Tại sao phải chọn những thanh niên khoẻ mạnh tại quê hương nhà Trần vào cấm quân

[Bqp.vn] - Nhà Lý suy tàn, nhà Trần nối ngôi lập nên triều đại Trần kéo dài gần 300 năm. Để đối phó với nạn nhiều loạn trong nước có từ cuối đời Lý và mối đe dọa của đế chế Nguyên - Mông, nhà Trần đặc biệt chú ý đến xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị đất nước sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

Quân đội nhà Trần được cải cách nhanh chóng và kiên quyết. Hầu hết các tướng lĩnh phục vụ trong triều đại Lý đều bị thải loại và thay vào đó là các tướng lĩnh thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Binh sỹ thuộc lực lượng Cấm quân dưới triều Lý cúng được thay thế bằng các đinh tráng đồng hương, thân thuộc nhà Trần để tăng độ tin cậy và sự trung thành với một triều đại mới.

Nhà Trần đã gọi nhiều đinh tráng vào quân đội thường trực làm tăng nhanh lực lượng vũ trang chính quy, tăng khả năng huy động nhân lực cho quân đội khi có chiến tranh.

Về mặt cơ cấu tổ chức, nhà Trần đã dần dần hoàn thiện được cơ cấu tổ chức, biên chế, chất lượng và chú trọng nghiên cứu, phát triển lý luận quân sự, cũng như trang bị kỹ thuật quân sự.

Nhà Trần về cơ bản vẫn duy trì nguyên tắc tổ chức quân đội như thời Lý: Thân quân đối với quân thường trực chuyên nghiệp và Sương quân đối với lực lượng bán chuyên nghiệp, nhưng có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình hình mới dưới triều Trần.

Lực lượng quân thường trực chuyên nghiệp bao gồm quân Cấm vệ, quân Các lộ và quân Vương hầu.

Quân Cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy để làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình ở kinh đô và thái thượng hoàng ở quê hương nhà Trần, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi có chiến tranh xảy ra.

Bộ phận trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ vua, thái thượng hoàng và triều đình được lựa chọn theo một tiêu chuẩn rất chặt ché và khắt khe để đặc biệt độ tin cậy tuyệt đối với nhà Trần của lực lượng này, thường chỉ tuyển từ các đinh tráng khỏe mạnh nhất, biết võ nghệ thuộc con em họ Trần ở quê hương [lộ Thiên Trường] và ở những địa phương có công giúp họ Trần [các lộ Long Hưng, Trường Khoái, Trường Yên, Kiến Xương].

Bộ phận thứ hai của quân Cấm vệ được gọi là Du quân, có nhiệm vụ canh gác vòng ngoài kinh thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương.

Trong những năm đầu nhà Trần biên chế, tổ chức quân Cấm vệ thành 6 quân, mỗi quân gồm 2 vệ [tả, hữu]. Sau đó [khoảng năm 1267], quân Cấm vệ được biên chế thành các quân và đô. Mỗi quân biên chế 30 đô, mỗi đô biên chế 80 người.

Đến đời Phế Đế [1377 - 1388], quân Cấm vệ biên chế tổ chức gồm khoảng 20 quân và 5 đô độc lập.

Chỉ huy mỗi quân, vệ là một võ tướng, mỗi đô là một một chánh [phó] đại đội. Trong mỗi đô có một số chức quan nhỏ để giúp việc như theo dõi tình hình và đặc biệt hậu cần.

Quân Cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của Thượng thư sảnh do Đại hành khiển đứng đầu, từ năm 1342, thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do Hành khiển khu mật viện đứng đầu.

Quân Cấm vệ cũng được thích trên trán ba chữ như dưới triều Lý “Thiên tử quân”, nhưng từ 1323 trở đi thì chỉ có quân sỹ thuộc các đô Cấm vệ độc lập mới được thích trên trán quân hiệu của mình.

Quân Các lộ [quân địa phương] là tổ chức vũ trang mới được hình thành dưới triều Trần, nhiệm vụ chính là bảo vệ địa phương, công cụ quyền lực của bộ máy chính quyền nhà nước ở các lộ. Tổ chức hành chính quốc gia dưới triều Trần gồm 12 lộ có 1 quân và 20 đô phong đoàn để giữ gìn an ninh và trật tự an toàn cho địa phương.

Những vị trí quan trọng, triều đình cho phép biên chế lực lượng vũ trang địa phương được nhiều hơn nơi khác theo quy định chung [ví như lộ Sơn Nam có tới 4 quân, lộ Hải Đông có 2 quân]. Đứng đầu tổ chức quân sự của mỗi lộ là một viên Tổng quản.

Quân Vương hầu dưới thời  nhà Trần phát triển mạnh, triều đình cho phép mỗi vương hầu được tổ chức một đội quân riêng lên tới 1000 người [theo quy chế do triều đình ban hành năm 1254, gấp đôi quân số nhà Lý].

Lực lượng bán chuyên nghiệp gọi là Sương quân [còn gọi là quân Tứ sương] được tổ chức ở kinh đô và các địa phương trong cả nước, hệ thống biên chế tổ chức trong các đơn vị Sương quân gồm có các đô, mỗi đô biên chế 10 ngũ, mỗi ngũ có số lính từ 5-8 người. Quân lính biên chế trong lực lượng này sau mỗi thời hạn làm nhiệm vụ canh gác vòng ngoài thành hoặc phục dịch được luân phiên trả về các gia đình để làm ruộng tự túc, khi cần lại gọi vào quân ngũ, như chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý [kết hợp nghĩa vụ binh dịch với sản xuất tự túc của các đinh tráng, khi cần nhà nước phong kiến lại huy động bổ sung vào các sắc lính].

Nhà Trần lần đầu tiên trong lịch sử đã thực hiện chế độ đăng ký đinh tráng [như một kiểu đăng ký nghĩa vụ quân sự ngày nay] cho tất cả các đinh tráng, để khi có chiến sự sẵn sàng huy động được nhanh nhất lực lượng bổ sung cho quân đội.

Đăng ký đinh tráng theo ba hạng: thượng, trung, hạ [tương đương như nhất, nhì, ba] và tùy theo tính chất của mỗi đơn vị và loại quân mà gọi bổ sung. Ví dụ như hạng thượng [nhất] gồm những đinh tráng là người thuộc dòng dõi họ Trần ở quê hương, được gọi bổ sung cho các đơn vị Cấm quân mang phiên hiệu Thiên, Thánh, Thần; đinh tráng đăng ký ở hạng trung [nhì] bổ sung cho các đơn vị thuộc đội quân các lộ, còn đinh tráng đăng ký ở hạng hạ [ba] gọi sung vào quân các đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm hay phục vụ như chèo thuyền, khuân vác…

Nguyên tắc [đường lối chỉ đạo] xây dựng lực lượng vũ trang dưới thời nhà Trần  là “quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa” [số lượng ít nhưng phải tinh nhuệ]. Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà Trần đã cho mở các trung tâm huấn luyện quân sự ở nhiều nơi để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, rèn luyện võ nghệ, thường xuyên duyệt đội ngũ, điển hình là trung tâm Giảng Võ đường ở kinh thành Thăng Long [Hà Nội].

Trước khi đưa quân đội vào chiến đấu, nhà Trần thường triệu tập quân về một nơi để “tổng diễn tập” nhằm thống nhất quân lệnh, cách đánh, hiệp đồng chiến đấu.

Quân đội Trần là quân đội đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam có được một hệ thống lý luận quân sự thống nhất trong toàn quân với các bộ binh thư có giá trị như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư do Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài soạn thảo để toàn quân học tập.

Quân Trần đã có sự phát triển lực lượng thủy binh khá mạnh, với đội thuyền chiến lên tới hàng ngàn, mỗi thuyền chiến biên chế từ 50 - 60 người gồm có lính chèo thuyền và lính trực tiếp chiến đấu.

Quy mô lực lượng thuyền chiến của Quân đội Trần khá lớn, được phân thành các loại, như Đại chiến thuyền [thuyền lầu, thuyền chở quân đổ bộ…]; Trung thuyền [các thuyền đối thủy, để chống chọi với thủy quân địch]; và Khinh thuyền [các loại thuyền nhỏ làm nhiệm vụ liên lạc].

Trang bị của Quân đội nhà Trần chủ yếu vẫn là “vũ khí lạnh” như cung nỏ, gươm, giáo, lao, mộc đồng thời đã có bước phát triển mới, các đơn vị thủy binh được trang bị hỏa khí hình ống, tương tự như hỏa đồng, hỏa tiễn của thời kỳ sau.

Quân đội nhà Trần đã có sự chuyển hóa thành hai lực lượng [binh chủng] chủ yếu là bộ binh [chiến đấu trên bộ] và thủy binh [chiến đấu trên sông, biển]. Nhưng sự chuyển hóa này chưa cao, nhìn chung vẫn là một quân đội tác chiến hỗn hợp thủy - bộ, quân đội cơ động chủ yếu vẫn bằng thuyền.

Quân đội Trần có số quân cao nhất vào thời kỳ có chiến tranh chống quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai [1284] khoảng 300.000 người.

Lực lượng vũ trang thời Trần đã tứng ba lần đánh tan các đạo quân Nguyên Mông xâm lược nước ta vào những năm 1258, 1285, và 1287 - 1288, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân

XÂY DỰNG CHỦ ĐỀChủ đề: TÌNH HÌNH QUÂN ĐỘI VÀ KINH TẾ THỜI TRẦN Ở THẾ KỈ XIIIPhạm vi- Tiết: 23- Bài: 13- Tổng số tiết: 1- Tên bài: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIIIXÁC ĐỊNH CÁC CHUẨN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC• Mục tiêu chủ đềBiết những nét chính về quân đội thời Trần [quy củ hơn thời Lý], nông nghiệp [Đắp đê, khaihoang], thủ công nghiệp [hình thành các phường hội ở Thăng Long], thương nghiệp [hìnhthành nhiều chợ và trung tâm buôn bán].XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINHChủ đề : TÌNH HÌNH QUÂN ĐỘI VÀ KINH TẾ THỜI TRẦN Ở THẾ KỈ XIIII. Chuẩn kiến thức kĩ năng hiện hành- Trình bày được những nét chính về tình hình quân đội thời Trần.- Trình bày được những nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần.II. Bảng mô tảNộiDungNướcĐại Việtở thế kỉXIIIMục II.NhàTrầnxâydựngquânđội vàpháttriểnkinh tếNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao- Nêu được nhữngđổi thay của nhàTrần sau khi lênthay nhà Lý- Nêu được tổchức quân độinhà Trần.- Trình bày đượckhái niệm “Cấmquân và quân ởcác lộ”- Nhận thức đượcnội dung chínhcủa chính sách“ngụbinhư- Giải thích được vìsao mới thành lậpmà nhà Trần đãquan tâm tới việcxây dựng quân độivà củng cố quốcphòng-Giải thích được vìsao nhà Trần chỉkén chọn nhữngthanh niên khoẻmạnh ở quê họ Trầnvào cấm cung- Hiểu được chủtrương “quân lính- So sánh đượcquân đội nhà Trầnvới quân đội thờiLý- Liên hệ đượcquân đội thời Trầnvới thời nay- So sánh đượctình hình kinh tếthời nhà Trần vớithời nhà Lý- Liên hệ đượcnhững biện phápđể phát triểnnông nghiệp hiện- Nhận xét đượctrang bị, vũ khícủa quân độithời Trần- Nhận xét đượcquân đội nhàTrần- Nhận xét đượcnhữngchủtrương phát triểnnông nghiệp củanhà Trần.NộiDungNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caonông”.cốttinhnhuệ, nay- Nêu được cách không cốt đông”- Liên hệ được tìnhthức tuyển dụng,hình buôn bánlựa chọn và huấntrong và ngoàiluyện quân đội.nước của nước ta- Nêu được tìnhhiện nay.hình củng cốquốc phòng thờiTrần- Nêu được cácchủ chương phụchồi và phát triểnkinh tế.- Nêu được cácloại hình thủ côngnghiệp thời TrầnĐịnh hướng năng lực hình thành- Năng lực chung:+ Năng lực tự học+ Năng lực giải quyết vấn đề+ Năng lực hợp tác- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, phântích, so sánh nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, vận dụng, liên hệ.BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPI.Câu hỏiCâu 1: Sau khi lên thay nhà Lý, nhà Trần đã làm gì ?A- Ổn định tình hình chính trị, xã hộiB- Ổn định lại bộ máy chính quyềnC- Phục hồi và phát triển kinh tếD- Xây dựng quân đội và củng cố quốc phòngCâu 2: Quân đội nhà Trần gồm:A- Quân bộ và Quân ThuỷB- Cấm quânC- Quân ở các lộD- Cả B và CCâu 3: Thế nào là cấm quân và quân ở các lộ ?Câu 4: Nhà Trần đã xây dựng quân đội theo chính sách và chủ trương nào ?Câu 5: Chính sách “ngụ binh ư nông” là:A- Khi trong nước không có việc thì cho quân lính về làm ruộng; khi có việc chinh chiến, thìhết thảy mọi người dân đều là quân lính. Thế quân cường thịnh”B- Tuyển chọn những chàng trai khoẻ mạnhC- Tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chínhD- Quân lính tài giỏiCâu 6: Quân đội được học và luyện tập như thế nào ?Câu 7: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?A. Đồn điền sứB. Hà đê sứC. Đắp đê sứD. Khuyến nông sứCâu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:[ngụ binh ư nông...cốt đông,binh pháp,võ nghệ]Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “…….” và theo chủ trương “ Quân línhcốt tinh nhuệ, không…”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trầnđược học tập ……và luyện tập…….. thường xuyên.Câu 9: Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì ?Câu 10: Nêu tên các loại hình thủ công nghiệp thời Trần?Câu 11: Cho biết sau chiến tranh nhà Trần đã thực hiện chính sách gì để phát triển nôngnghiệp ?Câu 12: Kể tên các nghành thủ công nghiệp thời Trần ?Câu 13: Trình bày tình hình thương nghiệp thời Trần ?Câu 14:Vì sao mới thành lập nhà Trần lại quan tâm tới việc XD quân đội và củng cố quốcphòng ?Câu 15: Tại sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vàocấm cung ?Câu 16: Em hiểu ntn về Chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”?Câu 17: Ngày nay để nông nghiệp phát triển, Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp gì ?Câu 18: Tại sao ruộng đất tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh ?Câu 19: So sánh quân đội nhà Trần và thời Lý có điểm gì giống và khác nhau ?Câu 20: Qua tổ chức quân đôi thời Trần em có thể liên hệ với quân đội ngày nay ?Câu 21: Em hãy so sánh tình hình kinh tế thời nhà Trần với thời nhà Lý ?Câu 22: So sánh ruộng tư dưới trời Trần có gì khác với thời Lý?Câu 23: Em có nhận xét gì về trang bị, vũ khí quân đội thời Trần ?Câu 24: Nhận xét của em về cách thức tổ chức quân đội thời Trần ?Câu 25: Nhận xét về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần ?Câu 26: Qua thông tin đại chúng, sách báo, em hãy liên hệ tình hình buôn bán trong và ngoàinước của nước ta hiện nay?II.