Điều tra xã hội học là một trong những dịch vụ của Ban Tư vấn quản lý (TVQL) - CONCETTI. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà các chuyên gia tư vấn của Ban TVQL sẽ đưa ra những phương pháp thực hiện hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu điều tra của khách hàng. Show Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hoạt động thu thập dữ liệu được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng câu hỏi in sẵn, người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước đã được thống nhất hoặc sẽ có một đội ngũ điều tra viên tham gia lấy ý kiến và đánh dấu câu trả lời vào phiếu hỏi. Sau đây là các bước cơ bản trong thực hiện xây dựng bảng hỏi điều tra xã hội học. Cụ thể, chúng ta có 7 bước xây dựng bảng hỏi như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Đây là điều cần thiết mà người nghiên cứu cần biết để đảm bảo tất cả các câu hỏi được đưa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cần đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi sẽ giúp thu được những dữ liệu phù hợp: tránh trường hợp thiếu dữ liệu cần thiết hoặc thừa dữ liệu không cần thiết. Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến Mỗi một nghiên cứu sẽ hướng tới nhóm đối tượng riêng, do đó bảng hỏi được thiết kế sao cho phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Đối tượng khảo sát là một nhóm người dân trong một khu vực, hay một nhóm khách hàng đang sử dụng một loại dịch vụ... Chính vì vậy, chúng ta cần xác định rõ và đúng đối tượng khảo sát, mục tiêu khảo sát để thu thập được các dữ liệu cần thiết. Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi: trực tiếp và gián tiếp; - Trực tiếp: Chúng ta sẽ đến gặp đối tượng khảo sát và thuyết phục họ tham gia trả lời bảng hỏi. Cách làm này mất thời gian và công sức hơn, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả ngay tức thì với số lượng bảng hỏi được trả lời khá nhiều và nguồn dữ liệu thu được thường có độ tin cậy cao hơn. - Gián tiếp: Có thể gửi bảng hỏi online tới các đối tượng khảo sát qua email hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với cách này, chúng ta sẽ không phải mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả lời thường thấp và dữ liệu thu được có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan (người trả lời hiểu sai hoặc không hiểu câu hỏi...) Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi Ở bước này, người nghiên cứu cần xác định các câu hỏi cần thiết và phù hợp trong bảng hỏi. Đâu là những câu hỏi cần thiết? Đó là những câu hỏi có thể thu được những dữ liệu cần thiết để trả lời được các vấn đề mà nghiên cứu đặt ra và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi Sau khi đã xác định các câu hỏi, người nghiên cứu cần sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp. Việc sắp xếp thứ tự của các câu hỏi cần có sự logic để cấu trúc của bảng hỏi hợp lí, tránh gây khó khăn và phức tạp cho người khảo sát. Ví dụ: Những câu hỏi chung và tổng quát cần đặt trước những câu hỏi đi sâu vào chi tiết, những câu hỏi quan trọng không đặt ở cuối cùng vì khi đó, người trả lời phiếu khảo sát có thể đã quá mệt và bỏ qua hoặc không tập trung trả lời. Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia Để hoàn thiện được bảng hỏi, đây là bước vô cùng quan trọng. Một bảng hỏi được thiết kế ban đầu thường có thể gặp các lỗi như câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi không rõ nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu sai… Do đó, ngưởi làm nghiên cứu cần khảo sát thử với một số người tham gia nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu thông qua các cách thu thập đã xác định ở bước 3 nhằm phát hiện ra những lỗi này. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kể bảng hỏi là điều cần thiết để có một bảng hỏi đạt yêu cầu. Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi Thực hiện xong bước 6, người nghiên cứu cần những điều chỉnh cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh nhằm khắc phục các lỗi từ việc khảo sát thử hoặc được các chuyên gia góp ý. Một bảng hỏi tốt có thể mất nhiều lần phỏng vấn thử và điều chỉnh cho tới khi hoàn thiện. Sau khi có sự đồng thuận về bảng hỏi hoàn chỉnh, lúc này chúng ta mới bắt đầu tiến hành khảo sát thực tế. Cần lưu ý rằng kể từ lúc này, người làm nghiên cứu sẽ không chỉnh sửa bảng câu hỏi nữa để tạo sự nhất quán trong dữ liệu thu thập được (trừ trường hợp bảng hỏi mắc sai lầm mang tính trọng yếu).
Phương Linh tổng hợp
Khi vấn đề nghiên cứu được xác định và thiết kế nghiên cứu được đặt ra, nhiệm vụ thu thập dữ liệu bắt đầu. Có hai loại dữ liệu, tức là dữ liệu chính và dữ liệu thứ cấp. Phương pháp thu thập dữ liệu của hai loại dữ liệu này khác nhau, bởi vì, trong trường hợp dữ liệu chính, việc thu thập dữ liệu phải là bản gốc, trong khi ở dữ liệu thứ cấp, việc thu thập dữ liệu giống như một quá trình biên dịch. Các phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu chính, như quan sát, phỏng vấn, bảng câu hỏi, lịch trình, v.v. Nhiều người nghĩ rằng câu hỏi và phỏng vấn là một và giống nhau, nhưng có rất nhiều sự khác biệt giữa hai câu hỏi này. Nội dung: Bảng câu hỏi Vs Phỏng vấn
Biểu đồ so sánh
Định nghĩa của bảng câu hỏiBảng câu hỏi đề cập đến một công cụ nghiên cứu, trong đó một loạt câu hỏi, được đánh máy hoặc in cùng với lựa chọn câu trả lời, dự kiến sẽ được đánh dấu bởi người trả lời, được sử dụng để khảo sát hoặc nghiên cứu thống kê. Nó bao gồm một bộ câu hỏi được định dạng, theo thứ tự xác định trên một biểu mẫu, được gửi đến người trả lời hoặc gửi bằng tay cho họ để trả lời. Người trả lời phải đọc, hiểu và đưa ra câu trả lời của họ, trong không gian được cung cấp. Một 'Nghiên cứu thí điểm' được khuyên nên được thực hiện để kiểm tra bảng câu hỏi trước khi sử dụng phương pháp này. Một cuộc khảo sát thí điểm không có gì ngoài một nghiên cứu sơ bộ hoặc nói diễn tập để biết thời gian, chi phí, nỗ lực, độ tin cậy và vv liên quan đến nó. Định nghĩa phỏng vấnCuộc phỏng vấn là một phương pháp thu thập dữ liệu trong đó một cuộc trò chuyện trực tiếp, chuyên sâu giữa người phỏng vấn và người trả lời diễn ra. Nó được thực hiện với mục đích như khảo sát, nghiên cứu và tương tự, trong đó cả hai bên tham gia vào tương tác 1-1. Theo phương pháp này, các kích thích bằng lời nói được trình bày và trả lời bằng cách đáp ứng bằng lời nói. Nó được coi là một trong những phương pháp tốt nhất để thu thập dữ liệu vì nó cho phép trao đổi thông tin hai chiều, người phỏng vấn được biết về người trả lời và người trả lời tìm hiểu về người phỏng vấn. Có hai loại phỏng vấn:
Sự khác biệt chính giữa Bảng câu hỏi và Phỏng vấnSự khác biệt giữa bảng câu hỏi và phỏng vấn có thể được rút ra rõ ràng dựa trên các lý do sau:
Phần kết luậnVì vậy, bất cứ phương pháp nào bạn sử dụng cho dự án nghiên cứu của mình, để thu thập thông tin, nó phải đáp ứng yêu cầu của bạn. Vì cả hai phương pháp đều có ưu và nhược điểm, không thể nói phương pháp nào là tốt nhất, tức là trong khi phương pháp câu hỏi mất nhiều thời gian hơn, phương pháp phỏng vấn đòi hỏi đầu tư cao. Vì vậy, bạn có thể chọn bất kỳ một trong hai, xem xét nhu cầu và mong đợi của bạn từ dữ liệu được thu thập. |