Thế nào là phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

Công nghiệp cơ khí hóa hiện đại hóa đất nước, ngành Công nghiệp hỗ trợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các ngành công nghiệp chính phát triển bền vững, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ được tiếp cận các hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp chính.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng giúp doanh nghiệp không nhất thiết phải đầu tư vào sản xuất từ A đến Z mà vẫn có thể tổ chức sản xuất các sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội cá doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 3.100 doanh nghiệp cơ khí trong tổng số 53.000 cơ sở sản xuất cơ khí trong đó có gần 450 doanh nghiệp quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể và 156 xí nghiệp tư doanh. Khoảng 50% cơ sở sản xuất cơ khí chuyên chế tạo lắp ráp, còn lại hầu hết là các cơ sở sửa chữa. Tổng số vốn của ngành cơ khí quốc doanh vào khoảng 360-380 triệu USD, tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài [FDI] vào nghành cơ khí khoảng 2,1 tỷ USD, trong đó hơn 50% tập trung vào lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện, hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện các dự án công nghiệp hỗ trợ cũng như đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí nói riêng phát triển, vừa qua, Bộ Công Thương, Vụ Công nghiệp nặng, Báo Công Thương và Hiệp hội các Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí Việt Nam.

Tới dự và Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã bày tỏ những khó khăn của ngành: “Công nghiệp hỗ trợ trong thời gian qua được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, phát triển công nghiệp hỗ trợ được xác định là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên đến nay ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa phát triển kịp so với yêu cầu”.

>>>Xem thêm: Cơ khí Việt Nam vẫn thua trên sân nhà

Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn là vạn năng, qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu chú ý bảo dưỡng định kỳ, thiếu vốn để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng cấp. Khâu tạo phôi – một khâu rất quan trọng trong công nghiệp cơ khí, các cơ sở sản xuất vấn sử dụng chủ yếu công nghệ đúc bằng khuôn cát, chất lượng vật đúc thấp, tỉ lệ chế phẩm cao. Cơ khí ViệtNamchưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, chưa đúc được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng [cán, rèn dập] cũng còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt các sản phẩm cơ khí còn yếu đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các chi tiết thành phẩm. Hiện ngành cơ khí còn thiếu những cơ sở nhiệt luyện tiên tiến. Khâu gia công kim loại bằng cắt gọt vẫn sử dụng đa số các loại máy móc công cụ lạc hậu, thiếu chính xác, phương pháp công nghệ cũ, cổ điển, trình độ tự động hóa thấp.

Trong ngành cơ khí, đáng kể nhất là thành quả của công nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy. Lượng chi tiết, linh kiện có hàm lượng sản xuất trong nước đạt tới 90%, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp với một số nhóm sản phẩm như nhóm linh kiện chế tạo từ thép và nhôm thông thường. Tuy vậy, giá thành các linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước còn cao, chất lượng không ổn định.

Các tham luận của các đại biểu tại Hội thảo cũng làm rõ tình hình hoạt động của các nghành công nghiệp hỗ trợ cơ khí trong thời gian qua, đặc biệt là các khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất. Về tình hình ngành công nghiệp ô tô, đại biểu Phạm Văn Tài, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải cho biết: Công nghiệp ô tô được hoạch định và kỳ vọng rất lớn đến năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hóa cao [40-60%], tự chủ công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước [60-80%], hướng tới xuất khẩu ô tô và phụ tùng. Tuy nhiên hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt được, đặc biệt đối với dòng xe con và xe chuyên dùng [tỷ lệ hiện tại dưới 25%]. Các chi tiết linh kiện phụ tùng có hàm lượng kỹ thuật cao như động cơ, hộp số đều chưa thể sản xuất trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường ô tô chưa được mở ra như mong đợi, sản lượng thấp nên khó có thể đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy có lỗ  hổng lớn ở chân móng

Cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, ngành Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy ViệtNamđang có một lỗ hổng rất lớn ở chân móng. Các sản phẩm thép xây dựng được đầu tư sản xuất ồ ạt để đáp ứng một thị trường xây dựng đang phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó ngành thép chế tạo chưa hề có mặt tại ViệtNamkhi không nhìn ra được hiệu quả đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp chế tạo giàn khoan dầu khí lại gặp nhiều vướng mắc trong công tác nội địa hóa. Việc kết hợp trong công tác nội địa hóa còn thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước dẫn đến sự thiếu thông tin kịp thời và cụ thể cho việc cung cấp các sản phẩm. Các sản phẩm hiện có của các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa phù hợp với môi trường biển, dầu khí dễ cháy nổ, đòi hỏi độ tin cậy cao và nghiêm ngặt về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các yêu cầu của cơ quan kiểm định, đăng kiểm quốc tế. Về các thiết bị phụ trợ cho dự án nhiệt điện chạy than, đại biểu Phan Đăng Phong, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho biết: Việc thực hiện quản lý dự án theo mô hình trên sẽ khó nội địa hóa do bị phụ thuộc vào các điều kiện từ các nhà cho vay vốn; tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng bởi tiến độ cung cấp thiết bị do thời điểm có hiệu lực giải ngân của các khoản vay thường bị kéo dài; khó kiểm soát được chất lượng thiết bị; tăng nhập siêu, mất cân bằng cán cân xuất nhập…

Các ý kiến tham luận đã giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp, đối tác nước ngoài và địa phương có cơ hội trao đổi, cập nhật thông tin và thống nhất nhiều giải pháp gỡ khó đối với công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí Việt Nam. Ông Ryu Hangha, Tổng Giám đốc Công ty Doosan Vina lại kiến nghị: Cần phải có chính sách thúc đẩy và thực hành để phát triển ngành công nghiệp cơ khí ViệtNam, đó là chính sách khuyến khích thị trường trong nước tiêu thụ sản phẩm trong nước làm ra. Cần giải quyết hiệu quả các vướng mắc trong cơ chế đấu thầu cho các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Tài, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải đưa ra giải pháp: Mặc dù ngành công nghiệp ô tô Việt Nam xuất phát chậm và gặp nhiều khó khăn nhưng trong xu thế hội nhập mới nếu biết nắm bắt cơ hội vẫn có thể phát triển ngành ô tô trong nước, đón bắt thành công thị trường khu vực. Với mục tiêu hội nhập, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với sản phẩm có chất lượng quốc tế, trước hết tại khu vực ASEAN, cần phải có chính sách xây dựng và phát triển thị trường, đảm bảo dung lượng thị trường bền vững trong nước; hỗ trợ công ty trong nước hợp tác với các hãng ô tô lớn, tiếp nhận công nghệ xây dựng cơ sở sản xuất hướng đến xuất khẩu, chia sẻ thị trường khu vực ASEAN. Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chế tạo máy, ông Lâm Chí Quang, Tổng Giám đốc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp cho biết: Một trong những yếu tố quyết định thành công chính là các doanh nghiệp phải tự vươn lên, chấp nhận cạnh tranh. Đầu tư công nghệ mới, thay đổi triệt để tư duy quản lý cũ, áp dụng các hệ thống và phương thức quản ký tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực là những hướng đi cụ thể quyết định thành công của nhiều doanh nghiệp. Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương: Việc ban hành hệ thống chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã khẳng định quyết tâm và định hướng của Chính phủ ViệtNamlà ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí. Sau khi các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành cơ khí cả trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu để trên cơ sở đó xây dựng đề án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Việt Nam là một nước đang phát triển nhưng nếu hội tụ đủ những điều kiện kinh tế nhất định, biết tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, nắm được thời cơ và chọn đúng hướng đầu tư với quy mô và bước đi thích hợp, với sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ và sự nỗ lực của các doanh nghiệp thì công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam sẽ có bước phát triển mới, góp phần đắc lực và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đã đến lúc ngành cơ khí ViệtNamcần một tâm thế sẵn sàng cho “cuộc chơi” mang tính quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề