Tại sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm

Bước vào tháng thứ 7- 8 của thai kỳ, em bé trong bụng bạn có vẻ trở nên hiếu động hơn nhiều. Mặc dù, bé ngủ tới 95 % thời gian trong ngày, nhưng dường như con lại chuyển động không ngừng vào ban đêm. Vậy điều gì đang xảy ra với bé khi đang ở trong bụng mẹ?

Thai nhi từ tuần 16 đến 18 của thai kỳ thường có dấu hiệu chuyển động nhiều hơn bình thường và làm mẹ cảm nhận được một cách rõ nét. Một vài bà mẹ trở nên lo lắng không biết tại sao bé lại đạp nhiều như vậy ? Thật ra đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường cho sự phát triển của bé. Thậm chí một số nghiên cứu cho rằng trẻ càng hiếu động trong bụng mẹ càng thông minh hơn khi chào đời. Nhưng tại sao bé lại yêu thích đạp nhiều vào ban đêm hơn so với ban ngày. Sau đây sẽ là giải đáp cho các mẹ bầu.

Do ban đêm yên tĩnh mẹ ít hoạt động, những chuyển động của bé sẽ rõ ràng hơn

Các chuyên gia cho biết bước sang tháng thứ 7, em bé trong bụng mẹ dành hầu hết thời gian để ngủ. Tuy nhiên một điều thú vị là, dẫu ngủ nhưng bé vẫn chuyển động bình thường. Tính trung bình dù ngủ hay thức bé có thể chuyển động tới 50 lần mỗi giờ.

Bé chuyển động thường xuyên cả ban ngày cho tới ban đêm một cách đều đặn. Tuy nhiên, do ban ngày mẹ thường xuyên hoạt động nên không cảm nhận được những cú đạp của bé. Trong khi ban đêm mẹ nằm ổn định, không gian yên tĩnh nên không có gì ngạc nhiên vì mẹ nghe rõ những cú nấc và đạp nhẹ của bé.

Ban đêm bé dễ bị thức giấc

Một trong lý do giải thích cho việc bé đạp nhiều vào ban đêm là do ban ngày mẹ chuyển động nhiều. Những hoạt động của mẹ cũng là một cách để ru bé ngủ dễ dàng. Trong khi vào ban đêm, mẹ thường nằm yên tĩnh trong giấc ngủ, điều này khiến bé vô cùng lạ lẫm và đạp nhiều hơn so với ban ngày.

Âm thanh yên tĩnh vào ban đêm

Bước sang tháng thứ 7, thai nhi đã bắt đầu nhận dạng được những âm thanh xung quanh. Bé có thể nghe được và phản ứng lại với những âm thanh yêu thích. Nhiều chuyên gia cho rằng bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ mình và phân biệt giọng nói của mẹ với người khác. Khi nhận thấy giọng nói của mẹ bé thường tỏ ra phấn khích vui nhộn bằng cách đạp nhiều vào thành bụng ơn so với bình thường. Tương tự như vậy, trong môi trường yên tĩnh, những âm thanh xung quanh trở lên rõ ràng hơn nhiều vì vậy bé có xu hướng đạp nhiều hơn.

Trong trường hợp mẹ cảm thấy mệt bởi bé đạp nhiều thì hãy ngồi xuống một lúc. Bạn nên ghi lại những phản ứng của trẻ để biết được khi nào bé chuyển động nhiều hơn, có thể đã có thứ gì đó kích thích bé.

Bé đạp như thế nào là bình thường?

Những nhịp đạp của trẻ cũng là một trong những dấu hiệu thể hiện sự phát triển bình thường khi còn trong bụng mẹ.  Bé thường đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ hay có những âm thanh to, hoặc tiếng động lạ. Thậm chí đôi khi bé bị khích thích phản ứng bởi ánh sáng hoặc là những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.

Đôi khi bé cũng cần nghỉ ngơi, nên các mẹ không cần phải lo lắng nếu thấy bé nằm im trong khoảng 40 -50 phút. Cho đến sau tuần thứ 36, có thể thai nhi sẽ ít đạp hơn bởi bụng đã trở nên chật chội hơn.