Đáp ánCâu 1: Sau khi lên thay nhà Lý nhà Trần đã làm gì ?Một mặt nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặtkhác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.Câu 2: Quân đội nhà Trần gồm :A- Quân bộ và Quân ThuỷB- Cấm quânC- Quân ở các lộD- Cả B và CCâu 3: Thế nào là cấm quân và quân ở các lộ ?- Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần. Độiquân này bảo vệ vua và kinh thành.- Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.Câu 4: Nhà Trần đã tuyển dụng quân đội theo chính sách và chủ trương nào ?- Chính sách “ngụ binh ư nông”- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”Câu 5: Chính sách “ngụ binh ư nông” là:A- Khi trong nước không có việc thì cho quân lính về làm ruộng; khi có việc chinhchiến, thì hết thảy mọi người dân đều là quân lính. Thế quân cường thịnh”B- Tuyển chọn những chàng trai khoẻ mạnhC- Tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chínhD- Quân lính tài giỏiCâu 6: Quân đội được học và luyện tập như thế nào ?Được học binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyênCâu 7: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?A. Đồn điền sứB. Hà đê sứC. Đắp đê sứD. Khuyến nông sứCâu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:[ngụ binh ư nông...cốt đông,binh pháp,võ nghệ]Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “…….” và theo chủ trương “Quân línhcốt tinh nhuệ, không…”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.Quân đội nhà Trần đượchọc tập ……và luyện tập…….. thường xuyên[ ngụ binh ư nông.[1]...cốt đông[2], binh pháp[3], võ nghệ[4] ]Câu 9: Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã:Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu..... Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việcphòng bị ở các nơi nàyCâu 10: Các loại hình thủ công nghiệp thời TrầnCác xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các nghề nhưđồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy,...Câu 11: Cho biết sau chiến tranh nhà Trần đã thực hiện chính sách gì để phát triểnnông nghiệp- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất - mở rộng và trồng trọt. Vì vậy, nền nôngnghiệp thời Trần được phục hồi và phát triển nhanh chóng . Dưới thời Trần công cuộc khaihoang, lập làng xã ngày càng mở rộng, các vương hầu quý tộc vẫn chiêu mộ dân nghèo khaihoang, lập điền trang .- Sau kháng chiến, vua Trần lấy đất hoang hoặc đất của làng xã phong cho những người cócông lớn.- Nhà Trần còn bán ruộng công cho dân làm ruộng tư, số địa chủ càng đông [Trần HưngĐạo dựa chủ yếu vào ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân]. Các vương hầu, quý tộc chiêutập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.- Sau kháng chiến nhiều quý tộc có điền trang rất lớn .Câu 12: Kể tên các nghành thủ công nghiệp thời Trần ?- Nghề dệt, gốm, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in, đóng tàu chế tạo vũ khíCâu 13: Trình bày tình hình thương nghiệp?- Buôn bán tấp nập, chợ mọc lên ở mọi nơi.- Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước : “ Trên sông san sát thuyền bè.Mỗi thuyền có tới 30 người chèo, có khi tới hàng trăn người lướt nhanh như bayˮ- Vân đồn là nơi trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài.Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời trần luôn được chăm lo phát triểnvà đạt nhiều kết quả rực rỡ .Câu 14: Vì sao mới thành lập nhà Trần lại quan tâm tới việc XD quân đội và củng cố quốcphòng:- Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm.- Chính quyền nhà Trần mới được thành lậpCâu 15: Tại sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vàocấm cung:Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua, hoàngthành, triều đình.Câu 16: Hiểu ntn về Chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” :Quân lính đủ số lượng nhưng phải là quân tinh nhuệ, tài giỏi, chứ không cần đông, nhiềumà không có chất lượng.Chủ trương: “ Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”: Lực lượngquân đội tinh nhuệ, thiện chiếnCâu 17: Ngày nay để nông nghiệp phát triển, Đảng và nhà nước ta đã có những biệnpháp gì?Xây dựng kênh mương, nạo vét kênh, đắp đê phòng lụt, trồng rừng, chống phá rừng, xâydựng các trạm bơm nước, sửa chữa đê thường xuyên,...Câu 18: Tại sao ruộng đất tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh ?Do chính sách khuyến khích khai hoang. Nhà nước quan tâm cấp đấtMặc dù ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều, nhưng ruộng đất công, làng xã vẫn chiếm phần lớnruộng đất trong nước và là nguồn thu của cả nước.Câu 19: So sánh quân đội nhà Trần và thời Lý có điểm gì giống và khác nhau- Giống: quân đội gồm 2 bộ phận được tuyển chọn theo chính sách ngụ binh ư nông- Khác:+ Thời Lý: Cấm quân được tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh ở trong cả nước+ Thời Trần: Cấm quân tuyển chọn những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần quânđội theo chủ trương “Cốt tinh nhuệ không cốt đông”Câu 20: Qua cách thức tổ chức quân đôi thời Trần em có thể liên hệ với quân đội ngàynay.Ngày nay chúng ta sống trong thời hòa bình nhưng ở những vùng biên giới hay ngoài cácquần đảo xa đất liền nhà nước ta vẫn bố trí lực lượng canh gác để bảo vệ đất nước và quânđội thường xuyên được luyện tập thể hiện qua các đợt học tập, tổ chức diễn tập cho bộ đội,Đoàn viên TN, DQTV….Câu 21: Em hãy so sánh được tình hình kinh tế thời nhà Trần với thời nhà Lý có điểmgì giống và khác nhau* Giống nhau:- Nhà nước quan tâm phát triển kinh tế- Ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp được chú trọng và phát triển* Khác nhau:Thời LýThời TrầnNông nghiệp- Tổ chức lễ cày tịch điền, khuyến - Đẩy mạnh công cuộc khẩnkhích khai hoang, đào kênhhoang, đắp đê phòng lụt. Đặtmương, cấm giết hại trâu bòchức Hà đê sứ để trông coi, đốc- Nhiều năm mùa màng bội thuthúc việc đắp đê.- NN nhanh chóng phục hồi vàphát triển.Thủ công nghiệpCác nghề thủ công truyền thốngXuất hiện xưởng thủ công củaphát triển, có nhiều công trình nổi nhà nước và nhân dântiếng được dựng lên như chôngQuy Điền, tháp Báo Thiên,….Thương nghiệpBuôn bán trong và ngoài nướcChơ mọc lên ngày càng nhiều.được mở mang. Vân Đồn là nơiKinh thành Thăng Long có 61buôn bán sầm uấtphường.Câu 22: So sánh ruộng tư dưới trời Trần có gì khác với thời Lý?- Thời Lý: Ruộng tư có nhiều hình thức: Ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc- Thời Trần ruộng tư của địa chủ ngày càng nhiều.Câu 23: Em có nhận xét gì về trang bị,vũ khí quân đội thời Trần ?Có nhiều binh chủng, thủy binh, tượng, kị binh, được trang bị nhiều loại vũ khí ..., thườngxuyên luyện tập. Phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc ta.Câu 24: Nhận xét của em về cách thức tổ chức quân đội thời Trần:- Quân đội được xây dựng hoàn chỉnh quy củ hơn thời Lý- Quân đội được củng cố vững chắc.- Nhà Trần xây dựng được một đội quân hùng mạnhCâu 25: Chủ trương phát triển nông nghiệpNông nghiệp được nhà nước quan tâm như sửa chữa đắp đê, đào kênh mương..., nông dâncố gắng tích cực cày cấy. Các chủ trương của nhà Trần rất phù hợp kịp thời với việc phát triểnnông nghiệpCâu 26: Liên hệ tình hình buôn bán trong và ngoài nước của nước ta hiện nayNgày nay nhà nước ta có rất nhiều chủ trương để phát triển nền kinh tế nước nhà. Đặc biệttrong buôn bán trao đổi với nước ngoài cũng được trú trọng quan tâm, năm 2007 Việt Namchính thức ra nhập WTO nhằm giảm giá thành đầu vào cho sản xuất. Đây là cơ hội cho nướcta giao lưu buôn bán trao đổi với các nước trong khu vực ĐNA và một số khu vực thuộc cácchâu lục khác.* GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC.-GV: Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức thảo luận nhóm.- HS: Nghe, trả lời câu hỏi, thảo luậnXÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Mục tiêua. Về kiến thứcNhững nét chính về tổ chức quân đội thời Trần [quy củ hơn thời Lý], nông nghiệp[ đắp đê, khai hoang], thủ công nghiệp [hình thành các phường hội ở Thăng Long, thươngnghiệp [hình thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán]b. Về kỹ năngLàm quen với phương pháp so sánh, miêu tả kênh hình.c. Về thái độBồi dưỡng lòng yêu nước tự hào dân tộc đối với công cuộc XD đất nước và phát triển đấtnước dưới thời Trầnd. Năng lực- Tự học, tư duy- Giải quyết vấn đề- Hợp tác- Phân tích, so sánh nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, vận dụng, liên hệ, khai thác kênhchữ, kênh hìnhe. Phẩm chấtTự học, rèn luyện và nâng cao kiến thức của bài.2. Chuẩn bị của Gv & Hsa. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu; Sọan giảng; Tranh ảnh tư liệu liên quan tới thànhtựu TCN thời Trầnb. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK3. Tiến trình thực hiện chủ đềNgày soạn:Ngày giảng:CHƯƠNG III NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN [THẾ KỈ XIII- XIV]Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIIITiết 23 II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.Hoạt động 1: Hoạt động khởi động- Mục đích của hoạt động:+ Giúp HS nhớ được nội dung bài cũ.+ Tạo cho học sinh có hứng thú trước khi vào nội dung bài mới.- Nội dung hoạt động:a. Kiểm tra bài cũ:* Câu hỏi:1, Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?2, Bộ luật thời nhà Trần có tên là gì?A. Quốc triều hình luậtB. Hình thưC. Hồng ĐứcD. Cả A, B, C* Đáp án:1. - Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủtrung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ,huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.- Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viên, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồnđiền sứ,- Cả nước chia lại thành 12 lộ- Các qúy tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp.2. Đáp án Ab. Đặt vấn đề vào bài mới:GV dẫn dắt nội dung để hướng Hs vào bài mới:Sau khi thành lập nhà Trần đã củng cố XD bộ máy chính quyền PK trung ương tập quyền,ban hành bộ luật mới và nhà Trần còn XD quân đội và phát triển kinh tế NTN…ta tìm hiểuphần II.- Phương pháp, kĩ thuật tổ chức:+ GV ra câu hỏi, hs trả lời lý thuyết+ Thuyết trình- Thời gian và hình thức hoạt động:+ Thời gian: 4’+ Hình thức tổ chức hoạt động: Trên lớp.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới- Mục đích hoạt động: HS nhớ và hiểu được nội dung của bài- Nội dung hoạt động: [Giáo án]Hoạt động của GV và HS?Nội dung ghi bảng1. Nhà Trần xây dựng quân đội vàcủng cố quốc phòngSau khi lên thay nhà Lý nhà Trần đã làm gì đểcai quản đất nước?H Ổn định Chính trị, XH, xây dựng chính quyềnmới. Tổ chứ lại quân đội và củng cố quốcphòng.* Quân đội:?Vì sao mới thành lập nhà Trần lại quan tâm tớiviệc XD quân đội và củng cố quốc phòng?Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm.H Chính quyền nhà Trần mới được thành lập?Quân đội của nhà Trần được tổ chức như thếnào?H Quân đội gồm có:+ Cấm quân [đạo quân bảo vệ kinh thành, triềuđình và nhà vua]- Quân đội gồm có:+ Quân ở các lộ+ Cấm quân [đạo quân bảo vệ kinhthành, triều đình và nhà vua]? Thế nào là cấm quân? Thế nào là quân ở các lộ? + Quân ở các lộ.Dựa vào SGKH - Cấm quân được tuyển chọn từ những trai trángkhoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần [Tức Mặc,Nam Định].G - Quân các lộ đồng bằng gọi là chính binh, ởmiền núi gọi là phiên binh.?Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanhniên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấmcung?H Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triềuchính, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua, hoàngthành, triều đình.?Ngoài ra quân đội họ Trần còn có những bộphận nào?H TL?Quân nhà Trần đựơc tuyển dụng theo chínhsách, chủ trương nào?H Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, + Ở làng xã có hương binh.Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.+ Quân của các vương hầu.- Quân đội được tuyển theo chínhsách: “ ngụ binh ư nông”, Chủcho quân trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ,chiến, thì không cốt đông”lính. Thế - Xây dựng tinh thần đoàn kế.? Hiểu thế nào là “ Ngụ binh ư nông” ?H “ Khi trong nước không có việc thìlính về làm ruộng; khi có việc chinhhết thảy mọi người dân đều là quânquân cường thịnh”[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]Em hãy giải thích Chủ trương “Quân lính cốt? tinh nhuệ, không cốt đông” ?H Quân lính đủ số lượng nhưng phải là quân tinhnhuệ, tài giỏi, chứ không cần đông, nhiều màkhông có chất lượng.? Những chính sách và chủ trương đó có tác dụnggì?H - Chính sách “Ngụ binh ư nông”" có thể huyđộng 1 lực lượng lớn khi có chiến tranh, toàndân là lính, xây dựng được khối đoàn kết giữakinh tế với quốc phòng, sản xuất nông nghiệpvới các tổ chức vũ trang- Chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ khôngcốt đông”: Lực lượng quân đội tinh nhuệ, thiệnchiếnG HD HS quan sát H.27 SGK. Quan sát bức ảnhtừ trái sang phải.? Trong bức ảnh có những gì ?H Một chiến binh và voi chiến.?Hình vẽ nói lên điều gì về tình hình đất nước tathời đó?H Nước ta luôn bị nạn ngoại xâm đe dọa, nhândân ta phải thường xuyên luyện tập võ nghệ,sẵn sàng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.?Qua hình vẽ em có nhận xét gì về trang bị, vũkhí quân đội thời Trần?H Nhiều binh chủng, thường xuyên luyện tập.phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc taMô tả lại bức tranh.? Quân đội được học và luyện tập ntn?H Được học tập binh pháp và luyện hập võ nghệ.? Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần ?H - Hoàn chỉnh quy củ.- Quân đội được củng cố vững chắc.- Nhà Trần xây dựng được một đội quân hùngmạnh.?So sánh quân đội nhà Trần có gì giống và khácso với thời Lý?H Thảo luận theo bàn 1’- Gống: quân đội gồm 2 bộ phận được tuyển- Học tập binh pháp và luyện tập võnghệ.chọn theo chính sách ngụ binh ư nông.- Khác:+ Thời Lý: Cấm quân được tuyển chọn từnhững thanh niên khỏe mạnh ở trong cả nước.+ Thời Trần: Cấm quân tuyển chọn nhữngngười khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần quânđội theo chủ trương “Cốt tinh nhuệ không cốtđông”.?Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì?H Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm * Quốc phòng:yếu.Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việcphòng bị ở các nơi này.?Dựa vào quân đôi thời Trần em có thể liên hệvới quân đội thời nay?Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùnghiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.G * Liên hệ : Ngày nay chúng ta sống trong thờihòa bình nhưng ở những vùng biên giới hayngoài các quần đảo xa đất liền nhà nước ta vẫnbố trí lực lượng canh gác để bảo vệ đất nước vàquân đội thường xuyên được luyện tập thể hiệnqua các đợt học tập, tổ chức diễn tập cho bộ đội,Đoàn viên TN, DQTV….?Để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốcphòng nhà Trần còn làm gì nữa ?H Thực hiện nhiều chủ chương, biện pháp nhằm 2. Phục hồi và phát triển kinh tếphục hồi, phát triển KT.?Nhà Trần đã thực hiện những chủ trương gì đểphát triển nông nghiệp ?- Nông nghiệp:HĐẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, đắp đêphòng lụt, nạo vét kênh.+ Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang,? Nhà Trần đặt chức quan gì để chuyên trông coi đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vétviệc sửa chữa, đắp đê ?kênh.H - Hà đê sứ.G - Đê được nhà Lý quan tâm đắp nhưng chưa có + Đặt chức Hà đê sứ trông coi, đốcquy hoạch quy mô, nhiều lần nước vẫn tràn vào thúc việc đắp đê.kinh thành. Năm 1238 và 1243, nước lại trànvào cung điện. Năm 1248, Trần Thái Tông lậpra cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ tráchđê điều tại các lộ phủ. Việc đắp đê thực hiệnsuốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn nướclũ tràn ngập, gọi là đê Đỉnh nhĩ [còn gọi là đêQuai vạc]- Đắp đê Quai vạc được xem là bước ngoặt tolớn trong lịch sử thủy lợi Việt Nam. Triều đìnhtrực tiếp tổ chức đắp đê trên các triền sông vàcó cơ quan chuyên trách chỉ đạo quản lý đêđiều. Triều đình đã bỏ ra nhiều tiền của chocông trình này, đoạn đê nào lấn vào ruộng đất tưnhân thì được đền bù. Hiện nay nhiều địaphương ven sông Hồng vẫn còn đê quai vạc.- Việc đắp đê quai vạc không chỉ thực hiện ởđồng bằng sông Hồng mà còn thực hiệntại Thanh Hóa, Nghệ An.- Vua đi thân chinh và huy động cả học sinhtrường Quốc Tử Giám.Bên cạnh đó việc nạo vét kênh đào được chútrọng để đảm bảo giao thông tưới tiêu ho đồngruộng .“Năm 1266, nhà Trần cho phép các vương hầu,công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập nhữngngười phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tìđể khai khẩn ruộng hoang,lập điền trang.Vương hầu có điền trang từ đấy.”[Đại Việt sử kí toàn thư]Vương hầu: Anh, em, con cháu nhà vuaĐiền trang: Ruộng tư của vương hầu do khaihoang mà có.G Liên hệ:Hãy giải thích hiện nay để nông nghiệp pháttriển, đồng lúa không bị ngập lụt nhà nước ta cóbiện pháp gì?Xây dựng kênh mương, nạo vét kênh, đắp đêphòng lụt, trồng rừng, chống phá rừng, xâydựng các trạm bơm nước, sửa chữa đê thườngxuyên,...?Nhận xét gì về những chủ trương phát triểnnông nghiệp của nhà Trần?HNông dân được quan tâm, cố gắng tích cực càycấy. Các chủ trương của nhà Trần rất phù hợpkịp thời với việc phát triển nông nghiệp? Nêu các loại hình thủ công nghiệp thời kì này?H TCN nhà nướcTCN trong nhân dân? TCN nhà nước và TCN trong nhân dân chuyên =>Nông nghiệp nhanh chóng phụcsản xuất những gì?hồi và phát triển.H TCN nhà nước: đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khíTCN trong nhân dân: đúc đồng, làm giấy, khắc - Thủ công nghiệp:ván in,...?Hướng dẫn HS xem hình 28Trong ảnh là vật dụng gì ?H Ấm gốmCác xưởng thủ công của nhà nước và? Miêu tả hình dáng, hoa văn trang trí trên ấm nhân dân được phục hồi và phát triểngốm?các nghề như đồ gốm, chế tạo vũ khí,H Kiểu dáng to, khỏe, phóng khoáng. Trang trí đúc đồng, làm giấy,...hoa văn theo lối khắc vẽ thành đường viền.G Miêu tả lại.?Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệpthời kì này?H Đang từng bước khôi phục và phát triển mạnh,trình độ ngày càng cao.Liên hệ:? Kể tên một số làng nghề thủ công truyền thồngmà em biết? Ở địa phương em có nghề thủ côngtruyền thống nào?H - Ngày nay có rất nhiều làng nghề khác nhaulàm gốm, làm giấy,... vẫn được lưu truyền nhưlàm gốm ở Phù Lãng [Bắc Ninh], Bình Dương,Bát Tràng [HN], Dệt lụa [Hà Đông – HN], ....G - Liên hệ địa phương? Tình hình thương nghiệp dưới thời Trần ntn ?H Các làng xã mọc lên nhiều nơi, kinh thànhThăng Long đã có tới 61 phố phường hoạt độngtấp nập.? Buôn bán với nước ngoài thì ntn ?H Việc buôn bán với nước ngoài phát triển“Thuyền bè nước ngoài đến tụ hội ở đây [HộiThống, Vân Đồn], mở chợ ngay trên thuyền.G Cảnh buôn bán thật là thịnh vượng”[An Nam tức sự]- Vân đồn nằm ở phía Đông Nam vịnh Hạ Long[thuộc tỉnh Quảng Ninh]. Đây là cảng ngoạithương đầu tiên của nước ta .- Là nơi có vị trí tự nhiên thuận lợi để thuyền bèqua lại, trú đỗ nằm trên trục hàng hải từ TrungQuốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.? Em hãy so sánh tình hình kinh tế thời nhà Trầnvới thời nhà Lý có điểm gì giống và khácnhau ?H * Giống nhau: - Nhà nước quan tâm phát triểnkinh tế- Ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thươngnghiệp được chú trọng và phát triển* Khác nhau:Thời LýThời TrầnNông- Tổ chức lễ - Đẩy mạnhnghiệp cày tịch điền, công cuộckhuyếnkhẩn hoang,khích khaiđắp đê phònghoang, đàolụt. Đặt chứckênh mương, Hà đê sử đểcấm giết hại trông coi, đốctrâu bòthúc việc đắp- Nhiều năm đê.mùa màng- NN nhanhbội thuchóng phụchồi và pháttriển.ThủCác nghề thủ Xuất hiệncôngcông truyền xưởng thủnghiệp. thống PT, có công của nhànhiều côngnước và nhântrình nổidân.tiếng đượcdựng lên như- Thương nghiệp:+ Chợ mọc lên ngày càng nhiều ở cáclàng xã. Ở kinh thành Thăng Long,bên cạnh Hoàng thành, đã có 61phường.+ Buôn bán với nước ngoài cũng pháttriển nhất là ở cảng Vân Đồn [QuảngNinh].chông QuyĐiền, thápBáo Thiên,….Thương Buôn bánnghiệp. trong vàngoài nướcđược mởmang. VânĐồn là nơibuôn bánsầm uất.Chơ mọc lênngày càngnhiều. Kinhthành ThăngLong có 61phường.?Liên hệ: [Bắc yên]Qua thông tin đại chúng, sách báo, em dánh giátình hình buôn bán trong và ngoài nước củanước ta hiện nay?H Ngày nay nhà nước ta có rất nhiều chủ trươngđể phát triển nền kinh tế nước nhà. Đặc biệttrong buôn bán trao đổi với nước ngoài cũngđược trú trọng quan tâm, năm 2007 VN chínhthức ra nhập WTO nhằm giảm giá thành đầuvào cho sản xuất. Đây là cơ hội cho nước tagiao lưu buôn bán trao đổi với các nước trongkhu vực ĐNA và một số khu vực thuộc cácchâu lục khác.- Phương pháp, kĩ thuật tổ chức:+ Vấn đáp+ Thuyết trình+ Thảo luận nhóm- Thời gian và tổ chức hoạt động:+ Thời gian: 37’+ Hình thức tổ chức hoạt động: Trên lớp.c. Hoạt động thực hành- Mục đích hoạt động: Giúp HS hệ thống lại được toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học- Nội dung hoạt động: Hs làm bài tậpBài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “…ngụ binh ư nông….” và theochủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không...cốt đông…”, xây dựng tinh thần đoàn kết trongquân đội. Quân đội nhà Trần được học tập …binh pháp…và luyện tập…võ nghệ….. thườngxuyên.Bài 2: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?A. Đồn điền sứB. Hà đê sứC. Đắp đê sứD. Khuyến nông sứ- Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động:+ Thời gian: 2’+ Hình thức tổ chức hoạt động: Trên lớp, dưới dạng HS làm bài tập vào phiếu học tậpd. Hoạt động ứng dụng- Mục đích hoạt động: Giúp HS hệ thống lại được toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học- Nội dung hoạt động: Làm các bài tập còn lại trong sách bài tập lịch sử- Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động:+ Thời gian: không giới hạn+ Hình thức tổ chức hoạt động: Ở nhàe. Hoạt động bổ sung- Mục đích hoạt động: Mở rộng thêm kiến thức cho HS- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu thêm về một số tài liệu, hình ảnh về nhà Trần ở thế kỉXIII và so sánh với thời Lý và ngày nay- Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động:+ Thời gian: không giới hạn+ Hình thức tổ chức hoạt động: Ở nhà* Hướng dẫn Hs tự học bài ở nhà- Về nhà học bài- Làm bài tập còn lại- Đọc và tìm hiểu bài 14* Rút kinh nghiệm. [Thời gian sau giờ giảng]Ưu điểm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Nhược điểm:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề