Techcombank lì xì đầu năm 2023

Chương trình “Lì xì lộc phát” được Techcombank dành cho khách hàng có tài khoản F@st Mobile gửi những lời chúc chứa đựng tình cảm tốt đẹp và lì xì lộc may mắn đến người thân, bạn bè trong ngày đầu năm mới.

Cụ thể, từ nay đến 14/2/2015, khách hàng Techcombank truy cập vào website www.techcombank.com.vn để đăng ký tham gia gửi lời chúc cùng cơ hội lì xì đến người nhận.

Vào mùng 1 Tết, Techcombank sẽ chuyển tất cả những lời chúc này thông qua tin nhắn đến người nhận từ chương trình, đặc biệt 300 người nhận đầu tiên sẽ may mắn nhận được tiền “Lì xì lộc phát” 68.000 VNĐ vào tài khoản thanh toán tại Techcombank.

Được ngân hàng ra mắt từ cuối năm 2014, dịch vụ F@st Mobile mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích vượt trội như: Chuyển tiền nhanh qua mạng xã hội Facebook, Google + hoặc SMS: Người sử dụng có thể chuyển và nhận tiền từ bạn bè, người thân đã kết nối trên mạng xã hội Facebook, Google + hoặc danh bạ điện thoại [đối với SMS]; Rút tiền mặt tại ATM không cần dùng thẻ: Chỉ cần 1 thiết bị di động có kết nối Internet, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền tại máy ATM mà không cần có thẻ ATM; Chuyển tiền giữa các tài khoản Techcombank, chuyển và nhận tiền bằng chứng minh nhân dân; Chuyển tiền liên ngân hàng; Thanh toán cước điện thoại; Tính bảo mật: Khởi tạo mã bảo mật trong mỗi giao dịch để đảm bảo số tiền chuyển đến đúng người nhận...

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: www.techcombank.com.vn hoặc liên hệ Dịch vụ Khách hàng - Điện thoại: 1800 588822 [miễn phí 24/7]; Email:

Cao Nguyên

Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn trong dân ngay từ ngày giao dịch đầu xuân Nhâm Dần 2022 - Ảnh: H.HƯNG

Hôm 7-2, ngày đầu tiên giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các ngân hàng đều áp dụng chương trình ưu đãi hấp dẫn như tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân.

Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank], khách hàng nhận được lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất cao kỷ lục tại VPBank và các ngân hàng khác tại thời điểm này.

Với Prime Savings, lãi suất tiền gửi được nhân đôi trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, với điều kiện khách hàng phải gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho các khách hàng mới hoặc khách hàng đã được định danh thuộc phân khúc Prime của ngân hàng và chưa từng gửi tiết kiệm online trước đó. Hình thức ưu đãi nhân đôi lãi suất được áp dụng trong vòng 1 tháng kể từ ngày khách hàng gửi tiết kiệm Prime Savings lần đầu tiên.

Còn tùy theo kỳ hạn và sản phẩm tiết kiệm khác, lãi suất huy động tại VPBank có nhích lên 0,5% - 0,7%/năm so với cùng kỳ năm trước. Còn so với cách đây 1 tháng, lãi suất nhích lên 0,2 - 0,3% tùy theo kỳ hạn. Đơn cử, tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng được niêm yết lãi suất 6,2%/năm, còn gửi 6 tháng là 5,5%/năm.

Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam [MSB], lãi suất gửi tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; còn 5 - 5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.

Cũng để hút lượng tiền gửi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] tăng lãi suất tiền gửi 0,2 - 0,5%/năm kể từ ngày 7-2. Theo đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank là 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng; tiếp đến là mức 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng.

Đối với VietinBank, khách hàng gửi tiết kiệm online cũng được cộng thêm 0,3 - 0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng đầu xuân năm mới Nhâm Dần cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2 - 0,4/năm tùy theo kỳ hạn gửi.

Theo đó, lãi suất cao nhất 6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Còn khách hàng gửi kỳ hạn 9 tháng chỉ được nhận lãi suất 4,4%/năm.

Tại một số ngân hàng khác, để hút lượng tiền gửi trong dân cư, chính sách ưu đãi được tung ra là tặng quà, lì xì may mắn đầu xuân. Như Vietcombank, ngân hàng này lì xì 100.000 đồng cho khách hàng khi gửi tiết kiệm tại quầy trong ngày 7 và 8-2. Cụ thể, các khách hàng khi gửi tiết kiệm tối thiểu 10 triệu đồng với kỳ hạn trên 6 tháng hoặc từ 70 triệu đồng kỳ hạn từ 2 đến dưới 6 tháng... đều được lì xì 100.000 đồng.

