Thủ khoa đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội

Huyên Nguyễn   -   Thứ hai, 17/01/2022 10:49 [GMT+7]

Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực được dự kiến sẽ thu hút hơn số thí sinh tham gia. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8.2022. Ngoài việc sử dụng kết quả này để tuyển sinh cho các trường thành viên, đơn vị này phối hợp tổ chức hoặc cung cấp kết quả thi này cho các trường khác tuyển sinh năm tới.

Danh sách tham gia sử dụng kết quả có đại diện nhiều cơ sở đại học lớn như Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Thương mại, trường trong khối công an, quân đội…

Bài thi đánh giá năng lực có 150 câu hỏi thi, mức điểm tối đa 150, thời gian thi trong 195 phút. Bao gồm phần tư duy định lượng [toán học, thống kê và xử lý số liệu], với 50 câu làm trong thời gian 75 phút; phần tư duy định tính [văn học, ngôn ngữ], với 50 câu hỏi làm trong 60 phút và phần khoa học tự nhiên - xã hội [lý, hóa, sinh, sử, địa] với 50 câu, làm trong 60 phút.

Bài thi đánh giá năng lực sẽ làm trên máy, có thể linh hoạt tổ chức ở nhiều địa điểm, thời điểm khác nhau. Ưu điểm không bị quá áp lực do dịch COVID-19 và có thể đáp ứng việc chủ động tuyển sinh nhiều đợt/năm của các cơ sở giáo dục đại học.

 Danh sách các trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. Danh sách này còn tiếp tục được cập nhật.

TÂM AN   -   Thứ hai, 05/04/2021 12:11 [GMT+7]

Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: Chân Phúc

Sau khi công bố điểm thi Đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố danh sách các thí sinh đạt điểm cao nhất.

Thí sinh có điểm cao nhất là em Nguyễn Hồ Tiến Đạt, đạt 1.103/1.200 điểm, là học sinh trường THPT Chuyên Tiền Giang.

Cao thứ nhì trong kỳ thi là em Lê Quang Khải, đạt 1.099 điểm, học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn [thành phố Đà Nẵng]. Tiếp đến là em Bùi Ngọc Nhi, đạt 1.093 điểm, là học sinh trường Phổ thông Năng Khiếu [TPHCM].

Các thí sinh có điểm số cao nhất trong kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TPHCM

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết kết quả phân tích 68.400 bài thi cho thấy điểm trung bình dự thi là 688 điểm, điểm trung vị là 683 điểm.

Thí sinh có điểm thi cao nhất kỳ thi là 1.103 điểm và thí sinh có điểm thi thấp nhất là 165 điểm. Từ trưa 5.4, thí sinh có thể tra điểm thi của mình trên hệ thống đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM.

Đợt 1 của kỳ thi này có 69.826 thí sinh đăng ký thi, tỷ lệ dự thi đạt 97,94% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Kỳ thi đợt 1 diễn ra đồng loạt tại 21 cụm thi với 65 địa điểm thi ở bảy địa phương, gồm: TPHCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang [Khánh Hòa], Đà Nẵng và hai điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột [Đắk Lắk]. Hiện có khoảng 70 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của TP.HCM để tuyển sinh.

Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến tổ chức đợt 2 Kỳ thi đánh giá năng lực vào khoảng 2 tuần sau khi diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT [dự kiến vào ngày 18.7].

Cổng thông tin của Kỳ thi này sẽ mở để tiếp nhận thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 vào khoảng giữa tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Địa điểm thi đợt 2 sẽ giảm xuống còn 5 địa phương gồm: TPHCM, Đà Nẵng, An Giang, Khánh Hòa và Bến Tre [không tổ chức tại Đắk Lắk và Bạc Liêu].

Từ 26 đến 28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ dự kỳ thi đánh giá năng lực [HSA] tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội khuyên thí sinh nên làm đề thi tham khảo do trường công bố để quen với các phần, cách ra câu hỏi và tiến trình làm bài.

