Thành tựu về y học của Ai Cập cổ đại La

Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, dưới quyền các vị vua Ai Cập, Imhotep được biết đến là một trong những nhân vật đặc biệt, một học giả vĩ đại của nền văn hoá sông Nin. Sống vào khoảng năm 2650 trước Công nguyên, Imhotep được biết đến là nhà kiến trúc sư, nhà thiên văn học, thầy tu nổi tiếng, cận thần của nhiều đời Pharaon và là tể tướng dưới thời Pharaon Zoser song ít ai biết rằng Imhotep còn là vị bác sĩ đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại và thế giới.

Với rất nhiều đóng góp cho Ai Cập cổ đại, Imhotep là người đã viết nên cuốn sách đầu tiên liên quan đến y học của Ai Cập. Trong cuốn sách này, ông đã đề cập đến việc chữa trị các vết thương, gãy xương, thậm chí cả u nhọt… Ông được xem là người sáng lập nên y học Ai Cập.

Bằng nghiên cứu thiên văn học, Imhotep tin rằng các vì sao và các hành tinh có ảnh hưởng đến vận mệnh của con người. Và ông đã ứng dụng những hiểu biết trên mọi lĩnh vực của mình để thiết kế nên những công trình kiến trúc mà một trong những kiến trúc được coi là tuyệt tác có sự đóng góp của kiến trúc sư Imhotep là kim tự tháp Ai Cập. Cùng với nhiều cống hiến trong các lĩnh vực y học, Imhotep đã cứu chữa cho rất nhiều người và vào cuối thế kỷ ông sống, người dân Ai Cập đã tôn thờ Imhotep là vị thần và tạc tượng ông. Tuy nhiên, rất ít bức tượng của Imhotep còn được lưu giữ cho tới ngày nay.

Dưới thời Pharaon Djoser của Ai Cập - triều đại thứ 2 của Ai Cập cổ đại, Imhotep được biết đến với vai thầy tu tin cậy của nhà vua. Ông cũng là vị tể tướng đương triều quyền lực những năm 2630 - 2611 trước Công nguyên và phục vụ cho ít nhất 4 đời vua Ai Cập.

Imhotep sinh ở Ankhatowa – một làng mạc được hình thành từ rất sớm ở vùng ngoại ô Memphis - Ai Cập [một số sách viết rằng ông đến từ ngôi làng Gebelein - phía Nam thành phố Thebes, Ai Cập] còn có tên khác là Li-em-hotep, theo tiếng Ai Cập có nghĩa là người đến trong hoà bình. Cha ông là một kiến trúc sư có tên Kanofer, mẹ là một người phụ nữ xuất thân từ vùng Mendes tên là Khreduonkh. Khi trưởng thành, Imhotep cưới một người vợ có tên là Ronfrenofert và với sự thông minh, khả năng tính toán và năng khiếu của mình, sự nghiệp của ông nhanh chóng phát triển.

Khi trở thành thầy tu quyền lực nhất của Heliopolis [thời đó là trung tâm tín ngưỡng của Ai Cập], Imhotep đã thiết kế rất nhiều công trình kiến trúc cho Ai Cập và là kiến trúc sư nổi tiếng với công trình kim tự tháp Step – ngôi mộ dành riêng cho vua Djoser ở Saqqara. Ngoài ra, Imhotep còn góp mặt trong nhiều công trình kiến trúc khác song chưa kịp hoàn thành, trong đó có kim tự tháp Sekhemkhet và đền thờ Edfu nổi tiếng nằm trong thung lũng các vị vua.

Các công trình đồ sộ của Ai Cập hầu hết được xây dựng bằng đá. Việc làm sao những người tham gia công việc xây dựng thời đó có thể vận chuyển, sắp xếp các khối đá khổng lồ này vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhân loại. Điều duy nhất mà người ta có thể khẳng định được là những người đã thiết kế và tham gia vào quá trình xây dựng các kim tự tháp cổ của Ai Cập phải là những người có trình độ cao về kiến trúc xây dựng. Những công trình kim tự tháp đồ sộ ở Ai Cập đã phản ánh một nền văn minh sông Nin từng phát triển hết sức rực rỡ.

Ở các lĩnh vực khác, trong đó phải kể đến y học, Imhotep đặc biệt được nhắc đến như là vị bác sĩ đầu tiên trong lịch sử Ai Cập. Ông đã từng được biết đến là tác giả của nhiều phương pháp chữa trị vết thương và là người phát minh ra loại giấy viết đầu tiên của Ai Cập - giấy Papyrus. Trên loại giấy này, Imhotep đã ghi lại hơn 90 thuật ngữ liên quan đến giải phẫu sinh vật và mô tả lại cách chữa trị hơn 48 loại thương tích, bệnh lý.

Vào thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp y học, Imhotep là người đã lập ra trường học chuyên dạy các cách thức chữa trị vết thương đầu tiên tại Memphis, Ai Cập. Trường học về y học của Imhotep cùng với nơi thờ cúng mang đậm chất văn hoá tín ngưỡng của Ai Cập cổ đại do Imhotep lập nên đã tồn tại và phát triển trong hàng nghìn năm. Theo ghi chép còn lưu lại, tất cả những sự kiện có liên quan đến quá trình nghiên cứu về y thuật của Imhotep đều diễn ra từ 2200 năm trước khi cha đẻ của ngành y học phương Tây - Hippocrates được sinh ra.

Nghiên cứu về lịch sử Ai Cập cổ đại và những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập, nhà sử học William Osler cho biết: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại được biết đến một người đã nghiên cứu về y thuật từ hơn 2000 năm trước. Trong quá trình tiến hành y thuật của mình, Imhotep đã chẩn đoán và chữa trị khoảng 200 loại bệnh, trong đó khoảng 15 bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột, 11 bệnh về bàng quang, 10 bệnh liên quan đến trực tràng, 29 bệnh về mắt, 18 loại bệnh về da, tóc, móng và lưỡi.

Đặc biệt, vào thời đó, Imhotep đã từng nghiên cứu và chữa trị cả những căn bệnh phức tạp hơn các thương tích, nhiễm trùng thông thường như: lao phổi, sỏi mật, viêm ruột thừa, gút và viêm khớp. Giáo sư Osler còn phát hiện ra rằng mặc dù thời đó y học chưa xuất hiện, song người Ai Cập cổ đã rất am hiểu về giải phẫu sinh vật.

Chính cách ướp xác và bảo quản các bộ phận xác ướp của người Ai Cập cổ đã chứng minh trình độ hiểu biết về giải phẫu sinh vật của những người thời đó. Một trong những người có cống hiến rất quan trọng vào sự phát triển của qui trình giải phẫu và ướp xác của Ai Cập thời cổ đại đó chính là Imhotep. Vị thầy tu quyền lực của Ai Cập không chỉ tinh thông thiên văn, kiến trúc, mà còn rất am hiểu về giải phẫu. Imhotep biết rất rõ vị trí các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng như cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ tuần hoàn.

Chính ông đã tiến hành nhiều ca giải phẫu trên xác ướp và làm công việc của một nha khoa. Trong các tài liệu cổ được tìm thấy tại Ai Cập có ghi chép lại rằng: Ông cũng am hiểu cả về dược học và đã tự mình chiết xuất thuốc chữa bệnh từ các loại cây. Minh chứng cho sự kiện này là việc người dân Ai Cập tôn thờ Imhotep như một vị thần, đền thờ của ông từng là trung tâm truyền dạy về y thuật cho các tín đồ và những người tôn thờ ông.

100 năm sau khi ông qua đời, Imhotep đã được tôn lên như một vị thần y thuật của Ai Cập, khoảng 2000 năm sau khi ông chết, vị trí của Imhotep đã thay thế cả Nefertum trong bộ ba thần được thờ ở Memphis, Ai Cập và cái tên Imhotep có mối quan hệ gắn chặt với những tên thần Thoth – vị thần của sự thông thái, học vấn, Ibises. Ông là một trong số rất ít nhân vật được tạc tượng thánh sau khi chết. Imhotep qua đời dưới thời trị vì của Pharaon Huni – triều đại cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Nơi chôn cất thi hài của Imhotep được đặt tại Saqqara, Ai Cập, song cho tới nay, không ai thực sự biết vị trí chính xác ngôi mộ của ông.

Lê Huy [Theo History]


MỤC LỤC1MỞ ĐẦUTrong lịch sử, nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minhcổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại. Nó là một trong sáu nền văn minh phátsinh một cách độc lập trên thế giới và là một trong những ngọn nguồn của vănminh thế giới. Nói đến Ai Cập là người ta nhớ tới Kim Tự Tháp, Tượng Nhânsư, là nhắc tới những thành tựu về các mặt chữ viết, lịch pháp, nghệ thuật, trithức khoa học… và người ta cũng không thể không nhắc tới những thành tựunổi bật trong lĩnh vực văn học. Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng em xin chọnchủ đề: “Thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Ai Cập cổ đại” làm đềtài bài tập nhóm.NỘI DUNGI. Khái quát về nền Văn1. Điều kiện ra đời củahọc văn minh Ai Cập cổ đại.văn học văn minh Ai Cập cổ đại.Nhờ những điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế thuận lợi nên Ai Cập dễdàng tạo ra một nền văn minh lớn và có ý nghĩa to lớn. Và cũng chính nhờ nềnvăn minh mà những quốc gia đầu tiên trong lịch sử ra đời, tạo tiền đề cho sựphát triển của những nền văn minh khác nhau trong đó có văn học.Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm,ngay từ gia đoạn đầu thời Cổ vương quốc. Đến thời Trung vương quốc, văn họcphát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn họcAi Cập.Bên cạnh đó, chữ viết cũng chính là một phần tạo nên văn học. Có chữviết thì ta có thể biểu lộ rõ hơn những gì ta nghĩ, ghi chép lại những gì ta đã làm,hay ngồi viết những gì cho tương lai. Trong nền văn học Ai Cập cổ đại cũng vậy,2nhờ có sự ra đời của chữ viết mà giúp cho văn học ra đời. Chữ viết ra đời từ rấtsớm ở Ai Cập với các hình thức như chữ tượng hình, chữ thảo.Tiếp theo đó là nhờ đời sống xã hội và hệ tư tưởng khác nhau. Người dân AiCập cổ chịu ảnh hưởng và chi phối bởi điều họ nghĩ là thần linh, vì thế văn họcra đời giúp họ có thể làm giàu thêm đời sống tinh thần bằng những sử thi, thầnthoại hay truyền thuyết. Và văn học còn ra đời nhờ tôn giáo. Như ta biết Ai Cậplà một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau vì thế văn học ra đời đặc biệt làtrong thể loại thơ ca có các tác phẩm mang tính tôn giáo.Từ những điều kiện trên, ta có thể thấy văn học của văn minh Ai Cập cổđại được ra đời và có sự phát triển rất đồ sộ.2. Đặcđiểm của lĩnh vực văn học của nền văn minh Ai cập cổ đạiVăn học Ai Cập là một phần của văn hóa Ai Cập và cùng mất đi với nó,đã trải qua một cuộc sống lâu hơn nhà nước độc lập Ai Cập. Dựa vào đặc điểmbên ngoài và phát xuất từ sự phân kỳ lịch sử ngôn ngữ và lịch sử đất nước cócác nền văn học Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và văn họcdemotic. Bên cạnh đó, văn học Ai Cập cổ đại có những đặc điểm:Đời sống văn học của người Ai cập vô cùng phong phú và đa dạng: trongmấy ngàn năm phát triển của lịch sử, cư dân Ai Cập đã sáng tạo nền văn họcphong phú về nội dung, đa dạng về thể loại mang lại cho Ai Cập một kho tàngvăn học vô cung phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu truyệnmang tính chất đạo lí, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại,...Văn học cổ đại Ai Cập gắn liền với đời sống xã hội và hệ tư tưởng của xãhội: đến thời Trung và Tân vương quốc, văn học phản ánh những mâu thuận xãhội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của những người lao động. hayphê phán tầng lớp quan lại ức hiếp dân và phản ánh sự khốn khổ của những Tiêubiểu cho nền văn học trên là các tác phẩm: Truyện kể của Ipouer đề cập đếncuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng nghèo khổ; Truyện Sinouhe viết về3cuộc phiêu lưu của sinouhe từ Ai Cập đến Syria rồi lại về Ai Cập. Tập truyệnNgười nông phu biết nói những điều người lao động.Văn học chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo: ở giai đoạn đầu văn họcmang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các vị thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng vàtang lễ. Trong dạng văn học mang tính triết lí, tiêu biểu là cuốn Đối thoại củamột người thất vọng với linh hồn của mình, miêu tả sự suy sụp của người Ai Cậptrước sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống, chán nản cuộc đời.Qua quá trình phát triển của văn học Ai Cập cổ đại, chúng ta thấy nhữngbước tiến của nền văn học đã khá rõ rệt: từ những tác phẩm thô sơ mang nhiềutính tôn giáo, đến chỗ xuất hiện nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại phản ánhtính xã hội, qua đó thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của người Ai Cập cổ đại. Tuynhiên không nên từ đó mà cho rằng văn học Ai Cập chỉ là những văn bản tôngiáo hay thần thoại.II.Những thành tựu của văn học văn minh Ai Cập cổ đại.Trải qua 3000 năm lịch sử hình thành và phát triển, văn học Ai Cập cổ cũngđã phát triển không ngừng với sự ra đời của rất nhiều thể loại đa dạng và vôcùng phong phú như văn học truyền miệng, văn viết, thơ ca,…. Để tìm hiểu rõnhất được các thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Ai Cập cổ đại,chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu các thành tựu văn học trong từng thời kì lịch sử củaAi Cập cổ đại.1.Văn học thời kì Cổ vương quốc.Ở thời kì này, có sự ra đời sớm nhất của tác phẩm : Những văn bản Kim tựtháp”. Những điều được nói trong “Những văn bản kim tự tháp” về tôn giáo củaAi Cập đủ để đưa ra kết luận: “ điều quan trọng nhất trong các bản văn này làphản ánh ước muốn người chết trở thành bất tử, niềm tin ngây thơ của conngười thời bấy giờ vào khả năng thắng được cái chết và trở thành giống nhưcác thần linh bất tử”. Để tăng hiệu quả ma thuật, người Ai Cập vận dụng nhữngthủ pháp tiêu biểu cho thơ ca nghi lễ – láy âm, đối ngẫu, chơi chữ. Nhiều đoạn4trong “Những văn bản kim tự tháp” nổi bật sức biểu đạt nghệ thuật và sự rõ ràngcủa các hình tượng. Chẳng hạn như trong tụng ca hướng về nữ thần bầu trời Nut,bản thân nữ thần được ca tụng:Ôi, Người là cả bầu trời vĩ đại …Vẻ đẹp của Người tràn khắp mọi nơiMặt đất nằm soải trước Người – Người ôm choàng lấy nóNgười bao bọc đất và vạn vật trong đôi cánh tay mình.Ngoài ra còn có các văn bia của quan lại quý tộc mang nội dung giáo huấn.Những văn bia của các quan lại cho chúng ta biết về một dạng chuẩn mực đạođức của giới thượng lưu trong xã hội Ai Cập – dù chuẩn mực đó có thành hiệnthực hay chỉ là ảo vọng, thì nó cũng phản ánh những tìm tòi đạo đức của xã hộiđó.Tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này là : Lời khuyên dạy của Imhotep, Lờikhuyên dạy của Plahotep, Lời khuyên dạy của Đơ-gia–đe–pho–đơ, Châm ngôncủa Châm ngôn Ptahhotep. Trong số đó, “Châm ngôn của Ptahhotep” là một tácphẩm rất khó hiểu và khó dịch, và việc giải thích một số chỗ trong tác phẩm chođến nay vẫn còn những tranh cãi. Điều này không mâu thuẫn với một nhận địnhkhác: “Châm ngôn” được viết bằng một ngôn ngữ súc tích, giàu hình tượng;người xuất bản nó lần sau cùng – học giả người Czech Z.Jaba – đã gọi Ptahhoteplà nhà phong cách học kiệt xuất.Có thể thấy, văn ăn học thời đại Cổ Vương quốc không chỉ phản ánh nhữnglý tưởng nhân sinh quan và thẩm mỹ của thời đại, mà chính trong nền văn họcnày đã xuất hiện và khẳng định những truyền thống quy định diện mạo cho vănhọc thời kỳ sau, và các tác giả cổ đại hoàn toàn xứng đáng được thế hệ kế thừaxem là những người sáng lập nên những kiểu mẫu của đạo lý, tạo nên những tácphẩm văn chương hoàn hảo.2.Văn học thời trung vương quốc.5Văn học Ai Cập thời kỳ Trung Vương quốc thường được gọi là văn học cổđiển. Các tác phẩm thời đại này còn lưu giữ được đến nay nhiều hơn và phongphú hơn rất nhiều so với thời Cổ Vương quốc. Đây là thời kì phát triển rực rỡnhất của văn học cổ đại Ai Cập. Với nội dung gắn liền với đời sống xã hội, chịuảnh hưởng của tôn giáo. Thể loại phong phú và đa dạng: truyện cổ dân gian, vănbia, truyện thần thoại, ngụ ngôn, thơ tình yêu.Các tác phẩm tiêu biểu đáng kể đến trong thời kì này là các tác phẩm vớinội dung:Ẩn chứa yếu tố huyền thoại, thần kì như: Người bị đắm tàu, Tụng ca dângthần Osiris.Phổ biến nhất là văn học giáo huấn dưới dạng các lời khuyên dạy: Lờikhuyên dạy của vua thành Hêrácnêôpôlít, Lời khuyên dạy của Amenemkhat.Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những tác phẩm đề cao cuộc sống trầngian, tỏ thái độ ngờ vục đối với những tín điều về thế giới bên kia như: Bài cacủa người chơi đàn hạc. Tiêu biểu là bài thơ: Cuộc đối thoại của một kẻ thấtvọng với linh hồn của mình. Bài thơ nói về nỗi bi oan sâu sắc của một người khithấy cuộc đời toàn những điều đau khổ. Người này muốn tìm tới cái chết, coi đólà một sự giải thoát khỏi những khổ đau nhưng lại không hoàn toàn tin rằng có“thế giới bên kia”. Trong bài thơ, những lời lẽ nghi ngờ về sự tồn tại của mộtcuộc sống vĩnh hằng ở “thế giới bên kia” tương phản sâu sắc với thế giới quantôn giáo truyền thống. Có thể nói toàn bộ hệ thống các quan niệm tôn giáo – mathuật thống trị lúc đó đã được trình bày trong sự hoài nghi của tác giả bài thơđộc đáo này.Các tác phẩm có tính chất chính luận như Tiên tri của Nerferty, Châm ngônAmenemkhat I; Truyện về Sinuhet .Trong đó, truyện về Sinuhet là một tác phẩmvăn học lí thú. Truyện kể về một viên đại thần chạy trốn khỏi Ai cập vì sợ bị liênlụy trong một âm mưu thoán đoạt ngôi báu. Sinuhet tới sa mạc Xinai và suýt bịchết vì đói và khát ở đó. Được những người du mục cứu thoát, Sinuhet đi tiếp6tới Palextin. Ở đó, Sinuhet kết bạn với tù trưởng của một bộ lạc và lấy con gáicủa ông này. Sau khi giành chiến thắng sau một cuộc đấu kiếm với một ngườibản xứ giầu, Sinuhet trở lên giàu có. Mặc dù đã có gia đình êm ấm nhưngSinuhet lại bị nỗi nhớ quê hương giày vò. Sinuhet đã gửi đơn xin pharaong thathứ và quay trở về Ai cập. Rất có thể đây là một câu chuyện có thật đã được cảibiến. Truyện về Sinuhet đã trở thành một tác phẩm cổ điển của văn học Ai Cập.Về nội dung phản hiện thực lịch sử thì có tác phẩm nổi bật là Hùng biện củaIpuwer [bức tranh mô tả bạo lực đảo lộn xã hội và tác giả nhin nó từ quan điểmgiới quý tộc].3.Văn học thời kì tân vương quốc trở điTân Vương quốc là thời kỳ phát triển thịnh vượng đối nội và đối ngoại củaAi Cập. Tất cả đều được phản ánh cả trong tôn giáo lẫn trong văn hóa với nghĩarộng nhất của từ này, và trong văn học. Vì vậy văn học thời kỳ này phong phú vàđa dạng hơn văn học thời Trung Vương quốc rất nhiều, và các tác phẩm cũngđược lưu giữ tốt hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những truyền thốngcổ đại đã bị mất đi và mọi thành tựu trước kia bị quên lãng. Ngược lại, chúngđược vận dụng thành công trong những điều kiện lịch sử mới.Thời kì này phát triển nhiều thể loại, nhưng nổi bật nhất là thơ và truyện kể:Thơ ca tụng thần Aton. Việc thờ Amon bị bãi bỏ, và thần tối cao trở thành Aton,tượng trưng cho mặt trời. Tụng ca không có những ngoại đề thần thoại, khôngnhắc đến những thần linh khác. Theo tụng ca, Aton là thần của người Ai Cập vàcủa các dân tộc khác, một vị thần ân nhân, cội nguồn của ánh sáng thể chất vàánh sáng tinh thần. Sau khi Akhnaton chết và các vua kế vị kề sau cũng chết, thìviệc thờ thần Aton bị bãi bỏ hoàn toàn, và vị thần cổ đại Amon lại trở thành chúatể trong hệ thống thần linh của Ai Cập , tuy nhiên nhiều phẩm chất của Atonđược gán vào cho Amon, và trong tụng ca dành cho Amon ta có thể thấy nhữnghình dung từ rất gợi nhớ đến tính cách của Aton: “chúa tể của chân lý, cha của7các thần, đấng sinh thành của con người, người tạo nên súc vật, cỏ cây […],người mà mọi thần linh đều tỏ lòng tôn kính”, v.v..Bên cạnh những tụng ca, một kiệt tác của văn chương tôn giáo Ai Cập thờiđại Tân Vương quốc là chương thứ 125 của cuốn sách có tên “Tử thư”. “Tử thư”là tên của một tuyển tập lớn các tác phẩm dành cho những người chết với nhữngnội dung khác nhau, sáng tác nhằm mục đích bảo đảm cho sự bất tử không chỉcho vua như :“Những văn bản kim tự tháp”Trong thời đại Tân Vương quốc một số cốt truyện thần thoại trở thành cốttruyện của những tác phẩm cổ tích được sáng tác để giải trí. Các tác phẩm thờikì này thường ghi lại cuộc sống, tiểu sử , lời lẽ của quý tộc quan lại hoặc phảnánh đời sống hoặc khát vọng của nhân dân lao động, đề cập đến nhiều mặt củađời ống xã hội. Thể loại thơ thì ngày càng thịnh hàng, xuất hiện thơ tình yêu.Chẳng hạn như thần thoại về Osiris và Isis, Truyện về hai anh em, Truyện chânvà giả, Truyện về chàng hoàng tử phải chết, Truyện bóng ma, ….Quả thực, văn học của văn minh Ai cập Cổ đại đã có biết bao nhiêu thànhtựu văn học ra đời, nhưng cho đến giờ chỉ còn lại số nhỏ trong kho tàng văn họcđó được tìm thấy, được lưu lại, nhưng nó đã chứng tỏ được khả năng sáng tạolớn lao của người Ai Cập cổ xưa. Tuy nhiên, trong nội dung văn học Ai Cập cổđại cũng nổi lên một hạn chế đáng chú ý, đó là tư tưởng tôn giáo, triết lí thần bíthấm đượm trong hầu hết các tác phẩm.KẾT LUẬNQua mốt số phân tích trên, nhóm em đã học hỏi thêm được rất nhiều vềthành tựu văn học của Ai Cập cổ đại nói riêng cũng như của nền văn minh AiCập cổ đại nói chung. Có thể thấy Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học kháphong phú. Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, nhân văn, mang tính chấtrăn đe, giáo huấn, dạy dỗ con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lí vàkhuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Bên cạnh đó cũngcó những tác phẩm phản ánh hiện thực, biến động lớn trong xã hội thời đó.8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.1.2.3.4.Giáo trình Lịch sử Văn minh thế giớiLịch sử thế giới cổ đại- NXB giáo dục Việt NamLịch sử Văn hóa thế giới cổ trung đại – nhà xuất bản giáo dục Việt Nam//kenh14.vn/kham-pha/tim-hieu-ve-cuon-sach-cua-cai-chet-thoi-5.ai-cap-co-dai-2013221101323347.chn//documents.tips/documents/van-minh-ai-cap-thoi-ky-trung-vuong-6.quoc.html//www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/5721-van-hoc-ai-capco-dai7.9PHỤ LỤC1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tếAi Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọctheo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạochâu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, vớibảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phíabắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theomột lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngàycàng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồidào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giaothông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển.Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rấtsớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thếgiới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm củasông Nin”.Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen,cây papyrus... sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quầnthể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò,hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản.Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoacương, đá mã não...; kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bênngoài vào.Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc làĐịa Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phíaNam giáp Nubi, nơi giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ có ở ĐôngBắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng10Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lênBắc. Miền Thượng Ai Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cậpnằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đất đai của AiCập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùađông ôn hoà, mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alêchxanđơria có lượng mưalớn nhất: 200mm. Vùng cạnh biển Đỏ hầu như không có mưa. Nhiệt độ trungbình tháng giêng ở miền bắc là 12 độ, miền nam là 15 – 16 độ; tháng bảy từ 25 –26 độ và 30 – 34 độ.Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quantrọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lụchoà nhập quanh một biển trung gian - Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặcchia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó làvị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạtđông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được cảithiện.Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cưdân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châuÁ tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ.Những tài liệukhoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ lànhững thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Nhữngthổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họđịnh cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có mộtchi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dânngười châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit vàthổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính làngười Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit. Người Ai Cập chỉ cómột ngôn ngữ chính là tiếng Arập. Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viêntrong xã hội không được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, tráicây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu,lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản. Người Ai Cập ưa phục tùng, thích11ra lệnh. Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tínhcách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh. Họ là những người tháo vát vàlanh lợi.Hình 1: Kim Tự Tháp và tượng nhân sư nổi tiếp khắp thế giới của Ai Cập.2. Người Ai Cập bị ám ảnh bởi cái chếtTìm hiểu về Ai Cập cổ đại với các kim tự tháp, xác ướp và các vị thần, thậtdễ dàng để đi đến kết luận họ bị ám ảnh bởi cái chết. Cách thức mà người AiCập mai táng thực sự là một cách để tôn vinh cuộc sống. Ví dụ, những hoạ tiết12minh họa bên trong các ngôi mộ là buổi lễ thờ cúng nông nghiệp, săn bắn và câucá. Hơn nữa, các đồ trang sức đắt tiền được chôn cùng với người Ai Cập đã giúphọ tiếp cận với thế giới bên kia, nơi họ tiếp tục công việc hiện tại của họ màkhông gặp bất kỳ khó khăn nào. Ướp xác là một cách để giữ cho xác chết sốngđộng như thật, sẵn sàng cho hình thức lý tưởng hóa cuộc sống hàng ngày. Rõràng là người Ai Cập bị ám ảnh bởi cuộc sống, không phải là cái chết3. Hình ảnh tử thư13Hình 4. Những phát minh của người Ai Cập1415

Video liên quan

Chủ Đề