Tháng giêng âm lịch năm 2023

Tết Nguyên Đán theo truyền thống của người Việt Nam cũng như hầu hết các dân tộc khác tại châu Á bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng Âm lịch hàng năm, thường rơi vào cuối tháng 01 hay đầu tháng 2 Dương lịch. Các hoạt động mừng đón Tết được tiến hành trong nhiều ngày liên tiếp.

NămNgày thángNgàyNgày nghỉ lễ
2023 ngày 21 tháng 1 đến ngày 27 tháng 1 Thứ bảy đến Thứ sáu Tết Nguyên Đán
2024 ngày 9 tháng 2 đến ngày 15 tháng 2 Thứ sáu đến Thứ năm Tết Nguyên Đán
2025 ngày 28 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 Thứ ba đến Thứ hai Tết Nguyên Đán
2026 ngày 16 tháng 2 đến ngày 20 tháng 2 Thứ hai đến Thứ sáu Tết Nguyên Đán
Vui lòng cuộn xuống cuối trang cho những ngày của năm trước.

Theo truyền thống, người Việt sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa trước Tết để “dọn sạch” mọi điều xui rủi và xấu xa tích tụ từ năm trước. Tuy nhiên, không nên quét dọn vào những ngày Tết. Trẻ con có thể mặc quần áo mới và mang giày dép mới trước Tết nhưng không nên mặc và mang chúng cho đến khi qua năm mới.

Trong ba ngày Tết, người ta sẽ viếng thăm thân nhân và bạn bè, đến đền chùa hay nhà thờ. Người Việt có truyền thống cúng bái tổ tiên hoặc suy nghiệm về những việc đã từng làm ở năm trước vào dịp Tết.

Người Việt thường trang hoàng nhà cửa để đón Tết. Những thành viên trong gia đình thường tụ họp lại để cùng đón năm mới quanh những mâm cỗ thịnh soạn và các loại bánh mứt đã được chuẩn bị từ trước Tết.

Những năm gần đây

NămNgày thángNgàyNgày nghỉ lễ
2022 ngày 29 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 Thứ bảy đến Chủ nhật Tết Nguyên Đán
2021 ngày 10 tháng 2 đến ngày 16 tháng 2 Thứ tư đến Thứ ba Tết Nguyên Đán
2020 ngày 23 tháng 1 đến ngày 29 tháng 1 Thứ năm đến Thứ tư Tết Nguyên Đán
2019 ngày 4 tháng 2 đến ngày 8 tháng 2 Thứ hai đến Thứ sáu Tết Nguyên Đán
2018 ngày 14 tháng 2 đến ngày 20 tháng 2 Thứ tư đến Thứ ba Tết Nguyên Đán
2017 ngày 26 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 Thứ năm đến Thứ tư Tết Nguyên Đán

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, có đến 93% người lao động được khảo sát đồng tình nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão sớm từ 28 tháng Chạp và kéo dài 8 ngày.

Liên quan đến đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão [2023], Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa gửi Bộ LĐ-TB-XH phương án nghỉ 8 ngày, bắt đầu từ 28 tháng Chạp Âm lịch, phương án này khác với 2 phương án mà Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất trước đó.

Cụ thể, theo đề xuất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 từ thứ Năm ngày 19/1/2023 Dương lịch đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023 Dương lịch [tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão]. Người lao động đi làm vào thứ 6 ngày 27/1/2023 [tức ngày mồng 6 tháng Giêng] và làm bù thêm vào thứ Bảy ngày 28/1/2023 Dương lịch [tức ngày mồng 7 tháng Giêng năm Quý Mão].

Ảnh minh họa.

Trên cơ sở phân tích, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị Bộ LĐ-TB-XH sửa: “Dịp nghỉ Tết Âm lịch năm 2023, người lao động nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó nghỉ 3 ngày trước Tết và 2 ngày đầu sau Tết [chưa bao gồm 1 hoặc 2 ngày nghỉ hàng tuần theo quy định]. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 từ thứ năm ngày 19/1/2023 Dương lịch [tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần]”.

Trao đổi về đề xuất này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết đã tổ chức thăm dò, lấy ý kiến của người lao động và cán bộ công đoàn sau khi Bộ LĐ-TB-XH có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão [2023]. Kết quả khảo sát cho thấy, theo 2 phương án mà Bộ LĐ-TB-XH đưa ra, thì có đến hơn 80% người lao động đề nghị nghỉ 9 ngày Tết Nguyên đán.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 8 ngày. – Ảnh: KT.

Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, sau khi phân tích, cân nhắc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất phương án nghỉ 8 ngày, thời gian nghỉ kéo dài từ 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão. Người lao động đi làm ngày mùng 7 tháng Giêng – Thứ 7 để bù cho ngày 28 tháng Chạp. Khảo sát cũng cho thấy có đến 93% người lao động đồng tình, lựa chọn phương án nghỉ Tết do Tổng Liên đoàn lao động đề xuất.

“Dịp Tết cổ truyền người dân quan tâm nhất tới việc mua sắm, chuẩn bị Tết, việc nghỉ sớm giúp người lao động chuẩn bị Tết chu đáo hơn, có thời gian kịp về quê thăm gia đình. Bên cạnh đó, việc nghỉ trước Tết sớm cũng giảm áp lực giao thông. Với đề xuất 8 ngày nghỉ Tết, chúng tôi cho rằng khá phù hợp”, ông Ngọ Duy Hiểu nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, ông Hiểu cũng cho rằng, đa số công nhân là đối tượng lao động di cư nhiều, đất nước trải dài từ Bắc xuống Nam nên cần quan tâm đến vấn đề đi lại, di chuyển của người lao động khi đề xuất chính sách. Bên cạnh đó, 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, phải hạn chế đi lại, không ít lao động phải ở lại nơi làm việc, ít có điều kiện được về quê ăn Tết.

Cũng theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn cho người lao động được nghỉ sớm, bởi sát Tết không được nghỉ sớm, nhiều lao động có tâm lý không yên tâm làm việc, điều này gây khó khăn nhất định cho doanh nghiệp.

Ông Ngọ Duy Hiểu thông tin, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã gửi đề xuất phương án nghỉ tết này sang Bộ LĐ-TB-XH và hy vọng Thủ tướng Chính phủ sẽ lựa chọn phương án này, đáp ứng mong mỏi của đông đảo người lao động.

Chị Nguyễn Thanh Nga [35 tuổi], quê Nghệ An hiện đang làm việc tại KCN Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên đã 2 năm chị chưa được về quê ăn Tết cùng gia đình. Làm việc xa quê, tàu xe ngày Tết cũng đông đúc hơn bình thường, bởi vậy chị Nga hy vọng sẽ được nghỉ sớm trước Tết để có thời gian về quê, chuẩn bị Tết tươm tất hơn.

“Tết muốn về quê phải đặt vé tàu xe từ sớm, đường xá đông đúc nên việc đi lại cũng mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Nếu nghỉ quá sát Tết, việc chuẩn bị sẽ khá vội vàng. Thay vào đó có thể rút ngắn thời gian nghỉ sau Tết nhưng nên cho người lao động được nghỉ sớm trước Tết để bình tĩnh chuẩn bị cho một cái Tết ấm no, sum vầy”, chị Nga chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Lành [30 tuổi], quê Thanh Hóa, hiện đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long [Hà Nội] cũng mong muốn được nghỉ Tết sớm để kịp về quê sum họp cùng gia đình. “Sát Tết, nhà nhà đều nô nức chuẩn bị, sắm sửa, nếu đến ngày 29 Tết mới được nghỉ, tâm lý chung là dù có đi làm cũng khó có thể tập trung, mất tinh thần. Những ngày đó ai cũng mong sớm được về bên gia đình, nhất là những lao động xa quê. Với những người đã có gia đình, trước Tết cũng là thời gian bận rộn hơn cả khi phải dọn dẹp nhà cửa, mua sắm chuẩn bị đón Tết, do đó nếu thời gian nghỉ trước Tết dài hơn sẽ thuận tiện cho người lao động”.

Trước đó, Bộ LĐ-TB-XH đã đưa ra 2 đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão. Phương án 1, nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó có 2 ngày nghỉ trước Tết và 3 ngày sau Tết, tức lịch nghỉ bắt đầu từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 [tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 3 tháng Giêng năm Quý Mão].

Cùng với 5 ngày nghỉ chính thức này, dịp Tết Âm lịch công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày vì có 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động [từ ngày 29 Tết đến hết mùng 5 Tết].

Phương án 2: Nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết, tức kỳ nghỉ bắt đầu từ thứ Bảy ngày 21/1/2023 đến hết Chủ nhật ngày 25/1/2023 [tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Quý Mão].

Ngoài 5 ngày nghỉ chính thức này, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ liền 9 ngày vì có 2 ngày nghỉ bù theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động và 2 ngày nghỉ cuối tuần.

Trong 2 phương án nêu trên, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất chọn dịp nghỉ Tết Quý Mão 2023 theo phương án 1 để tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài [7 ngày], đồng thời đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết./.

Theo vov.vn

Chủ Đề