* Xem đề tham khảo

Bài thi HSA gồm ba phần. Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng với 50 câu hỏi làm trong 75 phút. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Còn nếu làm đến lúc hết thời gian, máy tính sẽ tự động chuyển.

Nếu có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để thí sinh hoàn thành. Các em có thể làm lại các câu hỏi trong cùng một phần nếu như còn thời gian.

Quảng cáo

Một câu hỏi thuộc phần Khoa học trong đề tham khảo.

Ở phần thứ hai - Tư duy định tính, thí sinh sẽ làm 50 câu trong 60 phút. Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối phần thi đầu. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba ngay, tương tự ở phần thứ nhất.

Quảng cáo

Phần cuối cùng trong bài thi HSA là Khoa học với 50 câu làm trong 60 phút. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm "Nộp bài". Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động "Nộp bài". Sau khi nộp, màn hình máy tính hiển thị điểm bài thi của thí sinh trong 60 giây trước khi đóng.

Thí sinh cần ghi nhớ điểm bài thi và kiểm tra các vật dụng cá nhân [CMND/CCCD, bút viết...] và ký vào danh sách dự thi trước khi ra về.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, chia làm 16 đợt thi, từ tháng 2 đến tháng 8 ở nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên. Hiện trường đã công bố lịch 5 đợt thi đầu tiên.

Sau khi dự thi, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Các em được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

* Các trường dùng kết quả kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội

Chiều 5/4, ĐHQG TPHCM đã công bố điểm thi ĐGNL do đơn vị này tổ chức cách đây 1 tuần. TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM cho biết, kết quả phân tích 79.372 bài thi cho thấy điểm trung bình của thí sinh là 646,1 điểm, 117 thí sinh trên 1.000 điểm. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.087 điểm và thấp nhất là 210 điểm.

Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 1 tại TPHCM

Trong đợt 1 này có 2 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi và 2 bài thi bị bỏ trống hoàn toàn. Tất cả thí sinh được chấm đủ điểm cho 4 câu hỏi bị lỗi trong đề thi.

Đánh giá về phổ điểm của đợt thi này so với các đợt thi trước, ông Chính nhận định: “Phân bố điểm thi ĐGNL của đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm thí sinh năm 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”.

TS Nguyễn Quốc Chính lưu ý thêm, kết quả phân tích độ khó, độ phân biệt của đề thi ĐGNL đợt 1 cho thấy phù hợp với các giá trị theo thiết kế của đề thi.

“Kết quả phân tích này cho thấy đề thi giúp phân loại tốt thí sinh, phù hợp cho mục đích tuyển sinh” - TS Chính nhấn mạnh.

Dự kiến từ ngày 19/4, Giấy chứng nhận kết quả thi ĐGNL sẽ được gửi đến thí sinh qua đường bưu điện [gửi thư bảo đảm] đến địa chỉ liên lạc mà thí sinh đã đăng ký trước đó.

Trước đó, ngày 27/3, ĐHQG TPHCM đã tổ chức kỳ thi ĐGNL tại 17 tỉnh thành cho gần 80.000 thí sinh. Sau kỳ thi, Hội đồng thi ĐGNL thừa nhận đề thi có hai câu sai sót. Hội đồng quyết định chấm điểm tối đa cho tất cả thí sinh ở các câu hỏi này.

Đề thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 150 phút, tính theo thang điểm 1.200. Cấu trúc bài thi gồm ba phần: sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; giải quyết vấn đề. Lĩnh vực của đề thi rộng khắp, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tiếng Anh, ngôn ngữ.

Hiện 86 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh, trong đó có 10 trường, khoa thành viên của ĐHQG TPHCM. Kỳ thi ĐGNL đợt 2 sẽ được ĐHQG TPHCM tổ chức vào Chủ nhật 22/5 [trước kỳ thi THPT] tại 4 địa phương: TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển cùng lúc từ ngày 6-25/4.

Hiện tại, 86 cơ sở giáo dục đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG-HCM tổ chức xét tuyển. Trong đó, 62 đơn vị sử dụng cùng hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến tại trang //thinangluc.vnuhcm.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề