Thực trạng ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

Công nghệ thông tin: thực trạng và giải pháp

Nguyễn Tuyết Mai

02:58 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Mười Một, 2005

Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hoá trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần đặt ra xung quanh việc ứng dụng trên.

Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.

Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ.

Đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?

Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ ...Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế.

Có giải pháp nào?

Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Một mô hình kịch bản với tư cách là một phương tiện để đi từ giai đoạn đổi mới nhận thức đến giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin một cách chiến lược sẽ đóng vai trò quan trọng. Ứng dụng đầu tiên của phương pháp xây dựng kịch bản trong bối cảnh kinh tế và quản lý được bắt đầu vào năm 1967. Phương pháp này khác với phương pháp dự báo truyền thống. Nếu phương pháp dự báo cố gắng loại bỏ sự bất định thì phương pháp kịch bản vẫn xét đến những điều còn bất định của hoàn cảnh bằng cách nêu ra những triển vọng cơ bản trong tương lai. Chúng là công cụ giúp hình thành tư duy chiến lược của các nhà quản lý và các doanh nghiệp. Mô hình kịch bản công nghệ thông tin là một công cụ cho doanh nghiệp trong việc giúp họ hiểu được sự ứng dụng có tính chiến lược của công nghệ thông tin từ triển vọng trung hạn. Vai trò của mô hình là nâng cao nhận thức của mọi người đang quan tâm đến công nghệ thông tin bằng cách kích thích các quá trình học hỏi mà sẽ có tác dụng tích cực. Mô hình có ba cấu phần chính:

  • Hoàn cảnh,
  • Giai đoạn,
  • Các khía cạnh liên quan [chiến lược, công nghệ, tổ chức].

Nội dung của phần hoàn cảnh chủ yếu được diễn ra nhờ phương pháp lập kế hoạch kịch bản và liên quan đến những phát triển còn chưa xác định được nhưng sẽ diễn ra ở các cấp vĩ mô và trung gian. Điều này có liên quan đến những vấn đề như kinh tế vĩ mô, các phát triển của công nghệ, dân số và thị trường. Sự phát triển cụ thể ở cấp ngành hoặc chuỗi cung cấp được nêu ra ở phần nói về các giai đoạn.

Kịch bản công nghệ thông tin phân thành 6 giai đoạn từ 0-5:

- Giai đoạn 0: Là giai đoạn doanh nghiệp không ứng dụng loại hình công nghệ thông tin nào, loại trừ một vài thiết bị đơn giản như máy fax.

- Giai đoạn 1: Là giai đoạn doanh nghiệp đã thực hiện tin học hoá các hoạt động hiện có để nâng cao hiệu quả. Bởi vậy ở giai đoạn này có sự chú trọng đến tích hợp các hoạt động hiện có mang tính nội bộ. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các chương trình để đăng ký một phần hoặc toàn bộ các luồng thông tin từ quá trình primary. Ở các công ty lớn, giai đoạn này được thực hiện nhờ gói phần mềm ERP [Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp], còn ở doanh nghiệp thường sử dụng chương trình tiêu chuẩn được kết hợp lại.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn này thực thi việc nâng cao hiệu quả nhờ tích hợp đa chức năng mang tính nội bộ. So với giai đoạn 1, việc tích hợp ở đây sâu hơn và rộng hơn, các chương trình của giai đoạn 1 được đưa vào ứng dụng theo phương thức tiên tiến hơn và có sự hiệu chỉnh.

- Giai đoạn 3: Là giai đoạn nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường đã được doanh nghiệp thiết lập thông qua một quy trình tích hợp, trong đó chú trọng hơn đến việc cải thiện các quá trình kinh doanh hướng ra bên ngoài. Nghĩa là ở giai đoạn này, vị thế chiến lược của doanh nghiệp ở thị trường và chuỗi cung cấp là điểm đầu mối của sự chú ý. công nghệ thông tin được thực hiện theo một phương thức để có sự đóng góp cơ bản và việc tiếp cận người tiêu dùng và tích hợp chuỗi cung cấp.

- Giai đoạn 4: Bao gồm việc thiết kế lại các quy trình kinh doanh để tăng định hướng ra bên ngoài. Bởi vậy, doanh nghiệp có khả năng hướng tới những tổ hợp sản phẩm-thị trường mới. Ở giai đoạn này, các chức năng của công nghệ thông tin có nhiều khả năng hơn.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn này liên quan tới việc xem xét lại các mục tiêu kinh doanh dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin, sao cho doanh nghiệp có thể thực hiện được việc định hướng hoàn toàn ra ngoài.

Để có thể chuyển từ giai đoạn thấp sang giai đoạn cao, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện biên nhất định đặc thù cho giai đoạn đó. Những điều kiện biên này thể hiện ở 3 khía cạnh: chiến lược, công nghệ và tổ chức.

Khía cạnh chiến lược: Giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu nhất định ở một giai đoạn cụ thể: nâng cao hiệu suất, nâng cao hiệu quả, cải thiện mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường; đổi mới quan hệ giữa sản phẩm và thị trường hoặc định hướng đi hoàn toàn mới trong kinh doanh.

Kế hoạch công nghệ thông tin: Kế hoạch này đưa ra một tầm nhìn chiến lược cho việc sử dụng công nghệ thông tin. Mức độ hoà hợp giữa kế hoạch công nghệ thông tin và kế hoạch kinh doanh có thể chia thành các giai đoạn khác nhau.

Khía cạnh tổ chức: Việc thực thi công nghệ thông tin đưa lại những thay đổi tổ chức, cả trong nội bộ lẫn bên ngoài. Điều này có những tác động đối với các mối quan hệ giữa các quy trình kinh doanh, kèm theo đó là những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

Nguồn:Business World Portal

LinkedInPinterestCập nhật lúc:11:43 CH @ 16/03/2014

công nghệcông nghệ thông tinquản lýđầu tưquản trị yêu cầu khách hàngchất lượng phần mềm

Ngành Công nghệ thông tin và viễn thông: Điểm sáng trong mùa dịch

15/12/2021 - 03:57 PM

Cỡ chữ

Dịch bệnh Covid -19 đã khiến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực, sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng cao,… Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, ngành Công nghệ thông tin và viễn thông vẫn nổi lên như một điểm sáng của nền kinh tế trong mùa dịch. Nhiều doanh nghiệp trong Ngành đã nhanh nhạy nắm bắt để vươn lên và phát triển bền vững.

Tăng trưởng mạnh trong dài hạn

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, xu hướng chuyển đổi số đã giúp ngành Công nghệ thông tin đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ dài hạn.Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, tổng doanh thu toàn ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông Việt Nam năm 2020 đạt 120 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần cứng đạt trên 107 tỷ USD; công nghiệp phần mềm đạt trên 5 tỷ USD; công nghiệp nội dung số đạt trên 900 triệu USD…

Trong giai đoạn 2016-2020, công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/ năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành [10%]; công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng 15%/năm; công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tăng trưởng 20,24%/năm; công nghiệp nội dung số tăng trưởng 7,47%/năm. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng,điện tử đạt hơn 93 triệu USD. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông; đứng thứ hai về sản xuất điện thoại và linh kiện; thứ 10 thế giới về sản xuất điện tử và linh kiện, vượt qua nhiều cường quốc như Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Brazil, Singapore. Đây cũng là 2 mặt hàng chiếm vị trí số 1 và 3 trong danh sách 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đưa ngành Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu và xuất siêu lớn nhất của nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu toàn ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông Việt Nam đạt gần 65 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2020 [tháng 6/2020 doanh thu công nghiệp ICT chỉ tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019]. Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử đạt khoảng 57,6 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệp ICT. Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt 50,5 tỷ USD, chiếm khoảng 31,6% giá trị xuất khẩu của cả nước với giá trị xuất siêu ước đạt gần 7,7 tỷ USD, dự báo gấp 5 lần giá trị xuất siêu cả nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, trong năm 2021, ngành ICT sẽ có sự tăng trưởng bứt phá so với năm 2020 và có thể đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam. 6 tháng cuối năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu doanh thu ngành công nghiệp ICT đạt khoảng 140 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 14% so với năm 2020.

Có thể nói, dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi công nghệ trong toàn nền kinh tế. Theo dự báo, có tới 6 lĩnh vực sẽ thay đổi sau Covid-19 bao gồm: Làm việc trực tuyến; giáo dục trực tuyến; y tế từ xa; các phương tiện lái tự động; mua sắm trực tuyến; ngành công nghiệp; tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực.

Ngành ICT được dự báo sẽ có sự tăng trưởng bứt phá so với năm 2020


Theo số liệu của Công ty chuyên về dữ liệu thị trường và tiêu dùng Statista [Đức], doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam năm 2020 đạt 1,12 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2019 [1,1 tỷ USD]. Sang năm 2021, Statista dự báo, doanh thu lấy lại đà tăng như thời điểm trước khi đại dịch bùng nổ, con số dự đoán năm nay là hơn 1,18 tỷ USD, và tiếp tục tăng lên 1,43 tỷ USD vào năm 2025.

Dự báo của IDC - Hãng cung cấp dữ liệu thị trường về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cũng cho thấy, đầu tư vào chuyển đổi số toàn cầu vẫn đang tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép [CAGR] dự báo đạt 15,5% trong giai đoạn 2020-2023. Dự kiến lĩnh vực này sẽ đạt 6.800 tỷ USD, khi nhiều công ty đang tận dụng các chiến lược đầu tư hiện có với sự trợ giúp của công nghệ để trở thành doanh nghiệp số tương lai.

IDC cũng dự báo tới năm 2022, có tới 65% GDP toàn cầu sẽ đến từ số hóa. Cuối năm 2022, có 70% các tổ chức và doanh nghiệp sẽ tăng tốc chuyển đổi số, nhằm chuyển đổi quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi của doanh nghiệp.

Trong báo cáo khảo sát tháng 3/2021 với Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam của Vietnam Report cũng cho thấy, 72,7% doanh nghiệp đánh giá Công nghệ thông tin - Viễn thông nằm trong Top 7 ngành có tiềm năng phát triển nhất trong 3 năm tới. Kết quả này thể hiện đúng theo xu hướng phát triển hiện nay của các doanh nghiệp, đó là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý và vận hành.

Còn theo khảo sát tiến hành tháng 6/2021 của Vietnam Report với các doanh nghiệp công nghệ, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh công tác chuyển đổi số ở các doanh nghiệp [82,4%]. Theo nhận định của các doanh nghiệp và chuyên gia tham gia khảo sát, đây cũng là một trong ba cơ hội chính để phát triển ngành Công nghệ thông tin Việt Nam trong một vài năm tới.

Bên cạnh đó, việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 trên phạm vi toàn cầu sẽ góp phần củng cố sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam, cũng như quốc tế trong thời gian tới đây, kéo theo chỉ báo tăng trưởng cho ngành công nghệ thông tin.

Nhiều doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh vượt trội

Năm 2021, các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin được kỳ vọng hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng của các gói thầu đầu tư công nghệ cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin viễn thông tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dịch Covid-19 đặt ra thách thức chưa từng có cho các doanh nghiệp, nhưng lại là cơ hội rất lớn bởi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều thực hiện chuyển đổi số.

Thực tế, những triển vọng và cơ hội của ngành Công nghệ thông tin và viễn thông đã được hiện thực hóa trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đơn cử, đối với doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Công ty cổ phần FPT, trong 7 tháng năm 2021 đạt doanh thu hơn 19.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.428 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực chính dẫn đến sự tăng trưởng này tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ và cải thiện biên lợi nhuận ở mảng viễn thông. Năm 2021, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.261 tỷ đồng. Như vậy, sau 7 tháng, doanh nghiệp này đã hoàn thành hơn 65% kế hoạch năm.

Nửa đầu năm 2021, doanh thu của Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC cũng tăng mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.301 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 62,4 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu dịch vụ này đạt gần 66.000 tỷ đồng, tăng 5,29% so với cùng kỳ năm trước. Có thể kể đến đại gia trong ngành viễn thông là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel], nửa đầu năm 2021 đạt doanh thu 128.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 19.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,8% và 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam [VNPT] cũng có kết quả kinh doanh rất tích cực trong nửa đầu năm 2021. Cụ thể, doanh thu hợp nhất của tập đoàn là 26.503 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt 3.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,1% và 3,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông [Elcom] đạt lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 là 18,7 tỷ đồng, tăng 31% nhờ các dự án, hợp đồng vừa và nhỏ, các hợp đồng dịch vụ giá trị gia tăng đem lại hiệu quả kinh doanh tích cực, với biên lợi nhuận gộp [yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của công ty] đạt cao.

Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BSC], việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ thúc đẩy hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp có lợi thế về giao thông thông minh, thu phí tự động... Hiện, gói công nghệ thông tin cho 11 tuyến đường sẽ có tổng giá trị 4.000 tỷ đồng, tập trung vào các dịch vụ giao thông thông minh, giám sát điều hành, thu phí tự động.

Có thể nói, dù vẫn còn những thách thức trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, song, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông đã tận dụng và nắm bắt cơ hội để đạt mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành “mảng sáng” khá hiếm hoi trong bức tranh lợi nhuận chung, giữa bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp./.

Tiến Long


Về trang trước Gửi email In trang

Video liên quan

Chủ Đề