Thành phố Lào Cai có bao nhiêu dân tộc?

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, có 25 dân tộc cùng chung sống, có nhiều dân tộc thiểu số ít người.

Thời gian qua, đội ngũ người dân tộc thiểu số có uy tín trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng ở địa phương.

Những cá nhân tiêu biểu được biểu dương đợt này được bầu chọn từ cấp cơ sở, đại diện cho hàng chục nghìn đồng bào dân tộc thiểu số của 25 dân tộc khác nhau từ 9 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Những người có uy tín ở các vị trí đảm nhiệm khác nhau, nhưng đều có phạm vi ảnh hưởng lớn trong một dòng họ, một thôn, một xã và một huyện. Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn được cống hiến nhiều cho gia đình và xã hội, người có uy tín là tấm gương sáng trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở bản làng, khu dân cư.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu tại Hội nghị.

Bằng những kinh nghiệm của mình, người uy tín đã tích cực vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, gương mẫu đi đầu để các thành viên trong gia đình, cộng đồng thôn, bản noi theo, tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở các thôn, bản ngày càng lành mạnh, tiến bộ.

Đội ngũ người uy tín còn là cầu nối quan trọng giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể; góp ý cho cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phối hợp cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng ở địa phương.

Đại biểu là người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số dự Hội nghị.

Họ còn là những điển hình về đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống dân cư, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư” gắn với giữ vững an ninh chính trị biên giới.

Bên cạnh đó, người có uy tín còn tham gia và vận động nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Qua đó, các thôn bản đã huy động có hiệu quả nguồn lực trong nhân dân để hiến đất làm đường, trường, trạm... góp phần xây dựng nông thôn mới đẹp, giàu.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai đánh giá cao sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đối với người có uy tín trong cộng đồng, thực hiện tốt chính sách dân tộc.

Việc tổ chức gặp mặt và biểu dương người có uy tín tiêu biểu là việc làm thiết thực, kịp thời động viên, khích lệ tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và ghi nhận những cố gắng của người có uy tín đã đóng góp công sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở bảo đảm sự đoàn kết, đồng thuận ở thôn, bản; động viên nhân dân ra sức thi đua, lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Từ đó, nhân lên sự lan tỏa mạnh mẽ, sức mạnh đoàn kết, đồng lòng chung sức xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng giàu đẹp.

Đồng chí mong muốn, đội ngũ người có uy tín ở địa phương thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào ở cơ sở, góp phần cùng cấp ủy và chính quyền, đoàn thể các cấp tháo gỡ khó khăn, giải quyết khúc mắc, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

Bên cạnh đó, đội ngũ người có uy tín cần gương mẫu đi đầu và là hạt nhân trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.

Đại biểu là người dân tộc Phù Lá dự hội nghị.

Tại lễ biểu dương, các đại biểu đã cam kết tiếp tục đẩy mạnh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới cộng đồng dân cư, góp phần cùng đồng bào các dân tộc thực hiện tốt phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân và giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia.

Nhân dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc tặng Bằng khen cho 3 cá nhân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen cho 26 người uy tín đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2021-2023.

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, có diện tích tự nhiên đứng thứ 19/63 tỉnh, thành trong cả nước; dân số 730.420 người, gồm 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh. Ở Lào Cai có dân tộc Bố Y và dân tộc Phù Lá, là hai DTTS ít người sinh sống tập trung tại 37 thôn của 22 xã thuộc 6 huyện [Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Sa Pa, Bắc Hà và Mường Khương]. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 37/164 xã thuộc khu vực II, 102/164 xã thuộc khu vực III và 2 xã biên giới được hưởng Chính sách 135.

Theo ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, trong 5 năm qua, Lào Cai được bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương đầu tư vào vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đã làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Chỉ tính riêng Chương trình 135, giai đoạn 2014-2018, tỉnh đã được bố trí gần 877,7 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng [xây dựng mới 1.237 công trình, gồm: 617 công trình đường giao thông, 204 công trình trường học, 59 công trình thủy lợi, 40 công trình điện sinh hoạt nông thôn, 48 công trình nước sinh hoạt, 191 công trình nhà văn hóa...] và hỗ trợ phát triển sản xuất.

Tại 37 thôn có đồng bào dân tộc Bố Y, Phù Lá, tỉnh đã được ngân sách Trung ương bố trí trên 29,65 tỷ đồng [năm 2018 trên 12,7 tỷ đồng, năm 2019 trên 16,95 tỷ đồng] để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc là 12 tỷ đồng, đào tạo cán bộ theo Quyết định 2086/QĐ-TTg...

Ông Nông Đức Ngọc cho biết, trong quá trình thực hiện, điểm nhấn của tỉnh là đã lồng ghép nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Đặc biệt, tỉnh đã dành khoảng 70% nguồn lực đầu tư cho vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, hiện 100% xã trên địa bàn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 163/164 xã được nâng cấp rải nhựa đạt tiêu chuẩn [chỉ còn 15km vào xã Nậm Chày đang được nâng cấp]; 135/164 trạm Y tế xã được đầu tư xây mới; 100% các cơ sở giáo dục có lớp học kiên cố…

Việc triển khai sáng tạo, có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển tương đối đồng đều của các cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh. Tính từ sau Đại hội Đại biểu lần thứ II-năm 2014 đến nay, vùng đồng bào DTTS Lào Cai đã có những chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2014-2018, bình quân tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm 5-6%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2018 xuống còn 16,25%. Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình kinh tế do đồng bào DTTS làm chủ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; thậm chí có những mô hình kinh tế cho thu nhập tiền tỷ.

Lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục-thể thao vùng đồng bào DTTS của tỉnh cũng đã có nhiều đột phá, chất lượng ngày càng được nâng cao. Chỉ tính năm học 2018-2019, trong 44 em học sinh đạt giải cấp quốc gia thì có 3 em là người DTTS. Đối với lĩnh vực y tế, toàn tỉnh hiện có 857 bác sĩ, trong đó có 212 bác sĩ là người DTTS. Lĩnh vực thể thao, tỉnh cũng đã có nhiều vận động viên là người DTTS đạt giải các cấp, tiêu biểu như vận động viên cử tạ Hoàng Thị Duyên, dân tộc Giáy, đạt 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018. Duyên cũng đã giành Huy chương Bạc giải Vô địch cử tạ nữ thế giới…

Đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh

Theo Trưởng Ban Dân tộc Nông Đức Ngọc, một trong những thế mạnh của tỉnh là có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, là sự hội tụ của văn hóa truyền thống của 25 dân tộc anh em. Do đó, trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, tỉnh xác định các giá trị văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào các DTTS.

Dẫn chứng rõ nét nhất là việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào phát triển du lịch của tỉnh. Lào Cai là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng DTTS. Việc mở rộng hoạt động du lịch đến các làng bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các DTTS, với mức thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng đạt 25-35 triệu đồng/hộ/năm.

Triển khai sáng tạo, có hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS của tỉnh; đồng thời cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Lào Cai. Từ năm 2014 đến nay, Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, hoàn thiện; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an ninh chính trị ổn định; diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc [hiện tỉnh đã có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 96% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra]; đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp Nhân dân ngày càng được nâng cao.

Với riêng lĩnh vực kinh tế, giai đoạn 2014-2018, tỉnh đạt mức tăng trưởng đạt 10,02%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 đạt 38.368 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn hiện đạt 50,54 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại-dịch vụ. Chỉ tính giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 đạt 29.043 tỷ đồng, tăng gần 2,7 lần so với năm 2014; trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 20.829 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ.

Các hoạt động thương mại-dịch vụ cũng khá sôi động, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2018 đạt trên 23.238 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm đạt 15.781 tỷ đồng. Đặc biệt, với lĩnh vực du lịch, năm 2018 Lào Cai đón trên 4,2 triệu lượt khách, tăng 3,5 lần so với năm 2014; doanh thu du lịch đạt 13.406 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2014. Trong 8 tháng đầu năm 2019, tỉnh cũng đã đón khoảng 3,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 14.411 tỷ đồng.

Những thành tựu của vùng đồng bào DTTS nói riêng, của tỉnh nói chung là cơ sở để Lào Cai tự tin đặt ra những chỉ tiêu đột phá trong thời gian tới. Bởi Lào Cai có tiềm năng, lợi thế từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào, bản sắc văn hóa đa dạng của đồng bào các DTTS...

Quan trọng hơn, những năm tới, các chủ trương, chính sách ưu tiên cho phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi của Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho Lào Cai ngày càng phát triển. Đặc biệt, tới đây khi Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, do Ủy ban Dân tộc xây dựng được Quốc hội thông qua, trở thành “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”, thực hiện từ năm 2021 sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Lào Cai.

Lào Cai có bao nhiêu dân tộc?

Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống.

Lào Cai có người dân tộc gì?

Đông nhất là dân tộc Tày [chiếm hơn 50%], các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Sán Chay, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 4 ngành của dân tộc Mông cư trú ở Việt Nam.

Thành phố Lào Cai có bao nhiêu phường?

Thành phố Lào Cai có diện tích tự nhiện: 22.150 ha, có 17 phường, xã: phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Kim Tân, phường Pom Hán, phường Bắc Lệnh, phường Thống Nhất, phường Xuân Tăng, phường Bắc Cường, phường Nam Cường, phường Bình Minh, xã Vạn Hoà, xã Đồng Tuyển, xã Cam Đường, xã ...

Đất ở Lào Cai là loại đất gì?

Đất: Tài nguyên đất tỉnh Lào Cai rất phong phú và đa dạng, diện tích đất tự nhiên là 636.403 ha. Đất được chia thành 10 nhóm đất chính: đất mùn trên núi, đất mùn - vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất đen, đất bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất phù sa, đất lầy

Chủ Đề