Tàu ngầm Việt Nam giá bao nhiều

Xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại luôn rất tốn kém. Ngày nay, điều này càng đúng khi càng có nhiều công nghệ phức tạp trên các tàu chiến.

Chi phí đóng hoặc mua tàu chiến mới khá cao. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Trung bình thì giá mua mới chỉ chiếm từ 20%-30% tổng chi phí phải bỏ ra trong toàn bộ vòng đời của một tàu chiến. Phần còn lại là chi phí vận hành, thay thế phụ tùng…

Nếu một tàu chiến có mức giá 100 triệu USD, với vòng đời 30 năm, thì tổng chi phí vận hành trong 30 năm đó có thể rơi vào khoảng hơn 300 triệu USD, tương đương 10 triệu USD một năm.

Một ví dụ là chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới thay thế cho lớp Ohio của Mỹ, bao gồm 12 con tàu, có tổng chi phí dự kiến là 347 tỷ USD, kéo dài trong toàn bộ thời gian hoạt động của chúng. Trong đó chi phí đóng mới mỗi tàu là khoảng 7 tỷ USD. Như vậy tổng số tiền mua mới là 84 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng chi phí dự kiến.

Có thể dựa vào mức giá của các loại tàu chiến dưới đây để hình dung mức độ chi phí vận hành của từng loại:

Đứng đầu bảng về độ đắt đỏ tất nhiên là các tàu sân bay hạt nhân hạng nặng. Tàu George H.W. Bush, chiếc cuối cùng trong lớp tàu sân bay Nimitz, có giá hơn 6 tỷ USD. Tuy nhiên, con số khổng lồ này cũng chưa bằng một nửa so với Gerald R. Ford , chiếc đầu tiên của thế hệ tàu sân bay tiếp theo của Mỹ. Nó được cho là sẽ có giá tới 12 - 13,5 tỷ USD khi hoàn thành vào năm 2016.

Chiếc UAV đầu tiên được phóng từ tàu George H.W. Bush

Có thể so sánh với các tàu sân bay khác như sau: Queen Elizabeth [Anh] và Charles de Gaulle [Pháp] có giá khoảng 3,7 tỷ USD, Cavour [Ý] 2 tỷ USD.

Phác họa tàu Queen Elizabeth sau khi hoàn thành

Tàu ngầm cũng có chi phí rất cao, đặc biệt là nếu tính theo tỷ lệ kích thước. Trong đó ở các vị trí đầu bảng tất nhiên là những tàu ngầm hạt nhân. Chiếc Astute, tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất của Anh, có giá 2,4 tỷ USD. Barracuda, tàu ngầm tấn công hạt nhân của Pháp có giá 1,4 tỷ USD.

HMS Astute là một trong những tàu ngầm tân tiến nhất hiện nay

Các tàu ngầm diesel điện có giá rẻ hơn, nhưng giữa từng loại cũng có sự chênh lệch khá lớn. Nếu như tàu ngầm Kilo có giá ước tính dao động từ khoảng 200 - 350 triệu USD thì tàu ngầm lớp Dolphin của Israel của giá 650 triệu USD, tàu ngầm U212 của Đức có giá 525 triệu USD. Lí do chính cho sự chênh lệch là các mẫu tàu ngầm sau đều được trang bị công nghệ AIP. Ngoài ra, Dolphin còn có tầm hoạt động rất lớn, đủ sức đi vòng quanh Châu Phi từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương. Nó cũng được cho là được trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Như vậy, nếu tính như công thức ở trên, một chiếc tàu ngầm Kilo với vòng đời khoảng 40 năm thì chi phí vận hành, bảo dưỡng trung bình rơi vào khoảng trên dưới 20 triệu USD một năm. Tất nhiên, những con số này chỉ mang tính ước đoán, dựa trên các công thức phổ biến và giá mua tàu theo dự tính của một số chuyên gia.

 Tàu Dolphin do Đức chế tạo và chi trả 1 phần chi phí

 Theo Soha

Báo Nước Nga [RG] đưa tin cho biết ngày 22.12, Đài truyền hình Việt Nam [VTV1] phát sóng bản tin về một đợt diễn tập huấn luyện mới đây của Hải quân Việt Nam, trong đó có cảnh tàu ngầm lớp Kilo lần đầu tiên phóng tên lửa diệt hạm Klub khi đang ở dưới lòng biển. Các trang mạng quân sự của Nga cũng như các nước đều đưa lại thông tin này của VTV1.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam phóng tên lửa diệt hạm từ dưới lòng biển

Ảnh từ clip VTV1

Theo RG, tên lửa mà tàu ngầm Kilo của Việt Nam phóng đi trong bản tin của VTV1 là loại tên lửa hành trình diệt hạm 3M54E [E là viết tắt của Export, tức xuất khẩu] trang bị cho hệ thống tên lửa Klub-S [bố trí trên tàu ngầm]. Việt Nam ký hợp đồng đặt Nga đóng tàu ngầm Kilo từ tháng 12.2009. Nơi thực hiện la nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg. Từ năm 2014 - 2017, Việt Nam nhận từ Nga 6 tàu ngầm điện - diesel lớp 636.1 Varshavianka [NATO gọi là Kilo]. Chi phí đóng 6 tàu ngầm này được cho là hơn 2 tỉ USD. Phía Nga còn cung cấp trung tâm huấn luyện [tại Cam Ranh], vũ khí đi kèm tàu ngầm như ngư lôi, tên lửa hành trình diệt hạm 3M54E và tên lửa hành trình 3M14E dùng tấn công mục tiêu trên đất liền [tương tự loại tên lửa Nga dùng tấn công quân IS ở Syria]. Tính chung tổng chi phí cho tàu ngầm và các vũ khí, trang thiết bị lên đến 4 tỉ USD, theo RG.

Các tên lửa hành trình của hệ thống Klub trang bị cho tàu ngầm Kilo Việt Nam được phóng qua các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Loại tên lửa hành trình dùng diệt mục tiêu trên bộ 3M14E có trang bị radar mảng pha chủ động, mang đầu đạn nặng 450 kg. Loại tên lửa này khi phóng đi sẽ bay cao 20 m so với mặt nước biển, lúc vào đất liền sẽ nâng độ cao lên 50 m, khi đến mục tiêu sẽ lao xuống và nổ ngay trên mục tiêu để tối đa hóa khả năng công phá. Loại tên lửa 3M14E được cho có tầm bắn xa đến 300 km [tên lửa loại này sử dụng trong hải quân Nga có tầm bắn đến 1.500 - 2.000 km].

Còn tên lửa hành trình diệt hạm 3M54E mang đầu đạn nặng 200 kg, khi bắn ra sẽ bay là là cách mặt biển 20 m, sắp đến mục tiêu sẽ hạ độ cao xuống còn 10 m để tàu chiến đối phương khó phát hiện và chống trả. Loại tên lửa này có tầm bắn xa tối đa 60 km.

Bộ đội tàu ngầm điều khiển phóng tên lửa Klub

Ảnh từ clip VTV1

Diễn đàn VK của Nga cũng cho biết tàu ngầm của Việt Nam thuộc lớp Kilo cải tiến 636, lớp đầu tiên là 877. Lớp tàu ngầm Kilo 877 do Liên Xô chế tạo những năm 1980 cung cấp cho hải quân nước này và một số nước trong khối Hiệp ước Warsaw cũng như xuất khẩu, gồm 43 chiếc [Liên Xô 24 chiếc, Trung Quốc: 2, Ấn Độ: 10, Iran: 3, Ba Lan: 1, Romania: 1…]. Lớp Kilo cải tiến 636 xuất hiện từ cuối những năm 1990, trong đó Trung Quốc mua 10 chiếc, Việt Nam: 6, Nga: 12 [6 chiếc đã hoạt động và 6 chiếc khác đang đóng], Algeria [4]. Tính chung tổng số tàu ngầm lớp Kilo đã được đóng là 75 chiếc. Những tàu ngầm này chạy êm, khó phát hiện dưới lòng biển nên còn được NATO gọi là "hố đen trong lòng đại dương".

\n

Các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya của Hải quân Việt Nam đồng loạt phóng tên lửa diệt hạm Uran-E

Ảnh từ clip VTV1

Theo website của nhà máy Admiralty, tàu ngầm lớp Kilo 636 dài 73,8 m, ngang rộng nhất 9,9 m, lượng choán nước khi nổi 2.350 tấn, khi lặn là 3.950 tấn. Tàu có tốc độ khi chạy nổi là 17 knot [31,4 km/giờ], khi lặn là 20 knot [37 km/giờ], hoạt động liên tục 45 ngày, thuỷ thủ đoàn 52 người. Tàu lặn sâu 240 - 300 m.

Vũ khí uy lực của tàu ngầm Kilo 636 ngoài ngư lôi còn có hệ thống tên lửa hành trình Kalibr [loại phóng từ tàu ngầm gọi là Kalibr-PL, bản xuất khẩu gọi là Klub-S], phóng qua 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm phía mũi tàu. Một tàu ngầm Kilo 636 theo thiết kế mang được 4 tên lửa Kalibr [loại diệt hạm hoặc tấn công đất liền], 18 ngư lôi và 24 quả mìn biển.

Xem clip tàu ngầm Kilo của Việt Nam diễn tập phóng tên lửa diệt hạm Klub [Nguồn: VTV1]:

Tin liên quan

Chụp lại hình ảnh,

Hai thủ tướng đã có hội đàm hôm 15/12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với các nhà báo tại Moscow rằng Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng cung cấp tàu ngầm và chiến đấu cơ cùng nhiều hợp đồng quan trọng khác.

Ông Dũng vừa kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Nga, trong đó ông diện kiến Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev.

Sau cuộc họp với Thủ tướng Putin, ông Dũng cho hay Việt Nam và Nga đã ký xong hợp đồng, chấm dứt các đồn đoán.

Ông nói: "Việt Nam đã ký hợp đồng mua tàu ngầm, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng khác với phía Nga."

Ông thủ tướng Việt Nam không cho biết thêm chi tiết về hợp đồng nhưng hãng thông tấn Interfax trích nguồn quốc phòng xác nhận Nga sẽ chế tạo cho Việt Nam sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo [Nga gọi là hạng Varshavyanka Project-636], tổng trị giá gần 2 tỷ đôla.

Hợp đồng này được ký giữa Tổng giám đốc hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, ông Anatoliy Isaykin, và Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.

Hợp đồng này bao gồm không chỉ các tàu ngầm và khóa huấn luyện cho thủy thủ đoàn, mà cả cơ sở trên bờ để phục vụ tàu. Nhà máy đóng tàu Admiralteiskiye Verfi [Admiralty] tại St Petersburg sẽ thực hiện hợp đồng, với mục tiêu mỗi năm giao hàng cho Việt Nam một chiếc.

Cũng có tin Việt Nam đặt hàng thêm tàu tuần tra hạng Svetlyak và tàu hộ tống cho hải quân.

Tàu ngầm hạng Kilo, dùng cả dầu diesel và điện năng, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm cũng như tàu chiến thông thường, kể cả trong vùng biển tương đối nông.

Nga còn phát triển thêm một loại mới hơn là tàu hạng Lada Project-677, dùng diesel hoàn toàn, còn được biết dưới tên Amur 1650. Loại này có vỏ chống dò âm thanh và trang bị vũ khí chống tàu ngầm tiên tiến.

Cả hai loại tàu ngầm này đều có hệ thống hỏa tiễn Club-S rất hiện đại.

Hãng Rosoboronexport cho hay Nga có thể bán tới 40 tàu ngầm hạng Kilo cho nước ngoài từ nay tới 2015. Được biết hiện Trung Quốc có 12 tàu dạng này.

Chụp lại hình ảnh,

Trị giá của hợp đồng mua tàu ngầm có thể lên tới 1,8 tỷ đôla

Interfax trích nguồn quan chức Nga giấu tên nói trong cuộc hội đàm với lãnh đạo Nga, phía Việt Nam cũng đề cập tới việc giao hàng 8 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 trong thời gian sắp tới.

Quan chức này cho hay Việt Nam còn có thể mua thêm 12 máy bay dạng này với giá 600 triệu đôla nữa. Ngoài ra, Việt Nam cũng muốn mua một số lượng lớn trực thăng Mi-17 và vũ khí các loại khác của Nga.

Hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ vừa ký chắc chắn là tín hiệu rõ ràng cho các nước đang tham gia tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở khu vực Biển Đông.

Việt Nam luôn bày tỏ quan ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực này và khẳng định muốn giải quyết một cách hòa bình, thông qua thương lượng.

Trong chuyến thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng tới Nga, hai bên cũng ký kết nhiều hợp đồng quan trọng khác, như thỏa thuận xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam và thiết lập liên doanh dầu khí mới vươn ra các nước, trong có Đông Nam Á.

Hợp đồng cho phép Nga tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam ở Ninh Thuận do ông Sergei Kiriyenko, Giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Rosatom, và ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN], ký.

Hai tập đoàn dầu khí chủ chốt của Việt Nam và Nga là Petrovietnam và Gazprom cũng ký hợp đồng thiết lập liên doanh mới có tên Gazpromviet để cùng phát triển các dự án năng lượng ở Nga, Việt Nam và các nước thứ ba.

Hãng thông tấn RIA Novosti nói Gazpromviet sẽ khai thác mỏ dầu khí Nagumanov ở rặng núi Ural của Nga, đồng thời tham gia các sự án ở miền Đông Siberia và Viễn Đông.

Phía Nga giữ 51% cổ phần của liên doanh mới, trong khi phía Việt Nam giữ 49%.

Thủ tướng Nga Putin ca ngợi quan hệ Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng, gọi đây là "thành công" và "hiệu quả".

Hai bên cũng bàn việc nỗ lực tăng cường thương mại song phương lên 10 tỷ đôla trong một vài năm tới.

Hai ông thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan cân nhắc việc thành lập khu vực thương mại tự do để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước.

Năm nay, tổng thương mại Nga-Việt mới là 1,5 tỷ đôla, tuy tiềm năng được đánh giá là rất lớn.

Ông Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nga đầu tư vào Việt Nam, trong khi Nga cũng sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nga và các nước lân cận.

Video liên quan

Chủ Đề