Từ khóa được tìm kiếm:
  • thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
  • //babaucanbiet com/tai-sao-thai-nhi-dap-bung-nhieu-vao-ban-dem/
  • thai nhi đạp nhiều về đêm
  • em bé đạp nhiều vào ban đêm
  • tại sao thai nhi hay đạp vào ban đêm
  • thai nhi đạp nhiều
  • bé đạp trong bụng mẹ
  • tại sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
  • thai nhi hay đạp về đêm
  • thai nhi hay dap vao ban dem

Gần cuối năm hình như sắp đến mùa sinh đẻ hay sao mà lướt F.B toàn thấy các mẹ post hình khoe bụng bầu vượt mặt. Có mẹ 12 giờ đêm khuya lắt khuya lơ không lo ngủ còn đăng status bảo là con đạp mạnh rồi thích thú nọ kia. Em đọc mà phì cười, lần đầu làm mẹ đúng là trải nghiệm tuyệt vời! Nhắc tới vụ con đạp sẵn kể chuyện của em cho các mẹ nghe rút kinh nghiệm. Hồi em bầu hơn 8 tháng, siêu âm con gái. Đáng lẽ ra ẻm phải nhẹ nhàng, dịu dàng, thục nữ chứ, còn đây suốt ngày đạp bụng mẹ ì xèo, đạp mạnh đến nỗi em đau điếng ôm mặt nhăn nhó luôn là hiểu. Chính vì con đạp suốt vào ban đêm như thế nên em chủ quan lắm. Em còn nhớ tối đó cơm nước xong xuôi lên phòng mở tivi vừa nằm xem vừa cắn hạt bí. Chồng em rủ ra công viên uống nước mía hóng mát mà con trong bụng cứ đạp mạnh đau quá nên em lười không đi, nằm rồi ngủ lúc nào không hay luôn. Tầm 1 giờ sáng giật mình thức dậy thấy đau bụng ê ẩm, nệm dưới mông ướt lạnh, biết có chuyện chẳng lành bèn giục chồng dậy đưa đi bệnh viện ngay. Bác sĩ khám xong bảo em vỡ ối rồi, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng, phải mổ lấy thai gấp vì chậm nữa thì con ngạt thở. Thế là con gái chào đời sớm hơn dự tính, phải nằm lồng ấp, nói chung trong cái rủi còn có cái may. Em thấy lạ là mới hôm trước đi khám thai định kỳ mọi thứ đều bình thường mà sao ngay hôm sau tự dưng lại vỡ ối được. Bác sĩ bảo có thể do con nghịch nhiều bị dây rốn quấn cổ rồi đạp mạnh vào thành bụng quá nên bể ối, đẻ non. Bác còn nói may mắn là em tỉnh dậy đến viện kịp chứ có nhiều mẹ ngủ say không hay biết gì, sáng ra mới đến viện thì lúc đó thai đã cạn ối lâu, ngạt thở chết lưu rồi. Đúng là hú hồn hú vía!!! Bình thường con đạp thì thấy thích thú, hạnh phúc lắm, cứ mong con đạp miết thôi. Giờ trải qua vụ này mới thấy sợ. Con đạp sơ sơ thì không nói gì, lỡ con nghịch đạp ầm ầm mà vào ban đêm khuya khoắt lúc mẹ đang say ngủ nữa lỡ có chuyện gì thì không trở tay kịp. Tốt nhất cứ vừa vừa phải phải thôi, ngày thức chơi nhiều, đêm ngủ ngon giấc cùng mẹ để mẹ dễ kiểm soát tình hình là được. Các mẹ ạ, bắt đầu từ tháng thứ 16 của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được con trở mình, giãn hoặc uốn cong người, di chuyển và đấm đá trong bụng. Bé cũng phản ứng lại với tiếng ồn, thức ăn mẹ ăn vào, hoạt động mẹ đang làm [nói cười, đi đứng, đang thức hay đang ngủ, đang vui hay đang buồn...]. Ban đêm hầu như thai nhi nào cũng có xu hướng chuyển động, máy đạp nhiều hơn ban ngày. Vì ban đêm mẹ ngủ nên rất yên tĩnh, còn ban ngày mẹ thức làm việc này việc kia khiến tử cung lắc lư ru bé dễ đi vào giấc ngủ. Mặt khác, thời gian thai nhi ngủ sâu giấc thường rất ngắn [tầm 40 phút mỗi giấc], sau đó sẽ dậy nhào lộn, mút tay, uống nước ối, lắng nghe âm thanh... rồi ngủ tiếp. Và nhiều khi ban ngày mẹ bận bịu nên cũng ít để ý thấy con máy đạp, tối đến có thời gian thư thái nằm một chỗ sẽ cảm nhận rõ hơn từng cú đạp của bé.Việc con đạp nhiều vào ban đêm như thế hoàn toàn bình thường, giúp con phát triển về thể chất lẫn trí não, gắn kết tình cảm cha mẹ với con yêu trong bụng. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý theo dõi cử động của con thường xuyên. Tập cho con ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc. Mẹ mà chiều chuộng để con hoạt động nhiều ban đêm như vậy bé ít có thời gian đầu tư phát triển trí não, khi ra đời có thói quen “ngủ ngày cày đêm”, cứ ban ngày thì say giấc còn ban đêm tỉnh táo, quấy khóc, đòi cái này cái kia khiến mẹ mất ngủ, stress, căng thẳng cực độ. Bằng chứng là con em từ nhỏ đến lớn khó tính lắm, trong tháng thì khóc dạ đề, ra tháng đỡ hơn chút nhưng vẫn quấy đêm nhiều lắm, chăm mà phát rồ luôn á. Em tính sang năm bầu thêm đứa nữa rồi chốt sổ hộ khẩu luôn nên có tìm hiểu kỹ các kiến thức mang thai. Hôm rồi vô tình đọc được kinh nghiệm giúp thai nhi ngủ ngoan ban đêm, sinh ra dễ nuôi, ít quấy của một mẹ, thấy cũng hay hay nên lưu về để dành, mẹ nào thích thì tham khảo nha: -Uống một ly nước nóng, sữa nóng trước lúc đi ngủ để cung cấp nước cho cơ thể và bào thai, làm ấm bụng, thai nhi cảm thấy dễ chịu sẽ thích thú nằm im và dần chìm vào giấc ngủ, ngủ ngoan không đạp bụng mẹ nhiều. -Nhiều mẹ để ý thấy nếu con đạp nhiều, mẹ ăn hoặc uống ngay một chút đồ có vị ngọt thì thai nhi sẽ ngoan nhưng sau đó lại cử động nhiều hơn. Sở dĩ như vậy vì đường có tác dụng kích thích thần kinh giúp bé hưng phấn, ưa cử động. Cho nên ban khuya, mẹ đừng nên ăn đồ ngọt, thử ăn nhẹ bằng một bát súp nhỏ, một cái trứng vịt lộn, một củ khoai lang luộc hay vài hạt hạnh nhân... để bé nằm im nhấm nháp mùi vị ối rồi ngoan ngoãn đi ngủ. -Mẹ bầu muốn yên thân thì đừng bao giờ đi ngủ với một cái bụng đói meo. Mẹ đi ngủ đói con cũng đói theo nên khó chịu quẫy đạp ì xèo cho coi. Đó là chưa kể thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hoàn thiện trí não, thể chất của con nữa. Nên ăn nhẹ chút gì đó trước khi đi ngủ nha mẹ! -Nếu bố mẹ trò chuyện, hát hò, đọc truyện cho con trong bụng nghe trước khi đi ngủ thì nên tranh thủ làm sớm sớm chứ muộn quá là con khỏi ngủ luôn á. Tại vì bắt đầu từ tháng thứ 7, bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ và bố. Khi bố mẹ tâm sự, làm trò với bé trước khi đi ngủ thường khiến bé thích thú, phấn khích nên đạp nhiều hơn, đạp mạnh hơn, phải một hồi lâu thiệt lâu nữa mới bình tĩnh trở lại rồi chìm vào giấc ngủ luôn ý.-Mẹ cũng nên chú ý không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, dễ chịu để ngủ được ngon giấc, tránh trằn trọc, trở mình nhiều cũng dễ làm con thức giấc, cựa quậy hơn. [Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet]

Xem thêm các tin bài bổ ích có liên quan tại đây: Không phải 100% do gen, đây mới là sai lầm của mẹ khiến con càng lớn khuôn mặt càng vỡ nét xấu xí, trí não lệch lạc Buổi sáng ngủ dậy, thai nhi "đói rã ruột" chỉ thèm khát đúng 4 loại nước giúp tăng lượng máu và lọc sạch ối này, mẹ nhớ uống để con nở nang, trắng hồng bụ bẫm! 5 việc cực kỳ quan trọng mà bác sĩ luôn BẮT mẹ phải làm để tống sạch sản dịch, tránh nhiễm trùng tử cung, sa dạ con... Mời mẹ và bé cùng nghe câu chuyện “Chú mèo Di Hia”:

Video liên quan

Chủ Đề