Đánh giá nguyên nhân lãi suất huy động tăng nhẹ trở lại, theo các chuyên gia ngân hàng là do lạm phát đang có xu hướng nhích lên. Các ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì mặt bằng lãi suất thực dương. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng cũng tăng cao khi hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới.

Còn về lãi suất đầu ra, mặt bằng sẽ duy trì như mức hiện tại và có thể giảm nhẹ ở một số ngành, lĩnh vực ưu tiên khi gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đi vào cuộc sống.

Về xu hướng lãi suất của năm 2022, trao đổi với báo chí hồi cuối tháng 12-2021, ông Phạm Chí Quang, phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước], cho biết điều hành ổn định lãi suất dựa trên diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay.

Đối với lãi suất huy động sẽ ổn định. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành đảm bảo hài hòa quyền lợi của người gửi tiền và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

BNEWS Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND tháng 9/2022 trên cả kênh gửi trực tuyến và gửi tại quầy đều đang có xu hướng tăng so với hồi đầu tháng trước.

Lãi suất huy động vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", thậm chí tiếp tục được điều chỉnh tăng tại nhiều kỳ hạn, đẩy chi phí vốn đầu vào của các ngân hàng ngày một lên cao. Điều này đang góp phần tạo sức ép điều chỉnh lãi suất cho vay.

*Lãi suất huy động tiếp đà tăng
Khảo sát biểu lãi suất tháng 9/2022 niêm yết trên trang web chính thức của các ngân hàng cho thấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND trên cả kênh gửi trực tuyến và gửi tại quầy đều đang có xu hướng tăng so với hồi đầu tháng trước. Đáng chú ý, có ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất tới gần 1%/năm.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội [MB] vừa tăng mạnh lãi suất kỳ hạn 24 tháng thêm tới 0,95%/năm so với hồi đầu tháng 8, lên 6,7%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 và 12 tháng của MB cũng tăng lần lượt 0,43%/năm và 0,53%/năm lên các mức 5,3%/năm và 6,1%/năm. Đối với kỳ hạn ngắn 3 tháng, MB tăng lãi suất thêm 0,2%/năm lên thành 3,8%/năm.


Ngân hàng TMCP Nam Á [Nam A Bank] mới đây đã tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng thêm 0,3%/năm lên mức 6,9%/năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín [Sacombank] tăng lãi suất thêm 0,2%/năm với các kỳ hạn 6, 12 và 24 tháng lên lần lượt là 5,4%/năm, 6%/năm và 6,4%/năm.
Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Bắc Á [Bac A Bank], lãi suất tiền gửi các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng đều tăng nhẹ 0,1%/năm lên thành 4%/năm. Tương tự với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất cũng tăng 0,1%/năm lên dao động từ 6,9-7%/năm. Còn với kỳ hạn 6-7 tháng, Bac A Bank điều chỉnh tăng thêm 0,15% đưa lãi suất tiết kiệm lên 6,5%/năm.
Biểu lãi suất mới nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB] vừa điều chỉnh tăng thêm 0,1%/năm tại một số kỳ hạn. Cụ thể, khách hàng khi gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên với kỳ hạn 6 tháng cho gói "Tài lộc" hay gói "Chọn sống mới, trọn chất tôi" sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm tăng thêm 0,1% so với trước đó, lên 6,1-6,2%/năm.
Trong số các ngân hàng khảo sát, lãi suất huy động cao nhất hiện thuộc về Ngân hàng TMCP An Bình [ABBank] với 8,8%/năm kỳ hạn 13 tháng, tăng 0,5%/năm so với biểu lãi suất niêm yết trước đó. Đây cũng là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ABBank.
Tiếp sau là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á [SeABank] với 7,85%/năm. Đây là lãi suất áp dụng cho Chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND với mệnh giá tối thiểu từ 100 triệu đồng kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cho sản phẩm này kỳ hạn 24 tháng là 7,7%/năm.
Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất huy động cao nhất trên 7%/năm như Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB] với 7,55%/năm; Ngân hàng TMCP Kiên Long [Kienlongbank] với 7,3%/năm; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] với 7,1%/năm...
Còn nhóm "Big 4" gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Agribank], Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank], lãi suất huy động tiếp tục duy trì tương tự hồi đầu tháng 8 với mức cao nhất là 5,6%/năm.
Theo giới chuyên gia động thái tăng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua có thể nhằm đáp ứng hệ số an toàn vốn [CAR] để tránh việc mất cân đối tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, tăng lãi suất huy động còn để kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng khi tốc độ huy động vốn từ đầu năm đến nay thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Mặt khác, một lãnh đạo ngân hàng thương mại cho biết việc tăng lãi suất huy động còn nhằm mục đích chuẩn bị nguồn vốn cho vay dịp cuối năm ngay khi được Ngân hàng Nhà nước phân bổ thêm hạn mức tăng trưởng [room] tín dụng.
*Áp lực lớn lên lãi suất cho vay
Trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục tăng và được dự báo sẽ còn tăng cao hơn trong những tháng cuối năm, áp lực tăng lãi suất cho vay là hiện hữu. Thực tế nhiều người vay mua nhà tại các ngân hàng thương mại hiện đã phải chịu lãi suất từ 10-12%/năm chứ không còn các gói tín dụng ưu đãi như trước.
Giới phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI dự báo lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới room tín dụng. Như vậy, lãi suất huy động trong cả năm 2022 có thể tăng từ 1-1,5%. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang phải gia tăng nguồn vốn huy động dài hạn khi tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn sẽ phải giảm từ 37% xuống 34% kể từ ngày 1/10 tới đây. Chi phí vốn bình quân vì thế sẽ bị đẩy lên cao, kéo theo áp lực tăng lãi suất đầu ra.
Theo Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, lãi suất huy động thời gian qua buộc phải tăng nhanh để hút dòng tiền trở lại sau 2 năm neo ở mức thấp. Dù cuộc đua tăng lãi suất này không quá lo ngại nhưng áp lực điều chỉnh lên lãi suất cho vay là không thể tránh khỏi. Mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất hoặc giảm lãi vay từ 0,5-1%/năm trong bối cảnh này là không dễ dàng.
"Lãi suất cho vay sớm muộn cũng phải điều chỉnh tăng nhưng tôi kỳ vọng từ nay đến cuối năm sẽ chỉ tăng thêm ở mức từ 0,5-1%", ông Thịnh nhận định.
Trao đổi với một lãnh đạo ngân hàng thương mại, vị này cho rằng trước áp lực lạm phát và nhu cầu tín dụng hồi phục, lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ từ 0,1-0,2%/năm trong vài tháng tới.
Tuy nhiên trong báo cáo mới phát hành, Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam [KBSV] nhận định với kịch bản lạm phát tăng 3,8%, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ tăng 0,5-1%, từ đó đẩy lãi suất cho vay tăng khoảng 0,4-0,7%/năm.
Cùng quan điểm, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] dự báo lãi suất cho vay chịu áp lực điều chỉnh tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022 và sang cả năm 2023 do dư địa tín dụng hạn hẹp, lãi suất huy động đã tăng khá nhiều và sẽ còn tăng tiếp trong nửa cuối năm, cùng với thanh khoản hệ thống không dồi dào do ưu tiên ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
Phân tích của VDSC cho thấy các loại lãi suất trên thị trường đều đã tăng trừ lãi suất điều hành. "Do lãi suất điều hành mang tính định hướng nên việc tăng mạnh lãi suất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023. Tuy nhiên, nếu kiềm giữ lãi suất điều hành thì áp lực từ bên ngoài vẫn rất lớn", VDSC nhận định.
Đến cuối năm 2022, lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] đã là xấp xỉ 3,5-3,75%, gần sát với mức lãi suất tái cấp vốn hiện tại. Do đó, VDSC cho rằng việc tăng lãi suất điều hành có thể diễn ra đầu năm 2023 với mức tăng khoảng 50 điểm cơ bản.
Theo VDSC, lạm phát nếu kiểm soát được ở mức 4% sẽ là tiền đề thuận lợi cho triển vọng lãi suất và ngược lại.
Dù vậy, giữa lúc lạm phát toàn cầu đang "nóng" cùng những biến động khó lường trên thị trường thế giới, liệu người dân và doanh nghiệp có thể chấp nhận một mức lãi suất cho vay ở mức cao hơn nữa hay không cũng là điều mà các ngân hàng cần tính toán rất cẩn trọng./.

Chủ Đề