Tiêm mũi 1 cách mũi 2 thời gian bao lâu

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 380873

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Thông thường thì người ta khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần tiêm dựa trên đề cương của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Với vắc xin Pfizer thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 21 ngày và với vắc xin Moderna là 28 ngày.

Riêng đối với vắc xin Astra-Zeneca thì một nghiên cứu cho thấy nếu giữa mũi tiêm ban đầu và mũi tiêm nhắc lại có thời gian ít hơn 6 tuần cho hiệu quả 55,1% [bảo vệ khỏi bệnh có triệu chứng]. Nếu có 6-8 tuần giữa các mũi tiêm hiệu quả tăng lên 59,9%, và nếu đợi 9-11 tuần, hiệu quả là 63,7%. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 12 tuần hoặc lâu hơn, hiệu quả đã tăng lên 81,3%. Vì vậy với vắc xin Astra-Zeneca, người ta khuyên khoảng cách giữa 2 lần tiêm nên là 12 tuần hoặc hơn.

Dịch Covid-19 đã diễn ra hơn 2 năm nhưng vẫn diễn biến vô cùng phức tạp do nhiều biến chủng mới với khả năng lây lan nhanh, di chứng nặng như Delta hay Omicron. Để ngăn chặn dịch cũng như bảo vệ sức khỏe thì việc tiêm phòng vắc xin là vô cùng quan trọng, người dân cần tiêm đủ mũi cơ bản và mũi tăng cường để đảm bảo miễn dịch tốt. Vậy có cần thiết tiêm mũi 3 không, tiêm mũi 3 cách mũi 2 bao nhiêu thời gian?

1. Có cần tiêm vắc xin mũi 3 không?

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus hiệu quả và chủ động được đánh giá tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên theo thời gian, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà sau khi tiêm vắc xin một khoảng thời gian, kháng thể có trong cơ thể sẽ giảm dần dẫn đến khả năng phòng bệnh kém đi.

Tiêm vắc xin là cách phòng Covid-19 hiệu quả nhất

Với vắc xin phòng Covid-19 cũng vậy, theo các nghiên cứu, kháng thể sẽ giảm dần sau khi tiêm vắc xin từ 4 - 6 tháng với 2 mũi tiêm cơ bản. Do vậy, tiêm tăng cường với mũi thứ 3 là cần thiết với tất cả các đối tượng, nhất là khi dịch bệnh đang phổ biến, bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Với những hiệu quả trong công tác phòng bệnh, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân nên chủ động tiêm vắc xin mũi 3 tăng cường.

2. Tiêm mũi 3 cách mũi 2 bao nhiêu thời gian?

Thời gian tiêm mũi 3 được khuyến cáo với người bình thường là 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng tùy vào loại vắc xin cũng như tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, theo diễn biến dịch bệnh thực tế đang ngày càng phức tạp, các chủng virus mới xuất hiện nhiều hơn, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể hơn về tiêm mũi tăng cường với một số đối tượng đặc biệt.

Có thể tiêm mũi 3 rút ngắn sau 28 ngày kể từ mũi tiêm thứ 2

Cụ thể, mũi tiêm vắc xin bổ sung tăng cường được rút ngắn thời gian hơn so với mũi tiêm trước đó. Người có bệnh lý nền, có sức khỏe không tốt và là đối tượng dễ bị tổn thương nghiêm trọng nếu không may nhiễm phải virus được hướng dẫn nên chủ động tiêm sớm hơn từ 28 ngày đến 3 tháng sau khi tiêm xong liều cơ bản.

Tuy nhiên trước khi tiêm mũi tăng cường, người có sức khỏe yếu, đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương sẽ cần kiểm tra sức khỏe cẩn thận đảm bảo đủ điều kiện tiêm. Sau khi tiêm, cũng cần theo dõi sát sao phản ứng nghiêm trọng có thể gặp do tác dụng phụ của vắc xin. Đối với những đối tượng người từ 18 tuổi trở lên, khỏe mạnh khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Tốt nhất người dân nên đến cơ sở y tế để được tư vấn về thời điểm tiêm mũi nhắc lại phù hợp để vừa đảm bảo miễn dịch chủ động chống lại virus Covid-19 vừa đảm bảo sức khỏe. Giống như tiêm mũi cơ bản, sau khi tiêm mũi bổ sung, khả năng miễn dịch của cơ thể đạt mức cao nhất khoảng 2 tuần sau khi tiêm.

3. Những điều cần biết về tiêm vắc xin mũi 3

Do triển khai nhanh chóng nên thông tin về các loại vắc xin phòng Covid-19 cũng còn hạn chế, trong đó có tiêm mũi nhắc lại. Mới đây Bộ Y tế đã áp dụng giấy xác nhận tiêm mới với thông tin có thể cập nhật tối đa 7 mũi tiêm gồm cả tiêm cơ bản và tiêm nhắc lại, nghĩa là người dân có thể tiêm nhắc lại nhiều lần ở các mốc thời gian phù hợp để đạt khả năng miễn dịch tốt nhất.

Tiêm nhắc lại giúp người tiêm đạt mức miễn dịch tốt nhất

Dưới đây là một số thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm được các chuyên gia MEDLATEC giải đáp, hãy cùng tham khảo.

3.1. Tiêm vắc xin mũi 3 có thể gặp tác dụng phụ nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC, tác dụng phụ phổ biến khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau bắp tại vị trí tiêm. Hầu hết người tiêm mũi nhắc lại cho biết, tác dụng phụ họ gặp phải nhẹ hơn và ít hơn so với các mũi tiêm trước, điều này được lý giải là do cơ thể đã thích nghi tốt hơn từ các lần tiêm trước.

Hầu hết người tiêm đều chỉ gặp tác dụng phụ ở mức nhẹ đến trung bình. Ngoài các tác dụng phụ nhẹ trên, cần lưu ý một số trường hợp gặp phản ứng nặng như dị ứng, phản vệ,… Lúc này, cần liên hệ với cơ sở y tế để được cấp cứu chống sốc, đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.

3.2. Có thể tiêm vắc xin mũi 3 loại nào?

Dựa trên nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn và đáp ứng miễn dịch được tạo ra bởi mũi vắc xin tăng cường, có thể thấy việc sử dụng cùng loại hay khác loại với mũi tiêm cơ bản đều có khả năng tạo miễn dịch tốt. Khả năng tạo miễn dịch này ở mỗi người với mỗi loại vắc xin là khác nhau, tuy nhiên việc dùng lẫn vắc xin không gây ra ảnh hưởng quá lớn.

Lựa chọn loại vắc xin tiêm nhắc lại phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng và nguồn vắc xin

Người dân khi đăng ký tiêm nhắc lại sẽ được tư vấn về loại vắc xin cũng như như thời điểm tiêm chủng thích hợp. Việc lựa chọn vắc xin tiêm có thể phụ thuộc vào nguồn cung vắc xin của cơ sở cung cấp. Miễn dịch đều sẽ đạt mức cao nhất sau khoảng 2 tuần sau khi tiêm.

3.3. Cần làm gì trước khi tiêm mũi 3?

Giống như các mũi tiêm trước, đối tượng tiêm cũng cần khám sức khỏe sàng lọc để đảm bảo sức khỏe trước khi tiêm mũi tăng cường. ngoài ra, tại điểm tiêm chủng, cần đảm bảo giãn cách khi tiêm và sau khi tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi.

Nếu cơ thể gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: buồn nôn, phát ban, khó thở, sốt cao,… cần thông tin với nhân viên y tế để được hỗ trợ. Với tác dụng phụ sau tiêm, người tiêm cần nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và tiếp tục theo dõi tại nhà. Hầu hết trường hợp, tác dụng phụ khi tiêm mũi 3 không quá nghiêm trọng nên bạn cũng không nên quá lo lắng.

Người dân có thể gặp tác dụng phụ sau khi tiêm mũi 3

Như vậy với thắc mắc tiêm mũi 3 cách mũi 2 bao nhiêu thời gian, bạn có thể chủ động tiêm mũi 3 sau 3 - 6 tháng kể từ mũi tiêm trước đó. Miễn dịch cơ thể sẽ đạt ở mức cao nhất sau khi tiêm 2 tuần, sau đó sẽ giảm dần và bạn có thể phải tiêm mũi nhắc lại tiếp theo. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa chủ động một số bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể trở khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên việc tiêm chủng cần phải có quy trình cụ thể và đúng thời điểm như khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau cũng phải được đảm bảo theo quy định.

Tùy từng loại vắc-xin mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm khác nhau nhưng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ tuân theo nguyên tắc: hai vắc-xin sống giảm độc lực [vắc-xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,...] có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Nếu không tiêm đồng thời thì khoảng cách giữa hai mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc-xin bất hoạt như vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não mô cầu thì có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần. Điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh. Nhìn chung thì vắc-xin chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không có khoảng cách tối đa.

Mỗi loại vắc-xin có các khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ban hành thì lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định gồm có các mốc thời gian như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 1 [bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib mũi 1], uống vắc-xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 2, uống vắc- xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3, uống vắc-xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin sởi mũi 1
  • Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin bạch hầu- ho gà- uốn ván mũi 4, tiêm vắc-xin sởi-rubella [MR]
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản theo lịch trình: mũi 2 cách mũi 1 7-14 ngày và mũi thứ 3 cách 1 năm so với mũi 2

Tiến hành đưa trẻ đi tiêm chủng theo thông tư số 38/2017/TT-BYT

Ngoài những vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch trình như trên thì có một số loại vắc-xin cũng cần thiết với trẻ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ như:

Danh sách các loại vắc-xin kể trên đều có mặt trong danh mục vắc-xin của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại Vinmec có nguồn vắc-xin đảm bảo, có xuất xứ rõ ràng và được bảo vệ theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện là những bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ để khám sàng lọc trước và sau tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng, trẻ được tiêm sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút và tiếp tục được hướng dẫn theo dõi trong tối thiểu 24 giờ sau nhằm phát hiện sớm các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nguồn vắc-xin đầy đủ và đảm bảo

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề