Thuyết minh về món an đặc sản miền Trung

Thuyết minh về món bánh bèo xử Huế

______________________________ BÀI SỐ 118______________________________

Thuyết minh về một món bánh bèo xử Huế

Bạn đang đọc: #1 thuyết minh về món an đặc sản ở huế – Món Miền Trung

BÀI LÀM Là mảnh đất nổi tiếng bởi vẻ đẹp mộng mơ trữ tình, xứ Huế thân thương còn được mọi người biết đến qua nền ẩm thực độc lạ và phong phú và đa dạng, một trong những điều tạo ra sự sự nổi tiếng đó chính là bánh bèo Huế – điểm nhấn của ẩm thực trên mảnh đất này .

Không biết có từ khi nào, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản nổi tiếng, một món ăn không hề thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo xuất hiện từ mâm cơm dân dã ở mỗi mái ấm gia đình cho đến những bữa tiệc, đợt nghỉ lễ, ngày Tết và những dịp mời khách trang trọng. Nguyên liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn, đem trộn với nước, chờ vài phút để có độ dẻo vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ. Khi đổ phải thật khôn khéo và cẩn trọng sao cho lát bánh thật mỏng dính, có hình giống cánh bèo xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín, cho thêm gia vị như : tôm giã thật nhỏ, một chút ít dầu béo thực vật rưới lên chén bánh trước khi ăn. Phần nhân bánh được làm bằng tôm tươi lột vỏ giã nhuyễn, rang lên và phi thơm hành mỡ cho vàng rộm. Thưởng thức bánh bèo đúng cách là phải ăn trong những chiếc chén nhỏ đó, nếu ai cầu kì mà lại đựng bánh trong đĩa sang trọng và quý phái thì quả thật là đã làm hỏng đi cái “ hồn vả chất ” của bánh bèo xứ Huế. Miếng bánh bèo ngon nhất chính là nhờ vị tôm và thứ nước chấm đặc biệt quan trọng. Nước chấm này được pha từ nước mắm, hòa chung với mỡ, đường, tỏi, ớt. Vị nước chấm pha xong không được mặn, cũng không được nhạt, nó phải hơi ngọt một chút ít và dậy lên mùi thơm đủ thức tỉnh những tâm hồn nhạy cảm. Thêm một điều nữa khiến bánh bèo Huế trở nên đặc biệt quan trọng, đó chính là việc người Huế dùng que tre vót mỏng mảnh như một mái chèo nhỏ. Thật là tuyệt khi cầm que lách vào miếng bánh chấm với nước mắm cay. Cái vị ngọt của tôm chây và mát bùi của bánh quyện với vị cay của ớt đến tê đầu lưỡi làm ta khó hoàn toàn có thể quên được mùi vị sông nước xứ Huế. Phải chăng, chính ở những điêu tưởng chừng rất đỗi bình dị đó lại làm ra cái hồn của món bánh bèo niềm tự hào của xứ Huế mộng mơ .

Vì sao lại gọi là bánh bèo? Là vì chiếc bánh có hình giống cánh bèo? hay VI một lí do nào đó?, điêu này không ai biết. Không rõ bánh bèo Huế có từ bao giờ, chỉ biết nếu đến Huê bạn sẽ nhận thấy sự xuất hiện của loại bánh này ở mọi nơi, từ những bữa cơm dân dã trong mọi gia đình cho đến những bữa tiệc hay những buổi liên hoan. Sự hiện diện của bánh bèo Huế thân quen đến mức người ta coi nó là một phần không thể thiếu của ẩm thực nơi đây. Bánh bèo xứ Huế được bày vào mâm gỗ, mỗi mâm từ 6 đến 10 chén tùy theo ý của khách. Nhìn đĩa bánh bèo mầu trắng, trên điểm xuyết nhân tôm chấy vàng rực được xếp trên mâm như những bông hoa đang nở rộ trông thật hấp dẫn. Có thể thưởng thức bánh bèo Huế ở khắp mọi nơi, nhưng thú vị nhất vẫn là được ngồi trong những quán nhỏ mang đậm “chất” Huế, ung dung thưởng thức từng miếng bánh. Nếu như văng vẳng bên tai là những câu hò mượt mà, trữ tình của các “o” [cô gái] Huế nữa, thì còn gì thú vị hơn? và lắng nghe những câu hò mượt mà. Người Huế bảo, ăn bánh bèo nơi đây mà ăn nhanh thì sẽ chẳng bao giờ thấy hết cái ngon, cái ngọt của loại bánh này. Trái lại, ăn bánh bèo Huế là phải ăn chậm, nhai kĩ, lúc đó, bạn mới cảm nhận được hết tinh hoa của món quà quen thuộc đất Huế.

Xem thêm: Ngành dinh dưỡng và ẩm thực – Chuyên ngành đầy triển vọng

Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống hoạt động và sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ ba đến năm giờ chiều, trên những ngõ phố, những phụ nữ ngăn nắp trong bộ áo dài quẩy gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy mùi vị quê nhà này vào những bữa ăn phụ. Ở Huế giờ đây mọc lên nhiều “ phố bánh bèo ” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm … Những “ phố bánh bèo ” này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn chiêm ngưỡng và thưởng thức món bánh bèo – một món đặc sản nổi tiếng của đất cố đô . Ngày trước, bánh cũng có tên trong thực đơn yến tiệc cung đình, bên cạnh những mứt, mít, trái cây, xôi chè. Trong văn hoá ầm thực của Nước Ta nói chung và xứ Huế nói riêng, bánh bèo không phải là một thứ ăn lấy no mà chỉ là quà thêm, quà nếm, ăn chơi mà thôi. Bánh bèo của người Huế được xếp kín trong cái mẹt [ cái xửng ] cùng bát nước chấm chua cay ngòn ngọt, chính là sự tập hợp những vòng tròn lớn nhỏ lan toả, nhìn cứ như đang chiêm ngưỡng và thưởng thức nghệ thuật và thẩm mỹ sắp xếp vậy .

Những ai xa quê lâu khi trở lại cũng tìm đến món bánh bèo để nhớ tới cái vị cay nồng, ngọt ngào mang nặng tình quê. Còn những hành khách đã một lần đến cố đô thì không hề quên được món bánh giản dị và đơn giản nhưng gói trọn tình cảm của vùng xứ Huế mộng mơ. Với Huế, ăn đấy mà như chơi, chơi đấy mà như không, và ta được thấy điều này một rõ ràng hơn khi chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh bèo .

TẢI VỀ FILE

Xem thêm: Ngành dinh dưỡng và ẩm thực – Chuyên ngành đầy triển vọng

>> Xem thêm :
+ Thuyết minh về món bánh tôm Hồ Tây – Bài văn tinh lọc lớp 8

Kiên Giang là địa danh du lịch luôn hấp dẫn mọi du khách ghé qua không chỉ bởi những hòn đảo thơ mộng, những phong cảnh hữu tình mà còn bởi những món ăn ngon nổi tiếng. Các món ăn ở đây đều rất dân dã, mang hương vị riêng biệt, không lẫn với bất kỳ nơi nào.

Đang xem: Thuyết minh về món an đặc sản ở kiên giang

Nước mắm Phú Quốc là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm Phú Quốc, có truyền thống trên 200 năm.

Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng duy nhất loại cá cơm làm nguyên liệu. Loại cá cơm cho nước mắm ngon nhất là Sọc Tiêu và Cơm Than. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bịnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.

2. Bánh Canh Ghẹ Chả

Bánh canh ghẹ – đặc sản Kiên Giang – vốn dĩ đã ngon, bánh canh ghẹ chả của Hà Tiên lại càng hấp dẫn vì nguyên liệu xuất sắc. Ghẹ, cá làm chả, tôm, đầu cá thu chế biến nước dùng đều tươi và chất lượng.

Nước lèo từ tôm khô, thịt, xương heo lại được cho thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu càng đáng nói. Cá tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, mắm rồi quết thật đều tay.

Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc chiên. Từng miếng chả dậy mùi khi ăn sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà. Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho vào luộc nên ngọt ngon.

Tô bánh canh ghẹ bưng ra dễ làm người ăn ngạc nhiên vì chỉ thấy ghẹ với chả, bánh canh trắng nằm phía bên dưới khiêm nhường. Bánh canh ghẹ làm toàn từ hải sản nhưng không hề có chút tanh ngược lại, mùi rất quyến rũ. Một tô thôi nhưng trong đó tập hợp đủ vị biển làm say lòng thực khách mê hải sản.

3. Gỏi Cá Trích

Hầu như du khách nào đến Phú Quốc đều phải thu xếp cho được một bữa ngồi ngay bờ biển và thưởng thức gỏi cá trích, để rồi sau đó, không ai nói lời hối tiếc. Gỏi cá trích đi kèm với với bánh tráng cuốn, rau, đồ chấm.

Đĩa gỏi cá trích – đặc sản Kiên Giang – mới được mang ra dễ khiến người ăn lúng túng vì bên trên phủ toàn dừa nạo trắng muốt. Thực khách sau đó phải trộn đều lên mới nhận rõ tầng sâu hấp dẫn với những miếng thịt cá tươi rói, rau thơm, đậu phộng ngon mùi, hành tây, ớt tươi tạo thành tập hợp nhìn đã thấy mê.

Vậy nên thật nhanh tay cầm miếng bánh tráng, nhúng sơ vào nước cho mềm rồi nhón chút rau sống nào xà lách, dưa leo, rau thơm… gắp gỏi cho lên trên, sau đó, cuộn lại thật chắc tay, chấm vào chén tương nâu vàng đầy mời gọi để biết món gỏi cá trích quả đúng lừng danh.

Cá trích tươi ngon ngọt còn mang vị biển với béo béo dừa nạo, hăng hăng hành tây, điểm thêm rau sống giòn mát là món nhâm nhi tuyệt vời.

4. Bún Cá

Bún cá ở Kiên Giang phổ biến và đi vào trong cuộc sống thường nhật của người dân, ngấm cả vào những câu ca dao:

“Chai rượu, miếng trầu em hầu tía, má

Nấu tô bún cá đặng lấy lòng anh”

hay

“Ai về Rạch Giá, Kiên Giang

Ăn tô bún cá chứa chan tình người”

Bún cá Kiên Giang khác biệt từ cách làm cho đến hương vị cũng là món ăn được du khách phương xa yêu thích. Cá to khoảng 1 kg, rửa sạch, cắt thành 3 khúc. Đặc biệt, làm sao làm sạch dạ dày cá nhưng để nguyên bộ lòng. Tiếp đó, đem cá đi hấp chín, rồi lột da, bẻ thịt cá thành từng miếng.

Tép biển rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi… rồi rim nhỏ lửa với tỏi mỡ đếnn khi tép săn lại, vàng ươm, thơm lừng thì múc ra tô để nguội. Nước lèo nêm cho vừa ăn và nhớ không thể thiếu khô mực nướng xé nhỏ cho thêm vào để có vị riêng.

Mùa cá có trứng thì đánh trứng cá tơi ra, cho luôn vào nồi nước này. Trong khi đó, bún cũng cần dụng công không kém khi chế biến từ gạo ngâm nước dừa vừa trắng, vừa mượt.

Tô bún nghi ngút khói, những miếng cá ngon, tôm vàng hấp dẫn trên nền bún trắng, nước sóng sánh điểm hành lá xanh đẹp như một bức tranh. Người ăn cho thêm chút ớt, nhánh nhau sống, lá rau thơm làm cho món ăn lại càng quyến rũ.

Vị nước dùng thanh thơm mùi cá, mùi mực và beo béo trứng khó mà tìm gặp ở món bún nơi nào khác. Bún dai, thơm dừa, cá tôm ngon ngọt. Tất cả đều làm hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

5. Bún Kèn Hà Tiên

Bún kèn là món ăn rất riêng của ẩm thực Hà Tiên với cách chế biến cầu kỳ, nhiều công đoạn. Để thực khách có thể cảm nhận được vị ngon của cá, đậm đà của dừa tươi trong nước dùng hay các loại rau giá, dưa leo ăn cùng, người đầu bếp phải rất cẩn thận trong khâu làm cá, nấu nước lèo.

Tô bún khi được bày biện thường rất bắt mắt với một lớp tôm khô giã nhuyễn rắc lên trên cùng các loại rau thơm. Một trong những cửa hàng bán bún kèn ngon nhất là nằm ở đầu đường Trầu Hầu, gần chợ Hà Tiên.

Xem thêm: Các Bài Văn Kể Về Lễ Hội Gò Đống Đa [2021], Bài Văn Tả Lễ Hội Gò Đống Đa Lớp 3

Tô bún kèn có giá từ 15.000 – 20.000 đồng và thường chỉ bán vào buổi sáng.

6. Nấm Tràm

Nấm tràm có nhiều ở Phú Quốc là loại đặc sản có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, nấm tràm không phải lúc nào cũng sẵn. Muốn ăn nấm tươi phải đúng mùa mưa. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.

Luộc gà rồi cho nấm tràm vào nấu với nước gà luộc là món đơn giản và giữ được vị nguyên của nấm nhất. Vừa xé gà chấm muối tiêu chanh, thỉnh thoảng húp chút nước, gắp miếng nấm tràm ngắm trời mưa thật ấm người, ấm lòng và thỏa mãn cái dạ dày.

Nấm tràm giòn xốp, không chỉ ngọt ngon mà còn có vị đăng đắng đặc trưng. Người ta nghiện nấm tràm khó quên được món ngon cũng là do cái đắng nhẹ khó hiểu này của nó. Ngoài ra, chả cá viên nấu với nấm, nấm nấu tôm… món nào cũng ngon và ấn tượng.

7. Bánh Thốt Nốt

Bà con Khmer đã sáng tạo ra món ăn dân giã mà tinh tế từ những nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Bánh thốt nốt được làm từ nước thốt nốt, trái thốt nốt và bột gạo.

