPSS; Các lệnh và công cụ cơ bản sử dụng trong kinh tế. Học phần học trước: Không.

2. KT01008. Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định. [Decion Making and Leadership Skills]. [2TC: 2 – 0 – 4].Giới thiệu nội dung môn học; Các khái niệm về lãnh đạo, năng lực lãnh đạo và hành vi ứng xử lãnh đạo; Bản chất công tác lãnh đạo và hành vi có hiệu quả của người lãn đạo; Năng lực lãnh đạo và giớiPhẩm chất và kỹ năng lãnh đạo; Các tình huống trong hành vi lãnh đạo; Các mô hình lãnh đạo. Học phần học trước: Không.

3. KQ01217        Tâm lý quản lý. [ Psychology in Business Management] [2 – 0 – 4].Các quy luật tâm lý của tập thể lao động, tâm lý các tầng lớp người trong tập thể lao động như tầng lớp nông dân, công nhân, trí thức, lãnh đạo… Nghiên cứu tâm lý từng đối tượng để biết cách giao tiếp hợp lý, ứng xử hợp lý trong mọi công việc của quản lý như: tiếp khách, ra mệnh lệnh, ra quyết định. [1,2]

4. KQ03204  Quan hệ công chúng. [Public Relation] [2TC: 2 – 0 – 4 ]. Môn học này giới thiệu những nội dung cơ bản của Quan hệ công chúng [PR]. Mục đích là giúp học viên Hiểu rõ những khái niệm và lí thuyết nền tảng của PR và một số công việc cụ thể của hoạt động PR; Hiểu rõ tầm quan trọng của truyền thông trong hoạt động PR, những kỹ năng cơ bản cần thiết khi giao tiếp với giới truyền thông và một số công cụ tác nghiệp. Học phần học trước: Không

5. ML        Xã hội học đại cương 1. [2TC: 2 – 0 – 4]. Cung cấp những kiến thức XHH đại cương như: nhóm xã hội – cộng đồng xã hội, bình đẳng – bất bình đẳng xã hội, vai trò – vị thế xã hội, cơ động xã hội; cung cấp những kiến thức XHH chuyên biệt như về vấn đề lối sống, vấn đề của xã hội đô thị và nông thôn, kỹ năng điều tra những vấn đề về xã hội thông qua bảng hỏi, anket, chọn mẫu, phỏng vấn. Học phần học trước: Không

9.2. Kiến thức cơ sở ngành

9.2.1. Các học phần bắt buộc

1. KT02001. Kinh tế vi mô I [Microeconomics I]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Những vấn đề cơ bản của Kinh tế học; Lý thuyết cầu, cung; Độ co dãn cầu cung và lý thuyết hành vi người tiêu dùng; Lý thuyết về sản xuất, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp; Thị trường sản phẩm. Học phần học trước: Không.

2. KT02002. Kinh tế vĩ mô I [Macroeconomics I]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Đại cương về kinh tế học; Khái quát về kinh tế học vĩ mô; Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân; Tổng cầu và chính sách tài khóa; Tiền tệ và chính sách tiền tệ; : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh; Thất nghiệp và lạm phát;  Học phần học trước: Không.

3. KT02007. Kinh tế lượng [Econometrics]. [3TC: 3.0 – 0 – 6]. Giới thiệu về kinh tế lượng; Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến; Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến; Những vấn đề của kinh tế lượng trong phân tích hồi quy; Hồi qui với biến định tính; Mô hình và ứng dụng.  Học phần học trước:  Kinh tế vi mô 1

4. KT02006. Nguyên lý thống kê kinh tế [Principles of Economic Statisitics]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Giới thiệu môn học ; Thu thập thông tin thống kê; Tổng hợp và trình bày các dữ liệu thống kê; Thống kê mức độ của hiện tượng kinh tế -xã hội; Điều tra chọn mẫu; Kiểm định thống kê; Thống kê biến động hiện tượng; Phân tích tương quan và hồi quy. Học phần học trước: Xác suất – thống kê

5. KT02009. Phương pháp nghiên cứu kinh tế [Research Methods in Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Cấu trúc của nghiên cứu;  Quá trình nghiên cứu; Một số phương pháp dùng trong kinh tế nông nghiệp;  Đề cương nghiên cứu; Phương pháp tiến hành khóa luận tốt nghiệp. Học phần học trước: Không.

6. KT02004. Lý thuyết phát triển [Development Theories]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Giới thiệu môn học Lý thuyết phát triển; Trường phái hiện đại hoá; Trường phái sự phụ thuộc; Trường phái hệ thống thế giới; Cách mạng trong khoa học – Mô hình “Sự vận động của các trường phái lý thuyết” của Thomas Kuhn. Học phần học trước: Không.

7. KQ       Tài chính – Tiền tệ. [3TC: 3 – 0 – 6]: Cung cấp các kiến thức về cơ bản tài chính và tiền tệ và những công cụ của nó trong nền kinh tế. Nội dung cơ bản gồm Tài chính và hệ thống tài chính; Tài chính công; Tài chính doanh nghiệp; Cung cầu tiền tệ; Tín dụng; Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại; Các trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường. Học phần học trước: Kinh tế vĩ mô1.

9.2.2. Các học phần tự chọn

1. KQ       Nguyên lý kế toán. [2TC: 2 – 0 – 4]: Các khái niệm, bản chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán. Các phương pháp chuyên môn của kế toán: lập chứng từ và kiểm kê tài khoản và ghi sổ kép; Phương pháp tính giá; Phương pháp cân đối. Các hình thức sổ kế toán. Tổ chức công tác kế toán trong nghiệp. Học phần học trước: Không

2. KT03040. Kinh tế học sản xuất [Production Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học; Phân tích sản xuất; Hàm cực biên; Phân tích chi phí sản xuất; Phân tích lợi nhuận; Ngoại ứng, rủi ro và không chắc chắn. Học phần học trước:  Kinh tế lượng

3. KQ        Marketing căn bản 1. [2TC: 2 – 0 – 4]. Những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý marketing và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: Hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing; Môi trường marketing và thị trường các doanh nghiệp, nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng, Phương pháp luận nghiên cứu marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường gồm: các chiến lược thị trường, các chính sách marketing căn bản và tổ chức quản trị marketing của doanh nghiệp. Học phần học trước: Không

9.3. Kiến thức chuyên ngành

9.3.1. Các học phần bắt buộc

1. KT03001. Kinh tế vi mô II [Microeconomics II]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Thị trường yếu tố sản xuất; Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự cân bằng và phản ứng của thị trường; Lựa chọn, ra quyết định trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn; Hiệu quả Pareto, những thất bại của kinh tế thị trường và vai trò Chính phủ. Học phần học trước:  Kinh tế vi mô I.

2. KT03002. Kinh tế vĩ mô II [Macroeconomics II]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Lý thuyết về phát triển kinh tế mở; Sản xuất và tăng trưởng kinh tế; Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính; Ảnh hưởng ngoại ứng; Hàng hóa công cộng, nguồn lực cộng đồng và thiết kế hệ thống thuế. Học phần học trước: Kinh tế vĩ mô I.

3. KT03028. Kinh tế phát triển [Development Economics]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Lý luận và thực tiễn về Kinh tế phát triển;  Các học thuyết cơ bản về kinh tế phát triển; Nguồn lực quốc gia và phát triển; Quan hệ quốc tế và sự phát triển; Những vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình phát triển; Hoạch định phát triển. Học phần học trước: Không.

4. KT03021.Chính sách công [Public Policies]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Những vấn đề cơ bản của chính sách công; Hoạch định chính sách công; Phân tích sách công; Chính sách kinh tế; Chính sách chi tiêu công; Chính sách xã hội; Chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Học phần học trước: Không.

5. KT03009. Kinh tế công cộng [Public Economics]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Nền kinh tế hỗn hợp và khu vực kinh tế công cộng;  Cơ sở hoạt động kinh tế công cộng đối với Chính phủ; Lý thuyết về kinh tế học phúc lợi; Lý thuyết về chi tiêu công cộng;  Các chương trình chi tiêu của Chính phủ; Lý thuyết về thuế. Học phần học trước: Kinh tế vi mô 1.

6. KT03008. Kinh tế môi trường [Environmental Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Những vấn đề cơ bản  về  khoa học kinh tế môi trường; Môi trường và phát triển; Khái quát về ô nhiễm, hệ sinh thái và tiêu chuẩn môi trường;  Kinh tế ô nhiễm môi trường; Nội dung cơ bản về quản lý môi  trường; Đánh giá tác động môi trường và phương pháp đánh giá giá trị môi trường. Học phần học trước: Kinh tế vi mô 1.

7. KT03038. Thống kê kinh tế – xã hội [Socio – Economic Statistics] [3TC: 3 – 0 – 6]. Những vấn đề chung về thống kê kinh tế  – xã hội; Thống kê dân số và lao động; Thống kê nguồn lực xã hội và tiến bộ kỹ thuật; Thống kê kết quả và hiệu quả nền sản xuất xã hội; Thống kê mức sống dân cư và các vấn đề xã hội; Thống kê tăng trưởng kinh tế và so sánh quốc tế. Học phần học trước: Nguyên lý thống kê kinh tế.

8. KT03033. Quản lý Dự án phát triển [Management of Development Project]. [3TC: 3 – 0 – 6].  Các vấn đề chung của quản lý dự án phát triển; Nhà quản lý làm gì trong thời kỳ chuẩn bị dự án phát triển; Quản lý thực hiện dự án phát triển; Quản lý kết thúc dự án phát triển. Học phần học trước: Không.

9. KT01004. Kỹ năng đào tạo người lớn tuổi [Adult Training Skills]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Quá trình học tập của người lớn; Xây dựng một chương trình đào tạo người lớn; Phương pháp đào tạo cho người lớn. Học phần học trước: Không.

10. KT03029.Giới và phát triển [Gender and Development]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Nhập môn; Những vấn đề cơ bản về giới; Giới và phát triển trên thế giới và Việt Nam; Nghiên cứu về giới và phát triển. Học phần học trước: Lý thuyết phát triển.

11. KT03010. Kinh tế nguồn nhân lực [Human Resource Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Nhập môn; Thị trường lao động; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Năng suất lao động; Thù lao lao động; Một số vấn đề xã hội đối với người lao động.Học phần học trước: Kinh tế vi mô 1.

12. KT03005. Kinh tế quốc tế [International Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Thương mại quốc tế và thị trường thế giới; Đầu tư quốc tế; Hệ thống tiền tệ quốc tế và tỷ giá hối đoái; Liên kết kinh tế quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam. Học phần học trước:  Kinh tế vĩ mô I.

13. KT03027. Phát triển nông thôn [Rural Development]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Nhập môn; Phát triển kinh tế nông thôn; Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và môi trường nông thôn; Vai trò của Nhà nước và các tổ chức trong phát triển nông thôn; Nghiên cứu phát triển nông thôn. Học phần học trước: Không.

14. KT03025. Chiến lược và kế hoạch phát triển [Development Strategies and Planning].[3TC: 3 – 0 – 6]. Mở đầu; Nội dung của chiến lược và kế hoạch phát triển; Trình tự xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển; Tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển.. Học phần học trước: Không.

15. KQ        Tài chính công. [2TC: 1,5 – 0,5 – 4]. Cung cấp các kiến thức về tài chính công và những công cụ của nó trong nền kinh tế. Nội dung: Vai trò và quy mô của khu vực công; Chính sách chi tiêu công; Huy động nguồn lực công; Các mối quan hệ về ngân sách giữa chính quyền các cấp. Học phần học trước: Kinh tế vĩ mô1

16. KT03007. Kinh tế tài nguyên [Natural Resource Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Kinh tế học phúc lợi và những khái niệm chính về kinh tế tài nguyên;Tài nguyên và phát triển kinh tế; Kinh tế tài nguyên đất và kinh tế tài nguyên nước;  Kinh tế tài nguyên rừng; Kinh tế tài nguyên thủy sản; Kinh tế tài nguyên không thể tái tạo; Kinh tế các loài động thực vật hoang dã; Đánh giá giá trị tài nguyên thiên nhiên. Học phần học trước: Không.

9.3.2. Các học phần tự chọn

1. KQ       Kinh tế hợp tác. [2TC: 2 – 0 – 4 ]. Những lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế trong nông nghiệp. Các hình thức hợp tác kinh tế trong nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Đánh giá kết quả một số hình thức hợp tác kinh tế ở Việt Nam từ đó đúc rút ra những bài học làm được và những tồn tại của quá trình hợp tác kinh tế trong tình hình chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước. Một số định hướng, chính sách tác động đến phong trào hợp tác kinh tế trong nông nghiệp tốt hơn. Học phần học trước: Không

2. KT03012. Kinh tế và quản lý lao động [Labor Economics and Management]

 [2TC: 2 – 0 – 4]. Nhập môn; Những nguyên lý cơ bản của kinh tế lao động; Quản lý phát triển dân số và lao động; Phân bố dân cư và sử dụng lao động; Quản lý di cư lao động; Phân tích một số chính sách xã hội đối với người lao động. Học phần học trước: Kinh tế vi mô I.

3. KQ03114    Thị trường giá cả. [Markets  Prices] [2TC: 3 – 0 – 6]. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu học phần; Các lý thuyết cơ bản về cung, cầu, giá cả và thị trường hàng hoá: khái niệm, phân loại, chức năng, những yếu tố ảnh hưởng, độ co dãn, v.v; Thị trường kỳ hạn: khái niệm, chức năng, xây dựng giá cho các hợp đồng; Các phương pháp xác định giá sản phẩm; Phân tích sự biến động giá cả theo không gian, thời gian và chất lượng sản phẩm; Vai trò của Nhà nước đối với thị trường và giá cả nông sản. Học phần học trước: Marketing căn bản 1

4. KT03003. Kinh tế đầu tư [Investment Economics . [2TC: 2 – 0 – 4]. Tổng  quan về đầu tư; Quản lý và kế hoạch đầu tư; Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển; Dự án đầu tư phát triển; Quan hệ quốc tế trong đầu tư. Học phần học trước: Kinh tế vi mô I.

5.KT03004. Kinh tế bảo hiểm [Insurance Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Những vấn đề chung về bảo hiểm; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm thương mại; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm con người. Học phần học trước: Kinh tế vi mô I.

6. KT03045. Thực hành nghề nghiệp.[Internship]. [2TC: 0 – 2 – 4].

7. KT04994. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế phát triển. [Bacherlor Thesis of Development Economics]. [9TC: 0 – 9 – 18].  Sinh viên được lựa chọn đề tài, địa điểm thực tập tốt nghiệp phù hợp và được một giảng viên hướng dẫn trong suốt cả đợt. Hết thời gian thực tập, sinh viên nộp Khóa luận tốt nghiệp và được chấm điểm. Tùy theo kết quả chấm khoá luận mà sinh viên vệ khoá luận tốt nghiệp hoặc phải thực tập lại. Học phần học trước: Hoàn thành tối thiểu 80% chương trình đào tạo[trong đó có tất cả các học phần bắt buộc].

9.4. Kiến thức bổ trợ.

9.4.1. Học phần bắt buộc.

ML03027   Luật kinh tế. [2TC: 2 – 0 – 4]. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp; những nghĩa vụ kinh doanh; quan hệ lao động trong doanh nghiệp; chế độ hợp đồng kinh tế, cách thức giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế và phá sản doanh nghiệp. Học phần học trước: Không.

9.4.2. Học phần tự chọn.

1. KT03011. Kinh tế đất [Land Economics] [2TC: 2 – 0 – 4]. Độ phì nhiêu của đất và địa tô; Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội trong sử dụng đất; Kinh tế sử dụng đất nông, lâm nghiệp; Kinh tế sử dụng đất đô thị và khu dân cư; Kinh tế sử dụng các loại đất khác; Thị trường đất đai. Học phần học trước: Kinh tế vi mô I.

2. KT03014. Kinh tế nông hộ. [Farm Households Economics]. [2TC: 2 – 0 – 4].

Giới thiệu chung về kinh tế hộ nông dân; Học thuyết kinh tế học tân cổ điển trong kinh tế hộ nông dân; Một số vấn đề lý luận về kinh tế chính trị hộ nông dân; Các nội dung nghiên cứu kinh tế hộ nông dân; Lý thuyết về ứng xử kinh tế – xã hội của hộ nông dân; Đánh giá kinh tế hộ nông dân. Học phần học trước: Không.

3. KT03024. Kinh tế thương mại dịch vụ [Economics of Trade and Service ]. [2TC: 2 – 0 – 4].  Giới thiệu chung về thương mại, dịch vụ; Hệ thống phân phối hàng hoá, dịch vụ; Thương mại điện tử; Kinh tế dịch vụ;  Kinh doanh thương mại dịch vụ và hội nhập. Học phần học trước: Không.

9.5. Học phần thay thế khóa luận.

1. KT03019. Kinh tế các ngành sản xuất [Production Sectoral Economics]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Nhập môn; Tổ chức kinh tế trong các ngành sản xuất;  Kinh tế nguồn lực trong các ngành sản xuất; Ra quyết định trong sản xuất; Cung cầu và tiêu thụ sản phẩm; Phát triển bền vững các ngành sản xuất. Học phần học trước: Không.

2. KT03017. Kinh tế nông thôn [Rural Economics]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn; Tăng trưởng và phát triển; Tổ chức sản xuất theo không gian, hộ nông thôn và liên kết thương mại giữa các vùng; Sử dụng đất trong nông thôn;  Thị trường nông thôn; Di cư; Nông thôn trong mối quan hệ với thành thị;  An sinh xã hội trong nông thôn. Học phần học trước: Không.

3. KT03016.Tổ chức công tác khuyến nông [Organizing Agricultural Extension]. [3TC: 3 – 0 – 6]. Những vấn đề cơ bản của tổ chức công tác khuyến nông; Tổ chức hệ thống khuyến nông; Tổ chức nguồn lực cho khuyến nông; Kế hoạch khuyến nông; Sự tham gia của nông dân trong khuyến nông; Đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông. Học phần học trước: Không. 

Video liên quan

Chủ Đề