Vì sao chứng khoán lao dốc

Gần 180 mã giảm sàn, chứng khoán tiếp đà lao dốc

Áp lực bán lại tăng mạnh vào giữa phiên chiều. Bất chấp nỗ lực hồi phục của nhóm VN30, VN-Index vẫn tiếp tục rơi mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13,9 điểm [-0,96%] xuống 1.438,94 điểm với135 mã tăng, 339 mã giảm. Trong đó, có tới 90 mã giảm sàn. Số lượng mã cổ phiếu giảm kịch sàn đã giảm so với hôm qua nhưng tiếp tục là một con số lớn.

UPCoM-Index giảm 1,89 điểm [-1,73%] xuống 107,47 điểm. Riêng chỉ số sàn HNX cắm đầu giảm tới 24,13 điểm, tương đương mức 5,42%, xuống 421,21 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 197 mã giảm [59 mã giảm sàn] và 35 mã đứng giá. Dù số mã giảm sàn ít hơn nhưng đều là các cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn và tác động mạnh đến diễn biến chỉ số chung.

Sắc đỏ lan rộng, chứng khoán Việt Nam tiếp tục lao dốc

Ba cổ phiếu CEO, L14 và THD đồng loạt giảm 10%. Nhóm này đã tăng “nóng” ở giai đoạn trước và là động lực chính đưa HNX-Index tăng phi mã cả năm qua. Các đầu tàu từng kéo chỉ số sàn HNX tăng nay lại là tội đồ đẩy HNX-Index lao dốc. Các cổ phiếu kéo HNX-Index giảm mạnh nhất phiên này còn có NVB, SHS.

Trên sàn HoSE, nhóm cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung gồm VHM, GVR, VIC, HPG, DIG. Ở chiều ngược lại, dòng ngân hàng lại là điểm sáng nâng đỡ chỉ số. VCB tiếp tục là cổ phiếu góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index. Dù vậy, sắc đỏ áp đảo đã khiến chỉ số sàn HoSE chưa thể lấy lại sắc xanh.

Theo nhiều chuyên gia, áp lực bán giải chấp đang mạnh lên, nhất là các cổ phiếu đã liên tục giảm sàn tuần qua. Thậm chí nhiều cổ  phiếu khác bị vạ lây do cổ phiếu giảm sàn nhưng mất thanh khoản không thể bán giải chấp. Trên ba sàn, số lượng mã chứng khoán đóng cửa giảm kịch biên độ vẫn ở mức cao, lên tới 176 mã. Trong đó, nhiều cổ phiếu tiếp tục “trắng bên mua” với dư bán sàn lớn như nhóm cổ phiếu FLC, CII... Sau một tuần bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sáng nay đã công bố quyết định xử phạt đối với ông Trịnh Văn Quyết với mức phạt hành chính tối đa [1,5 tỷ đồng], cùng đó là hình phạt bổ sung, đình chỉ giao dịch 5 tháng. Cơ quan quản lý còn cho biết đang tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng xử lý vụ việc.

Số lượng các mã tăng kịch biên độ đếm trên đầu ngón tay. Hai cổ phiếu ngành phân bón là DPM và DCM bất ngờ tăng trần sau chuỗi ngày giảm theo xu hướng chung của thị trường.

Thanh khoản èo uột, điểm sáng giao dịch khối ngoại

Giá trị giao dịch trên ba sàn phiên 18/1 giảm mạnh còn 27.444 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh là 24.642 tỷ đồng, giảm 29% so với phiên trước. Dù các nhà đầu tư nhìn chung đnag giao dịch dè dặt hơn, thanh khoản ở một số cổ phiếu lại được cải thiện khi rơi xuống vùng giá thấp. Giá trị giao dịch cổ phiếu HPG tăng lên 947 tỷ đồng khi giá rơi xuống chạm mốc 44.000 đồng/cổ phiếu. STB tiếp tục giữ vị trí quán quân về giá trị giao dịch trong phiên [1.327 tỷ đồng] và cũng là cổ phiếu duy nhất phiên này đạt mức thanh khoản nghìn tỷ đồng.

STB cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất các phiên gần đây với 137 tỷ đồng giải ngân ròng riêng phiên nay. Ngoài ra, một số cổ phiếu cũng được mua ròng giá trị  lớn như SSI, VCB, VNM, DPM… Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của Ngân hàng Sài gòn Công Thương [SGB] bất ngờ bị khối ngoại bán ròng thu về 309 tỷ đồng.

Dù ghi nhận giao dịch bán đột biến này, khối ngoại vẫn mua ròng tới 597 tỷ đồng phiên hôm nay. Trên sàn HoSE, giá trị mua của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 2.352 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với bình quân các phiên qua.  

Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong bối cảnh áp lực bán tăng trở lại đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt nhóm cổ phiếu đầu cơ. Sự thận trọng cùng với tình trạng thiếu thông tin khiến dòng tiền rút ra lớn.

Áp lực bán tăng mạnh ngay trong sáng 24/1 và mạnh lên vào buổi chiều. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị bán ra ồ ạt và đồng loạt giảm sâu. Nhiều mã vừa hồi phục chút ít cuối tuần trước sau chuỗi ngày giảm sàn nay tiếp tục trở lại với đà giảm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản và “họ FLC” rơi vào tình trạng bán tháo chiều 24/1 với nhiều mã giảm sàn như Tập đoàn FLC [FLC] của ông Trịnh Văn Quyết, “trùm đất Thủ Thiêm” CII, Quốc Cường Gia Lai [QCG] của mẹ ông Nguyễn Quốc Cường [QCG], Sacomreal [SCR] của ông Đặng Hồng Anh...

Cổ phiếu đầu cơ giảm sâu, thị trường lao dốc tuấn giáp Tết

Nhóm cổ phiếu chứng khoán vừa và nhỏ cũng giảm mạnh, trong đó nhiều mã giảm sàn như Chứng khoán Thiên Việt [TVS], Chứng khoán VIX [VIX], Chứng khoán Agribank [AGR]...

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chìm trong sắc đỏ và gây áp lực đáng kể lên VN-Index như Tập đoàn Bảo Việt [BVH], Tập đoàn FPT, Tập đoàn Cao su [GVR], Masan [MSN], Thế Giới Di Động [MWG], Bất động sản Phát Đạt [PDR], Vinhomes [VHM], Vingroup [VIC], VietJet [VJC], Vinamilk [VNM]...

Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng, qua đó giúp thị trường bớt giảm sâu.

Trong tuần trước, thị trường chứng khoán biến động tiêu cực với một đợt điều chỉnh giảm mạnh, ảnh hưởng từ 2 cú sốc Tân Hoàng Minh xin rút, bỏ cọc vụ đầu thấu đất giá 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

VN-Index giảm mạnh gần đây.

Tới 14h20 phiên giao dịch 24/1, chỉ số VN-Index giảm gần 40 điểm xuống 1.433 điểm. HNX-Index giảm gần 16 điểm xuống sát ngưỡng 400 điểm. Upcom-Index giảm 2,7 điểm xuống dưới 107 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch 24/1, chỉ số VN-Index giảm 33,18 điểm xuống 1.439,71 điểm. HNX-Index giảm 17,08 điểm xuống 400,76 điểm. Upcom-Index giảm 3,02 điểm xuống 106,68 điểm. Thanh khoản đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, trong đó HOSE có hơn 24,5 nghìn tỷ đồng.

Theo VCBS, thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn giằng co và không có xu hướng rõ ràng trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ.

Còn theo BSC, thị trường đang dần bình ổn lại sau nhịp bán mạnh tại các cổ phiếu nóng. VN-Index dự báo sẽ tích lũy tạo nền quanh 1.475 điểm và sẽ trở lại kiểm tra 1,500 điểm sau kỳ nghỉ Lễ.

M. Hà

Áp lực bán tiếp tục tăng cao đè nặng lên toàn bộ thị trường, khiến đa số cổ phiếu giảm mạnh. Chỉ số VN-Index hướng về dưới ngưỡng 1.440 điểm.

Những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] khiến các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo tài sản rủi ro. Thị trường chứng khoán và tiền mã hóa chìm trong sắc đỏ.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap, giá Bitcoin tiếp tục đà trượt giá mạnh. Hôm 22/1 [theo giờ Việt Nam], đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tuột giá 6,82% so với ngày trước đó xuống 36.300 USD/đồng.

Hôm 21/1, giá Bitcoin đã lao dốc một mạch từ ngưỡng cao trong ngày 43.300 USD/đồng xuống hơn 38.000 USD/đồng. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin bị thu hẹp còn 688 tỷ USD, chính thức mất mốc 700 tỷ USD.

Trong vòng bảy ngày qua, giá Bitcoin đã lao dốc hơn 15%. Đà giảm giá của Bitcoin kéo tụt giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa xuống còn 1.690 tỷ USD, giảm 7,94% so với một ngày trước đó.


Giá Bitcoin tiếp tục đà giảm mạnh. Ảnh: CoinMarketCap.

Hai nỗi lo

Các đồng tiền mã hóa khác cũng đồng loạt lao dốc. Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới - hiện được giao dịch quanh mức 2.500 USD/đồng, sụt giảm 10,91% so với 24 giờ trước đó.

Còn trên sàn giao dịch Phố Wall, các chỉ số chính đều lao dốc mạnh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 1,3%, tương đương 450,02 điểm, xuống còn 34.265,37 điểm.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng giảm lần lượt 1,89% và 2,72%. Đây là tuần giảm mạnh nhất của S&P 500 và Nasdaq kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Riêng S&P 500 đã chứng kiến tuần giảm thứ ba liên tiếp. So với hồi đầu tháng, chỉ số mất tới 8,3% giá trị.

“Phố Wall đã không còn tranh luận về việc nên chuyển từ cổ phiếu công nghệ sang cổ phiếu chu kỳ [những cổ phiếu biến động theo xu hướng của nền kinh tế nói chung]. Thay vào đó, thị trường ồ ạt bán tháo tất cả”, chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda [có trụ sở ở London] bình luận với Zing.

“Chứng khoán Mỹ đã trải qua một ‘chuyến tàu lượn siêu tốc’ kinh hoàng”, vị chuyên gia bình luận.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá cổ phiếu Netflix bay hơi 22% sau khi công bố dự báo về mức sụt giảm lượng khách hàng đăng ký dịch vụ.

Theo ông, các nhà đầu tư Phố Wall có hai nỗi lo lắng lớn. “Thứ nhất, áp lực lạm phát dường như không sớm biến mất và có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] sẽ trở nên quá mạnh tay trong việc thắt chặt các chính sách tiền tệ”, ông Moya nhận định.

Một nỗi lo ngại khác là kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dường như đã quá cao và kích hoạt đà bán tháo. “Rủi ro địa chính trị cũng đang ‘đổ thêm dầu’ vào áp lực bán”, ông Moya nhận định.

Theo dữ liệu mới nhất, chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tháng 12/2021 của Mỹ đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/1982. Lạm phát tăng cao làm gia tăng chi phí hộ gia đình, ăn mòn tiền lương, gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và FED.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, thước đo lạm phát lõi - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng - cũng tăng 5,5% trong tháng 12, đánh dấu mức kỷ lục trong vòng nhiều thập kỷ.

Bitcoin ở vùng nguy hiểm

Giới quan sát tin rằng FED sẽ nâng lãi suất nhiều lần trong năm 2022. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo FED có thể nâng lãi suất 4 lần, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 và bắt đầu cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán kể từ tháng 7.

Một số nhà kinh tế lo ngại rằng FED đã hành động quá muộn để ngăn chặn lạm phát. Điều đó có thể buộc cơ quan này phải đưa ra những động thái quyết liệt hơn trong thời gian tới và gây tổn hại tới nền kinh tế.

Giới quan sát bắt đầu lo ngại rằng Fed có thể chọn sai thời điểm thắt chặt chính sách. Điều đó khiến cơ quan này tập trung vào giải quyết vấn đề ổn định giá cả thay vì thúc đẩy thị trường việc làm.

"Cần chuẩn bị cho nguy cơ FED đưa ra một chính sách sai lầm", bà Kristina Hooper - Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của Invesco - nhận định.

Còn tiền mã hóa đã nhanh chóng chuyển từ một đợt điều chỉnh giảm sang cú rơi đột ngột. “Giá Bitcoin lao dốc khi các nhà đầu tư vội vàng loại bỏ những tài sản rủi ro ra khỏi danh mục đầu tư sau khi cổ phiếu trượt giá mạnh”, vị chuyên gia tại Oanda giải thích.

Một rủi ro khác đối với Bitcoin là cuộc họp chính sách Ủy ban Thị trường mở Liên bang [FOMC] vào tuần tới. FOMC là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED. Những quyết định của FOMC sẽ ảnh hưởng tới lãi suất và các biến số kinh tế.

“Nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào cuộc họp diễn ra trong tuần tới”, ông Moya chia sẻ. “Các tài sản rủi ro đã bị giáng đòn mạnh. Đà bán càng tăng nhanh sau khi Bitcoin tuột giá xuống dưới ngưỡng 40.000 USD/đồng”, ông nói thêm.

Theo vị chuyên gia, Bitcoin vẫn đang nằm trong vùng nguy hiểm. “Sau khi lao dốc xuống dưới mức 37.000 USD/đồng, Bitcoin có thể giảm còn 30.000 USD/đồng”, ông Moya cảnh báo.

Tác giả: Thảo Phương

Video liên quan

Chủ Đề