Theo quy định hiện hành đối với người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện)

Câu 6: Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng không áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. B. Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. C. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. D. Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Câu 7:Anh A chở chị B tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Do anh A quên đội mũ bảo hiểm nên chị B dùng ô che cho anh A khỏi nắng. Đi được một đoạn thì cả hai người bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử phạt. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm trên sẽ chịu mức phạt với tổng tiền là bao nhiêu trong các phương án dưới đây? A. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. B. Từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng. C. Từ 280.000 đồng đến 400.000 đồng. D. Từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng.

Trả Lời Nhanh Với Ạ!!!!

Xe đạp điện không phải là xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ và không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với người dưới 16 tuổi.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ: người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi – lanh dưới 50 phân khối. Theo quy định trên thì tất cả những xe gắn máy có dung tích xi – lanh dưới 50 phân khối thì người điều khiển phải đủ 16 tuổi.

Mặt khác theo quy định tại Mục 1.3 Phần 1 Thông tư 39/2013/TT – BGTVT ngày 01/11/2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện có giải thích thuật ngữ xe đạp điện như sau:

Xe đạp điện – Electric bicycles: là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W và có khối lượng bản thân [bao gồm cả ắc quy] không lớn hơn 40kg.

Xe được vận hành bằng động cơ điện một chiều sau đây gọi tắt là xe vận hành bằng động cơ điện.

Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều sau đây được gọi là xe trợ lực điện.

Trong Luật Giao thông đường bộ tại Điểm 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy, theo các quy định nêu trên có thể hiểu xe đạp điện không phải xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ. Trong các quy phạm tại  Nghị định 171/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với dưới 16 tuổi.

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ – CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe cơ giới như sau: Phạt cảnh cáo người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.

>>> Xử phạt nghiêm xe máy điện vi phạm luật giao thông từ ngày 01/07

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 098 444 3388

Xe đạp điện ra đời dựa trên thiết kế hoạt động của một chiếc xe đạp thông thường được lắp đặt động cơ điện, hệ thống tay ga và đèn tín hiệu. Dòng xe này không quy định độ tuổi sử dụng cho nên rất thích hợp cho học sinh, sinh viên lựa chọn để đi lại.

Câu hỏi được người dùng đặt ra là đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có bị phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?

Theo quy định hiện hành, người điều khiển, người ngồi sau xe đạp điện, xe máy điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, nếu không đội mũ bảo hiểm hoặc độ mũ không gài quai đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính.

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt không?

Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 quy định những người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, kể cả xe đạp điện và xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy định an toàn trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt nghiêm khắc:

“Theo điểm i khoản 3 Điều 6, điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

Theo quy định tại Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính:

"1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật."

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện

Theo Luật giao thông ban hành, người bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án để đề nghị giải quyết vụ án hành chính.

Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết mà mỗi người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện cần tham khảo để tham gia giao thông an toàn cho mình và những người xung quanh.

09/11/2021

Hỏi. Cuối tuần, chị Hà mượn xe đạp điện của con gái để đi chợ. Chị thường thấy con đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đi học nhưng chị nghĩ mình đi xe này cũng giống như xe đạp bình thường nên không cần đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, hành vi của chị Hà đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điểm e, Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ các quy định trên, xe đạp điện cũng thuộc các đối tượng quy định cần đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi của người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như tình huống trên theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Vì vậy, mọi người khi tham gia giao thông nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông để vừa bảo vệ an toàn cho mình và cho người khác./.

PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Video liên quan

Chủ Đề