Bánh mì có phải hàng thiết yếu không

Từ vụ "bánh mì", Khánh Hòa xác định lại hàng hóa thiết yếu

[NLĐO] - Sau vụ lùm xùm "bánh mì không phải lương thực thiết yếu", chiều 19-7, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội.

  • Công nhân trong vụ "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" bị cho nghỉ việc!

  • Nha Trang xử lý sao về vụ "Mua bánh mì không phải là lương thực thiết yếu"?

  • Nha Trang: Xử phạt gần 215 triệu đồng hàng trăm trường hợp vi phạm giãn cách xã hội

  • Không có tiền, 47 người Hrê được Khánh Hòa hỗ trợ đưa về quê Quảng Ngãi

Văn bản do bà Phan Thị Thu Cúc, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, ký xác định hàng hóa thiết yếu bao gồm:

- Hàng thực phẩm tươi sống: thịt [các sản phẩm từ thịt], thủy sản [các sản phẩm từ thủy sản], rau củ quả [các sản phẩm từ rau củ quả] , trái cây, trứng [các sản phẩm từ trứng].

- Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân, nước uống, nước ngọt đóng chai, thùng, lon…

- Thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để rửa tay, tắm giặt, gội, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông như xăng dầu, gas, khí đốt và các nguyên, nhiên liệu khác phục vụ sản xuất, đời sống như dịch vụ cung cấp điện, nước; thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Về phần lương thực, văn bản này nêu rõ gồm: Gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột [các sản phẩm từ tinh bột].

Nếu theo văn bản này thì bánh mì là sản phẩm từ tinh bột, là mặt hàng lương thực thiết yếu.

Hướng dẫn các mặt hàng thiết yếu của Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa

Trước đó, như NLĐO đã thông tin, một công nhân làm việc trong công trường của dự án du lịch ở phía Bắc TP Nha Trang thuộc phường Vĩnh Hòa đã đi ra ngoài mua bánh mì và nước uống. Người này bị lực lượng chức năng dừng xe và kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết.

Công nhân này xuất trình giấy tờ, giải thích lý do ra đường để mua bánh mì nhưng cán bộ kiểm soát chốt chặn không đồng tình vì cho rằng mua đồ ăn, bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu.

Clip quay lại cảnh này khi lan truyền trên mạng xã hội khiến người dân bức xúc với hàng chục ngàn lượt chia sẻ vì lời vị cán bộ phường rất phản cảm, như: "mày ở trên núi xuống đúng không?", "bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu", thậm chí đòi cho đuổi việc anh công nhân…

Thanh niên bị thu giữ xe vì cán bộ cho rằng bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu

UBND phường Vĩnh Hòa cho biết qua xác minh ban đầu, đoạn clip này được quay ngày 18-7, do ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường, quay lại để làm bằng chứng. Phường đã có cuộc họp chấn chỉnh đối với cá nhân ông Thọ và tổ kiểm soát.

Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND TP Nha Trang cũng yêu cầu phường Vĩnh Hòa chấn chỉnh lại hành vi của ông Trần Lê Hữu Thọ, đồng thời chỉ đạo chủ tịch các phường trong thành phố kiểm tra, nhắc nhở hành vi ứng xử và hướng dẫn người dân chấp hành tốt Chỉ thị 16.

Kỳ Nam

Sau lùm xùm vụ "bánh mì không phải hàng thiết yếu", ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình

Theo đó, UBND TP. Nha Trang đã quyết định giải quyết cho ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang được thôi việc kể từ ngày 1/9/2021. Trước đó, ông Thọ đã có đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình.

Ông Trần Lê Hữu Thọ là người xử lý vụ việc trong clip “bánh mì không phải là hàng thiết yếu” gây xôn xao dư luận cuối tháng 7/2021.

Vào ngày 18/7, anh Trần Văn Em, một người công nhân xuất trình giấy tờ ở chốt kiểm soát, giải thích lý do ra đường để mua bánh mì nhưng cán bộ kiểm soát chốt chặn không đồng tình vì cho rằng đi mua đồ ăn là không thiết yếu.

Đặc biệt, khi làm việc tại trụ sở phường, vị cán bộ còn khẳng định "bánh mì không phải là lương thực thiết yếu".

Ngay sau khi nhận được phản ánh, Chủ tịch UBND TP. Nha Trang chỉ đạo Chủ tịch phường và Tổ công tác phường Vĩnh Hòa trao trả xe máy, giấy tờ xe và không xử phạt hành chính đối với công dân Em.

Đồng thời chỉ đạo Chủ tịch phường tiến hành kiểm tra, làm rõ vụ việc nêu trên và yêu cầu tạm thời điều chuyển công tác đối với ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường sang thực hiện nhiệm vụ khác trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Qua kiểm tra bước đầu, nhận thấy ông Thọ chưa nhận thức đầy đủ nội dung Chỉ thị 16, dẫn đến xử lý không đúng tinh thần chỉ thị, có thái độ ứng xử thiếu chuẩn mực đối với người dân trong khi thi hành công vụ, nhất là để xảy ra vụ việc nêu trên.

Chủ tịch UBND TP. Nha Trang sau đó có thư xin lỗi công nhân Trần Văn Em.

Ông Thọ cũng đã trực tiếp gặp anh Em để xin lỗi vì những thiếu sót trong xử lý vụ việc nói trên. Sau đó, UBND TP. Nha Trang cũng đã họp và ra quyết định kỷ luật ông Thọ với hình thức cảnh cáo.

Theo một chuyên gia thực phẩm, bánh mỳ là thực phẩm thiết yếu được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày của các gia đình người Việt.

Sở dĩ bánh mỳ được xếp vào nhóm thực phẩm thiết yếu bởi thành phần của nó chứa nhiều tinh bột, tốt cho sức khoẻ và ăn bánh mỳ cũng giúp cung cấp năng lượng [dù nhỏ] phục vụ cho các hoạt động của cơ thể con người. Bánh mỳ được chế biến thành nhiều loại khác nhau với đủ loại hương vị như bánh mỳ kẹp, bánh mỳ nhân dừa, bánh mỳ nho.

Bánh mỳ là thực phẩm thiết yếu trong đời sống con người.

Bánh mỳ vốn nhiều tinh bột, lại được chế biến dưới dạng khô nên thường có thời gian bảo quản lâu hơn các loại thực phẩm giàu protein khác như thịt, cá. “Bánh mỳ nếu bảo quản tốt có thể sử dụng được tới 2-3 ngày”, chuyên gia nói.

Do là thực phẩm nhiều tinh bột nên nếu bảo quản không tốt hay hết hạn sử dụng, bánh mỳ thường bị lên men mốc hay bị chua. Con người ăn vào dễ bị nhiễm vi khuẩn và ngộ độc.

Vì tính tiện lợi nên hiện nay rất nhiều gia đình người Việt sử dụng bánh mỳ hàng ngày. Thậm chí bánh mỳ còn xuất hiện trong những bữa ăn chính của các gia đình [bánh mỳ sốt vang, bánh mỳ kẹp thịt…].

Mặt khác, do tình hình dịch bệnh hiện nay nên nhiều người chọn bánh mỳ để giải quyết nhu cầu ăn uống nhanh chóng. Chuyên gia thực phẩm khuyến cáo người dân khi ăn bánh mỳ nên chú ý chọn những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo vệ sinh để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, khi chọn bánh mỳ, ngoài nhìn bằng mắt thường, người dân cũng cần ngửi trước. Nếu bánh mùi thơm dễ chịu, không chua, hắc hay mùi lạ thì dùng được.

Quá trình sử dụng, nếu không dùng hết, người dân cần bọc kín, để những nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi đem sử dụng lại nên kiểm tra hạn sử dụng cũng như tình trạng của bánh. Vị chuyên gia cũng khuyến cáo người dân khi ăn bánh mỳ nên ăn cùng với các thực phẩm khác như thịt, trứng hay rau, quả để vừa dễ sử dụng lại vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Khả Minh

Video liên quan

Chủ Đề