Để làm bánh, người ta lấy gạo ngon xay thành bột, ủ một đêm cho lên men. Lấy bột này trộn với cơm thốt nốt và nước thốt nốt rồi gói trong tấm lá chuối theo hình chữ nhật, rồi đem hấp.

Hoặc cũng có thể trà trái thốt nốt già chà vào rổ lấy bột, trộn với gạo, chút dừa nạo rồi gói trong lá chuối hoặc lá dừa, lá thốt nốt đem hấp…

Sau ít thời gian, mùi thơm từ xửng hấp bốc ra ngào ngạt là bánh được. Bánh thốt nốt – đặc sản Kiên Giang – nhìn ngoài không mấy đẹp nhưng khi mở gói ra thì ngon mắt vô cùng. Màu vàng đặc trưng vuốt ve bột mềm, ăn đến no vẫn thèm.

8. Xôi Xiêm

Xôi xiêm cũng là một món đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi đến vùng đất này. Để có một xửng xôi ngon, cần chọn nếp Thái Lan mua ở chợ Hà Tiên, được vận chuyển theo đường biên giới Campuchia. Nếp Thái được chọn mua vì dẻo và ngon hơn nếp Việt Nam. Trước khi nấu xôi, ngâm nếp khoảng 4-5 giờ, sau đó gút nước bằng vải the, chưng cách thủy nửa giờ. Nhân xôi gồm có trứng gà ta, đánh cho nổi lên rồi lấy nước dừa xiêm, ướp đường Thốt Nốt và đường cát Thái Lan. Nhất thiết phải hấp riêng trong một nồi khác. Thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước nấu. Chính nhờ loại nguyên liệu này mà xôi ngoài vị thơm ngọt, béo ngậy còn có một mùi thơm rất lạ. Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên.

9. Bánh Ống Lá Dứa

Ít người biết rằng bánh ống lá dứa cũng là một món ngon không nên bỏ lỡ khi có dịp đặt chân đến vùng đất nước mặn đồng chua Hà Tiên.

Bánh ống vốn là món ăn vặt của người Khmer nhưng đã tồn tại như một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân miền sông nước.

Sở dĩ có tên bánh ống là do khuôn làm bánh hình trụ, dài khoảng 10-15 cm. Khuôn bánh không có sẵn ngoài thị trường, người bán phải nhờ thợ “chế” riêng theo ý của mình.

Nguyên liệu làm bánh ống có sự khác biệt giữa các tỉnh, tuy nhiên, các thành phần chính vẫn là bột gạo nếp, dừa nạo, lá dứa và vừng.

Mỗi chiếc bánh có giá khá bình dân, chỉ khoảng 5.000 đồng, nhưng với những người mới ăn lần đầu tiên chắc chắn sẽ muốn thưởng thức những cái tiếp theo.

10. Cơm Ghẹ Phú Quốc

Không tảpílù như cơm Hến của Huế, không màu sắc rực rỡ như cơm chiên Dương Châu của Trung Hoa, cơm xào ghẹ Phú Quốc là cốt cách của đất, là tinh túy của biển, là tinh thần của người phương Nam Việt Nam. Thực chất món cơm ghẹ này chỉ là món cơm trộn và xào đã được cách điệu từ món cơm trắng hàng ngày của người nông dân.

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm thay thế cho gia vị.

Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn. Đây là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên.

11. Cà Xỉu

Cà xỉu là một món ăn rất độc đáo ở Hà Tiên – Kiên Giang, có thể khiến bạn 'xỉu' khi lần đầu thưởng thức, bởi loại đặc sản này nhìn giống con côn trùng với cái râu thật dài và to. Cà xỉu muối buổi sáng có thể buổi chiều ăn được hoặc để trong hũ dùng dần quanh năm.

Xem thêm: Xem Phim Lễ Hội Đẫm Máu Midsommar 2019, Phim Lễ Hội Đẫm Máu

Cà xỉu tươi ngon nhất vẫn là muối buổi sáng xào buổi chiều, bởi khi đó vị mặn của muối hãy còn chưa ngấm hết vào trong thịt. Phi thơm tỏi cho cà xỉu vào xào, đảo đều tay cho gia vị thấm đều. Nêm chút tiêu, đường cho vừa miệng ăn. Khi ăn tách lớp vỏ bên ngoài chỉ ăn thịt bên trong. Cà xỉu ngon bổ nhất là phần râu [tốt cho sinh lực của nam giới], nhai giòn giòn nên các đấng mày râu rất thích. Ngoài ra bạn cũng đừng nên bỏ qua món mắm cà xỉu về làm quà nhé.

Chúc bạn đi chơi vui vẻ và thưởng thức được nhiều món ẩm thực hấp dẫn ở Kiên Giang !

See more articles in category: FAQ

Video liên quan

Chủ Đề